HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN
Kẻ mắc tội lại không hề bị tội
Danh thần ngang ngạnh đụng độ với vua.

    
ưa Lý Phất đi đánh đòn!
Câu ra lệnh này như một cái lệ, thực ra không ai chấp hành đốới Lý Phất. Nhìn người mang dụng cụ xử phạt lui ra, Cao Kỳ Trác nói với Lý Phất:
- Thay đổi lớn thật, hôm qua vừa là thượng khách, hôm nay đã ngồi tù. Cũng qua ba năm mà mới có cục diện như hôm nay, thực tại cũng có thể khiến người ta cảm khái. Đã như thế, kính xin Phất huynh bỏ qua cho những khó xử của anh em. Phần xét hỏi huynh có thể phân trần được, sau kết luận sơ thẩm tất nhiên hoàng thượng còn có ân chỉ, cho nên xin nói với huynh chúng tôi cũng chỉ là cỏ rác!
Đó là lời của lão quan Đại Lý Tự, Cao Kỳ Trác nói rất thành khẩn, khiến Tôn Gia Kiềm cũng thấy xúc động.
Lô Tòng Chu tiếp lời:
- Hôm nay truyền huynh đến đây, cũng là thẩm vấn huynh, Tạ Tế Thế, Ngũ Đỉnh, Hoàng Chấn Quốc, Lục Sinh Nam kết đảng hãm hại Điền Văn Kính. Chúng tôi chỉ thẩm tra rõ để kết luận, còn định tội gì, các người là những người thân phận cao, ngoài việc y luật định tội, còn phải giao cho lục bộ nghị tội, tự hoàng thượng sẽ quyết định!
- Phạm quan vạch tội Điền Văn Kính là đúng. Cho đến lúc này phạm quan cũng cảm thấy trong lời vạch tội, không có từ nào vu oan, giá họa. - Lý Phất quỳ dài trên đất nhìn chằm chằm bốn người trên công đường nói: - Còn từ "kết đảng" phạm quan cũng không rõ ý nghĩa thế nào? Tạ Tế Thế là bạn học của tôi, ông ta cũng là quan lớn của triều đình, cũng vạch tội Điền Văn Kính. Đó là quyền của ông ta. Nếu tôi có nói sai, bản thân tôi tự thấy đắc tội!
- Sau khi ngươi trở về Kinh đã cùng Tạ Tế Thế, Ngũ Đỉnh uống rượu ở lầu Cao Hưng để bàn bạc việc gì? - Lô Tòng Chu đập mạnh tay xuống bà
- Bẩm đại nhân! - Lý Phất vẫn quỳ như trước nói bằng giọng bình tĩnh: - Hoàng Chấn Quốc oan uổng, phạm quan nghe viên ngoại bộ Hình Trần Ngọc Hải nói. Hoàng Chấn Quốc tuy là bạn học của phạm quan, nhưng không có lúc nào cùng nhau uống trà hay trò chuyện. Dân phủ Tín Dương chăm chỉ, năm Ung Chính thứ 4 Điền Văn Kính có báo cáo khác thường. Năm Ung Chính thứ 5 Hoàng Chấn Quốc được khen thưởng, thăng cấp. Phạm quan nói Hoàng Chấn Quốc thanh liêm, là có căn cứ. Điền Văn Kính dùng tên phỉ Trương Cầu tức là tự vạch tội mình. Phạm quan vạch tội ông ta dùng tên phỉ Trương Cầu hãm hại người thanh liêm thì có gì sai? Lúc uống rượu ở lầu Cao Hưng, phạm quan nói Điền Văn Kính chà đạp lên đám học trò, là người hay thù vặt. Tạ Tế Thế, Ngũ Đỉnh cũng cho là như thế nhưng chúng tôi không nói đến việc vạch tội. Lúc đó Trần Ngọc Hải cũng ở đó, hãy truyền hỏi ông ta thì biết!
Lô Tòng Chu nhìn Lý Phất thao thao bất tuyệt thì thấy khó mà kết tội ông ta, liền hỏi:
- Ngươi nói Hoàng Chấn Quốc là người giỏi chịu đựng, hiện giờ thu thập trong nhà ông ta được khoảng hai vạn lạng vàng, lại khách khứa ra vào lu bù, biếu quà cáp, còn có thể nói gì được nữa?
Lý Phất đáp:
- Hoàng Chấn Quốc và tôi cũng chẳng có quan hệ sâu sắc. Nếu những lời trên là sai, Lý Phất này khó mà thừa nhận được!
Cao Kỳ Trác gằn giọng hỏi:
- Ngươi và Ngũ Đỉnh cùng đỗ tiến sĩ một năm, Tạ Tế Thế là học trò của ngươi. Rõ ràng Hoàng Chấn Quốc nói nhiều điều không đú Điền Văn Kính ở Tín Dương là do ngươi về Kinh họp nhắc lại, bí mật bàn bạc, tố cáo. Lục Sinh Nam là người Quảng Tây, là đồng hương với Tạ Tế Thế. Ngươi lại từng làm tuần phủ Quảng Tây trong nửa năm, hà tất không cùng Lục Sinh Nam, Tạ Tế Thế lập vây cánh. Nay việc đã bại lộ còn nói gì được nữa?
Lý Phất chống hai tay xuống đất, ngửa mặt lên nói:
- Cao công cũng là người học rộng, biết nhiều. Ngài cùng Lý Vệ làm việc ở phủ Thành Đô, sau lại được Lý Vệ tiến cử làm quan. Chẳng phải vào năm Ung Chính thứ ba ngài đã vạch tội Lý Vệ là "bất học vô thuật", có thể chứng minh được ngài và Lý Vệ sau đó lại thông đồng với nhau hãm hại Lý Phất không? Lô Tòng Chu là người nhà Ngạc Nhĩ Thái. Tạ Tế Thế từng dâng biểu nói việc Vân Nam không cải tạo đất đai, khơi sông ngòi, kênh rạch. Ngạc Nhĩ Thái thông đồng với Lô Tòng Chu báo thù sao? Ngài không cảm thấy xấu hổ với lời nói của mình sao? Huống hồ tôi trở về nhiệm sở, đi qua Lộ Dương gặp Điền Văn Kính ở đó, kỳ thực không gặp Hoàng Chấn Quốc sao có thể câu kết với Hoàng Chấn Quốc mưu hại Điền Văn Kính được?
Cao Kỳ Trác bị Lý Phất vặn cho đến xấu hổ, sau một lúc trấn tĩnh bèn cười nói:
- Đúng là một người lý luận giỏi. Đã nói không đến Tín Dương sao ngươi lại biết vụ án Hoàng Chấn Quốc? Giờ đã có bằng chứng ông ta ăn hối lộ, ngươi đã hiểu sai lời người ta nói, tự cảm thấy đắc tội.
- Đại nhân hỏi vậy nếu phạm quan xin lãnh tội thì khỏi phải nói nhiều nữa!
Lúc này hai bên hỏi đáp đều căng thẳng. Cao Kỳ Trác vừaệnh dẫn Tạ Tế Thế ra vừa nói với Lý Phất:
- Biến đổi lớn khiến hiện giờ ngươi không biết được bản thân sẽ ra sao, cần phải suy nghĩ kỹ càng tuân theo thánh ý. Ngươi có chỗ sai, có thể phản cung chối tội, nếu như có ý tạ tội, Đại Lý Tự có thể tường trình giúp!
- Sao có thể nói Điền Văn Kính là người tốt?
Lý Phất nói không nghĩ, đứng dậy phất tay áo bỏ đi, vừa đi vừa nói:
- Tờ tâu của ta cũng chỉ đính chính tội của Hoàng Chấn Quốc. Ông ta đã là tổng đốc Hà Nam. Hoàng Mưu là tri phủ Tín Dương, từng nhiều lần biểu dương Hoàng Chấn Quốc, lẽ nào ông ta lại vô trách nhiệm?
Tiếp theo Tạ Tế Thế được dẫn vào. Ông ta cao hơn Lý Phất một chút, khuôn mặt to trắng trẻo. Trời lạnh mà ông ta chỉ mặc độc một chiếc áo, nhưng được giặt sạch sẽ, râu tóc cũng được chải chuốt gọn gàng. Sau khi vào ông ta rất cẩn thận, cho xõa ít tóc xuống trán, đầu ngẩng cao, lặng lẽ nhìn bốn vị quan lớn xử trên công đường. Vừa nhìn đã biết đó là những vai khó làm nên chuyện. Ông ta làm chức quan nhỏ, bình thường, Cao Kỳ Trác thấy cũng không có mối quan hệ gì. Vì thế Cao Kỳ Trác muốn tỏ rõ khí thế, đập mạnh tay xuống bàn xử án quát:
- Tạ Tế Thế! Ngươi biết tội chưa?
- Không biết.
- Ngươi có tham gia việc vạch tội Điền Văn Kính
- Có!
Tạ Tế Thế nghiêng đầu nghĩ "Việc xảy ra vào tháng Năm năm ngoái!"
- Cái gì, mà sao ta lại không tham gia cơ chứ?
Một câu nói của Tạ Tế Thế chặn đứng Cao Kỳ Trác lại. Tạ Tế Thế là giám sát ngự sử của Đô sát viện, tuy chỉ ở hàng tứ phẩm nhưng là quan nhiều quyền, định tội là việc của ông ta. Ông ta đương nhiên có quyền tham gia vạch tội Điền Văn Kính. Cao Kỳ Trác là người nhanh trí, chuyển giọng nói:
- Ngươi đương nhiên có thể vạch tội, nhưng không thể giữ ý kiến riêng của mình. Ta hỏi ngươi: Ai sai khiến ngươi vạch tội Điền Văn Kính?
- Mạnh Tử sai khiến ta. - Tạ Tế Thế ung dung đáp: - Ta nghiền ngẫm kinh sử, được giáo dục theo đạo Khổng Tử. Từ nghìn xưa chưa có tên nào giống Điền Văn Kính, sao lại không bị người ngay vạch tội?
Ông ta nói một thôi một hồi. Cao Kỳ Trác và Lô Tòng Chu đưa mắt nhìn nhau. Dưới công đường xì xào bàn tán. Tôn Gia Kiềm thấy việc xử Lý Phất như trò hề cho nên lúc này cũng rất chú ý đến Tạ Tế Thế, trong lòng ông ta nghĩ "Người này khí phách cứng cỏi, không thô tục, sao ta lại không sớm biết ông ta nhỉ?"
Đang nghĩ lung tung thì thấy Cao Kỳ Trác cười nhạt nói:
- Ngươi thật to mồm, đọc được mấy cuốn kinh sử viết được mấy bài văn bát cổ mà tự xưng là học trò của Khổng Tử!
- Ta không nói là học trò của Khổng Tử. Các quan hỏi thì phạm quan trả lời là được sự dạy bảo của Khổng Tử. Học vấn của ta không thổ lộ ở phòng án này. Ngươi ngoài việc xem phong thủy, hiệu đính dư đồ, địa đồ, không còn có sở trường gì khác, tự nhiên không thể nói chuyện cùng ta được!
- Ngươi nói năng bừa bãi, thật to gan! Ở công đường ta có quyền dùng đến dụng cụ tra tấn xử lý ngươi!
- Khen ngợi thánh đạo Khổng Tử là chuyện thường tình, có gì là bừa bãi? Ta đọc sách thánh hiền từ nhỏ, viết cũng nhiều sách, "Cổ bản đại học chú" và "Trung dung sơ" đều do ta làm. Ta chỉ biết làm việc trung thực, làm việc bất chính không phải là trung thần.
Cao Kỳ Trác không kìm được tức giận, bình sinh ông ta rất tự hào về công việc của mình. Bị Tạ Tế Thế coi thường, thì làm sao chịu được bèn đập bàn quát:
- Thị hầu đâu?
- Có!
Bọn nha dịch của Đại Lý Tự, từ xưa chưa hề bị kẹt vào thế bị sai bảo đánh quan viên nên vội lên tiếng, quẳng chiếc gậy động kêu đánh "rầm" xuống trước mặt Tạ Tế Thế, nhìn Cao Kỳ Trác chờ phát lệnh thi hành. Cao Kỳ Trác cảm thấy mình hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng không thay đổi được nữa. Cao Kỳ Trác đang dặn dò bọn nha dịch thì Lô Tòng Chu ở bên cạnh đập bàn quát:
- Tạ Tế Thế khai hay không?
Lập tức bọn nha dịch bộ Hình hùa theo:
- Khai mau! Khai mau! Khai mau!
Tạ Tế Thế tuyệt vọng nhìn Hoằng Thời và Tôn Gia Kiềm rồi đột nhiên khóc toáng lên, vừa khóc vừa nói:
- Các ngươi cứ kẹp đi, đánh đi...! Thánh tổ da ơi, ngài hãy mở to mắt nhìn này, những tên quan không ra gì đang dẫm đạp lên cơ nghiệp của con!...
Ông ta vừa hét lên mọi người lập tức đứng đực ra. Vốn năm Ung Chính thứ nhất đã có chỉ, bất cứ trường hợp nào, chỉ cần nêu miếu hiệu Khang Hy thì văn võ bá quan không được ngồi nghe mà phải đứng bất động để tỏ lòng tôn kính vua. Tôn Gia Kiềm đứng dậy đầu tiên, Hoằng Thời cũng vội đứng dậy, Cao Kỳ Trác, Lô Tòng Chu cũng đứng dậy theo. Bọn nha dịch trong công đường không hiểu có chuyện gì cũng đứng đực ra. Tạ Tế Thế cúi đầu, kéo dài chữ "Thánh tổ da" bằng giọng thê thiết kể lể:
- Ngài mới qua đời vài năm mà những người ở đây đã không nhớ lời ngài..Một đời tâm huyết ngài viết được cuốn "Thánh vũ ký" mà nay bọn đại thần đã quên hết những lời dạy bảo của ngài: Bậc thánh không phải là người kỳ quặc, tuy có tài mà không thể dùng, nói năng bừa bãi, quên lời chủ. Đó là lời giáo huấn của Thánh tổ. Điền Văn Kính lẽ nào không phải là viên quan nói năng bừa bãi quên nghĩa chủ? Cao Kỳ Trác lẽ nào không phải là đồ kỳ quặc mà giờ ông ta lại ngồi đàng hoàng ở chức vụ cao xử thư sinh. Thánh tổ da của con ơi! Ngài hãy nhìn bọn chúng mà xem. Họ có đúng là những người tốt không? Ô, hô...! - Cũng thật may cho Tạ Tế Thế có trí nhớ tốt, vừa khóc vừa dẫn dụ lời ở các chương trong sách "Thánh vũ ký" của Khang Hy để biện hộ cho mình, công kích các quan viên xử án, chửi toàn bộ bản văn võ, bá quan. - Như ngày nay các quan lại trên dưới đều sống giả tạo, không ai dám cất lời phê phán bọn gian thần. Thánh tổ da, thật đau lòng cho người ở nơi chín suối!
Nghe đến đó, Tôn Gia Kiềm mồ hôi chảy đầm đìa. Cao Kỳ Trác bực bội bồn chồn nghiến răng hét:
- Dùng hình, xem hắn khai hay không?
Bọn nha dịch vừa tức vừa buồn cười, dùng gậy kẹp chân Tạ Tế Thế. Tạ Tế Thế là một thư sinh, chân yếu tay mềm, mặt lập tức trắng bệch như tuyết, ông nhảy cẫng lên hét lớn:
- Ngươi kẹp chết ta rồi. Người sai khiến ta là Khổng Tử, ngoài Khổng Tử còn có Thánh tổ da!
Ông ta vẫn lảm nhảm kêu miếu hiệu Khang Hy, mọi người đành phải đứng như cũ nhẫn nhục nghe.
- Không được dùng hình nữa!
Tôn Gia Kiềm rời chỗ, nhìn Tạ Tế Thế bất tỉnh nhân sự cung kính nói với Cao Kỳ Trác:
- Ta cần trở vào viết sớ tâu, hãy giữ mấy người này.
Ông ta cúi đầu trước Hoằng Thời rồi lui ra. Hoằng Thời từ trong công đường bước ra, ngăn Tôn Gia Kiềm đừng nên kiện cáo gì và nói:
- Gia Kiềm, ta hiểu ngươi nhất, hãy từ từ một chút. Hoàng thượng mấy ngày nay rất khó
Tôn Gia Kiềm nhìn Hoằng Thời, khách khí nói:
- Đa tạ Tam da quan tâm. Đây là vụ án răn tự ngục, thần là quan ngự sử há lại ngồi nhìn. Không chỉ vụ này, thần còn có một số việc cần tường trình. Chỉ là đô ngự sử, thần cũng không dám nhìn hoàng thượng nổi giận. Xin cảm ơn Tam da!
Nói xong không trở về nha môn, cũng không đi về Sướng Xuân viên mà về thẳng phủ lấy bút nghiên viết tờ sớ.
Đương lúc xử Lý Phất ở Đại Lý Tự, ở đường hẻm Dưỡng Phong, Lý Vệ và Hoằng Lịch phụng chỉ nói chuyện với Tăng Tĩnh. Lúc mới bị bắt, Tăng Tĩnh rất hận Trương Hy đã bán thầy, quyết chết không khai. Tuần phủ Hồ Nam vì để vụ án phản nghịch lớn xảy ra trong tỉnh nên bị giáng hai cấp. Ông ta bắt được Tăng Tĩnh cũng không thẩm vấn, mỗi ngày đánh hai mươi roi, chỉ cho đưa một bát nước trong vào ngục. Sau bốn ngày thân thể Tăng Tĩnh đã sây sát hết. Ông ta quyết bắt Tăng Tĩnh phải chết. Nhưng mấy ngày sau, Trương Hy được giải từ Thanh Hải đến Tứ Xuyên. Lệnh vua đã đến, lệnh cho Du Hồng Đồ giải hai thầy trò Tăng Trương về Bắc Kinh. Lúc Du Hồng Đồ dẫn Trương Hy đến Hồ Nam, Tăng Tĩnh đã gầy như que củi.
Du Hồng Đồ rất hiểu tình thế vụ án, khi phạm nhân được đưa đến tay ông ta, việc đầu tiên là giam hai thầy trò vào một phòng để hai người nói chuyện một đêm. Hôm sau ông ta tự đến khuyên bảo, lại dẫn lang trung đến thăm bệnh cho Tăng Tĩnh, lại tự mang thuốc thang quần áo cho hai người. Trên đường đi, ông ta cũng không hề nói đến chuyện bắt bớ, lại có đôi chút thả lỏng tù nhân. Lúc nghỉ ngơi còn giúp tù nhân thay áo, một lời là cứ Tăng lão da, Trương lão da. Hai người yêu cầu gì là lập tức được đáp ứng ngay. Du Hồng Đồ và tù nhân ngồi cùng một xe, nói chuyện thơ phú, đánh cờ. Qua mấy chục ngày đã gọi nhau là "Lão Du", "Lão Tăng, "Tiểu Trương tử". Sắp đến kinh sư, nét mặt Du Hồng Đồ có vẻ buồn buồn, không có chuyện gì cũng chảy nước mắt. Hai người cũng bắt đầu ít nói chuyện với Du vì không tránh khỏi nghi ngại. Qua mấy ngày, Tăng Tĩnh không chịu nổi bèn hỏi:
- Du đại nhân, mấy ngày nay ngài có vẻ không vui có lẽ do tuyết rơi đường đi khó khăn chăng?
- Tuyết thì có gì phiền phức? - Du Hồng Đồ nhìn ra ngoài cửa xe, nói. - Tuyết rơi nhưng không quá lạnh thì kẻ sĩ không ai là không thích. Hai vị xem phía trước có một gò đất, đó là đài Hoàng Kim của Yến Vương, qua một con đường nhỏ, rồi qua một con sông đóng băng là trạm nghỉ Lộ Hà. Qua bao ngày đường gian khổ, hai vị lại không biết được tình thế sẽ ra sao, ta cũng không phải là cỏ rác, sao lại không động lòng?
Hai người cùng nhìn ra ngoài, thấy bông tuyết rơi như hoa, xa gần đều là thế giới của tuyết. Tuyết treo trên cành liễu rơi xuống như hoa lê rụng. Sau một lúc lặng thinh, Tăng Tĩnh thở dài nói:
- Đó là do tạo hóa khu xử. Việc đã thế, thì chỉ có chết mà thôi!
- Các vị phạm mười tội không thể miễn xá. Trên đường đi ta chỉ nói chuyện tình cảm mà thôi, chứ ta cũng không thể cứu được hai vị!
Du Hồng Đồ đã nói trước tiền đồ của hai người khiến Tăng, Trương cảm thấy tuyệt vọng không có cách nào khác. Ông ta lại nói:
- Trên đường nghĩ đến chuyện ấy trong lòng ta đau như dao cắt, nhưng cũng không có cách nào. Các vị viết bức thư đó, khiến hoàng thượng tức giận mấy đêm không ngủ, sợ các vị chết ở Hồ Nam cho nên mới cho người đưa đến Bắc Kinh. Trên đường, gặp gỡ, ta thấy các vị chẳng qua là bị người ta lôi kéo, vốn có đức hiếu sinh, lẽ nào lại không có biện pháp gì?
Quyết tâm của Tăng Tĩnh, Trương Hy đã sớm bị Du Hồng Đồ dập tắt, khi nghe đến chữ "biện pháp" thì cúi đầu thở dài, nước mắt ứa ra.
- Ai đem lại cho chúng ta duyên phận này? - ánh mắt Du Hồng Đồ tối lại, ông ta nghiêng người theo xe giống như phải suy nghĩ, rồi chậm rãi nói: - Hiện giờ việc cần nhất là sống, ta đã nghĩ trăm phương, ngàn kế vẫn không được. Chỉ có hai cách để thử xem sao?
- Cách gì?
Trong mắt Tăng Tĩnh, Trương Hy lóe lên tia hy vọng. Hỏi xong cả hai cảm thấy xấu hổ, đỏ cả mặt. Du Hồng Đồ trong lòng đắc ý, lại vì nhà vua mà lập công lớn, bèn giả vờ chau mày buồn bã, trầm ngâm nói:
- Một là Trương Hy và Khâu đại tướng quân có thề thốt sống chết có nhau. Hoàng thượng quý trọng Nhạc Chung Kỳ. Ông ta lại cầm quân ở bên ngoài, tối kỵ va chạm. Các vị nhất định phải nhớ điều này, cần phải ca ngợi Nhạc đại tướng quân trung nghĩa nhắc nhở hoàng thượng! - ông ta khẽ ho rồi nói tiếp: - Hoàng thượng là người có cá tính, các vị nên lay chuyển ngài. Chuyển được tâm tất sẽ thành phục. Các vị mà giả vờ, nhà vua cảm thấy các vị làm trò với ngài thì tất không xong việc. Các vị thành phục, vua cảm thấy lay chuyển được thì dù có một vạn người muốn giết các vị cũng không làm gì được
Thấy hai người gật đầu liên tiếp, Du Hồng Đồ thấy ăn chắc rồi nhưng còn do dự cười nói:
- Việc đã thế, có công mài sắt, có ngày nên kim. Nhưng còn xem ở mệnh trời, chờ vận khí của các vị. Các vị cứ nghe ta, mười phần thì có bảy phần sống.
Lúc này đối diện với bề trên Hoằng Lịch và Lý Vệ, Du Hồng Đồ ngồi bên cạnh, còn có thị lang bộ Hình Lệ Đình Nghi. Tăng Tĩnh quỳ trên nền đất. Trong lòng ông chợt dâng một nỗi buồn không tên. Vạn nhất làm theo Du Hồng Đồ, nên cúi đầu khuất phục, không vòng vo nữa.
Ông ta nhìn bốn người bề trên, người nào cũng nghiêm khắc, không có ai cười nói, thì trong lòng chợt lạnh băng, toàn thân run lên.
Hoằng Lịch hỏi:
- Chỉ ý hỏi ngươi: trong thư của Nhạc Chung Kỳ có viết: Nếu đúng là đạo nghĩa thì dân chưa từng chống lại bao giờ. Ý nguyện của dân trời cũng không làm trái được. Xưa nay bậc đế vương làm nên nghiệp lớn sánh cùng trời đất và làm gương cho muôn đời, lẽ nào lại có ý riêng tư, đi ngược lại lòng dân! Ngươi sinh tại bản triều, chả lẽ không
biết tổ tông vì mệnh trời mà được lòng dân sao?
Hoằng Lịch liếc nhìn Tăng Tĩnh, Trương Hy như hai ông thộn, một người mơ màng, một người thờ thẫn, trông rất chất phác, không có chút linh lợi nào nên bất giác cảm thấy chán chường. Trong tòng nghĩ: "Hoàng a-ma còn biết bao nhiêu là công việc triều chính, sao phải phí sức vì hai người này?". Đang nghĩ thì Tăng Tĩnh đầu trả lời:
- Tội phạm tày trời này sinh ở nơi thâm sơn cùng cốc, bản hương bản ấp xa xôi, còn chưa được là danh sĩ trong triều, quả là có cái nhìn nông cạn. Lần này bị đưa về Kinh, được Du Hồng Đồ giảng giải mới biết Thái Tổ Cao hoàng đế oai nghiêm nghiêng thiên hạ, khai sáng cơ nghiệp triều ta. Thái Tông Văn hoàng đế kế tục sự nghiệp lớn, thống nhất đất nước. Thế Tổ Chương hoàng đế có công xây dựng đất nước. Thánh Tổ Nhân hoàng đế nổi tiếng nhân từ. Cho đến hoàng thượng của chúng ta ngày nay thật thông tuệ, hiểu biết. Đúng là lòng dân đều quy phục thiên mệnh. Xưa nay tội phạm không biết, quả là đắc tội!
Hoằng Lịch vừa ý gật đầu, lén nhìn Du Hồng Đồ. Chỉ trong mấy ngày mà ông ta đã điều chỉnh được phạm nhân, quả thật là viên quan tài cán. Hoằng Lịch vui lên chút ít, khẽ động đậy người hỏi:
- Chỉ ý hỏi ngươi, trong thư viết: Trời sinh vạn vật nhưng đều có đặc thù của mỗi loài. Kẻ ngay thẳng, hợp đức âm dương là người. Kẻ nào trốn tránh sẽ là loài cầm thú. Kẻ cầm thú ở nơi xa xôi hoang vu, chữ nghĩa văn tự không thông. Chẳng phải sinh ở Trung Nguyên thì gọi là người, sinh ở ngoài Trung Nguyên thì không phải là người? Nếu
ngươi nói Trung Nguyên chỉ có duy nhất loài người sao còn nhiều lợn, chó, dê, ngựa như vậy. Thì cũng giống như nhân loại đã sinh ra bọn người phản nghịch, táng tận thiên lương, tuyệt diệt nhân lý, cầm thú cũng còn không như thế!
Đó là câu nói cực kỳ khoái trá xảo quyệt, rất hợp tính cách của Ung Chính và hợp ý Hoằng Lịch lúc này: Vì vậy sau khi hỏi Hoằng Lịch ngồi xuống uống trà, nhìn Tăng Tĩnh bằng ánh mắt khiêu khích. Tăng Tĩnh nghe xong sững người, nhớ lại lời dặn dò chân thành của Dư Hồng Đồ, lúc này mới rõ, đã chịu nhún thì trong lòng không được cảm thấy nhục nhã. Nếu đã cảm thấy nhục nhã thì sẽ không nói nên lời. Vì thế mà chảy nước mắt, dập đầu nói:
- Đó là do trọng phạm ít đọc sách, không hiểu thấu nghĩa lý, không biết phân biệt xa gần, căn nguyên của thiện ác. Thánh tổ da mất có chiếu đến, chúng con ở nơi thâm sơn cùng cốc và bách tính coi đó như tang cha mẹ. Trọng phạm lúc đó cũng chỉ biết khóc mà thôi! - ông ta khóc như mưa như gió, nét mặt đỏ bừng bừng: - Nhưng lúc đó, bản thân cũng không hiểu biết gì. Nếu như thánh đức không dày, hoàng ân không rộng thì sao có thể cảm hóa được mọi người như thế! Chỉ vì không phân biệt được "Xuân Thu", hiểu sai kinh thư nên mới có những lời nói dại dột ngông cuồng. Nay dã biết "Xuân Thu" mới biết nói như vậy chỉ vì cố chấp mà xa rời bản triều. Nay Hoa Hạ đã tiêu ma thành hư không cũng là đúng lý trời thôi. Khổng Tử đã ca ngợi Đại Vũ, Văn Vương là tổ tiên, lại phê phán kẻ không có cha, không có vua là loài cầm thú. Sao trong Trung Nguyên lại không có Di - Địch? Trong số đó há không có thánh nhân sao? Vậy thì chỉ trong lòng phân ra Di - Địch mà thôi? Cho nên trọng phạm là cầm thú, được hoàng thượng cải tà quy chính đầu thai làm người!
Tăng Tĩnh nói một thôi một hồi những điều các sử gia đều đã biết. May mà Tăng Tĩnh thông kinh sử nắm chữ "tâm" làm then chốt của vụ án văn tự. Tuy có nói lung tung chút ít nhưng tất cả đều đúng lý lẽ.
Hoằng Lịch đang muốn hỏi nữa thì Lý Hán Tam hớt hải chạy vào nói nhỏ vào tai chàng:
- Hoàng thượng đang phẫn nộ, Chu sư phụ cho mời ngài đến khuyên giải!
- Ồ, ai làm người giận?
Lý Hán Tam bước lên trước ba bước, nói vào tai Hoằng Lịch ba chữ "Tôn Gia Kiềm", rồi lui qua bên, hiếu kỳ nhìn Tăng Tĩnh, Trương Hy. Đúng lúc ấy Trương Hy cũng nhìn lại. Bốn mắt nhìn nhau kinh ngạc, vội quay nhìn đi chỗ khác. Hoằng Lịch không dám chần chừ, chỉnh lại y phục nói:
- Hoàng thượng có chỉ gọi ta. Lý Vệ hãy lưu lại đây để cho những người chép sử ghi lại lời khai. Tàng Tĩnh, sống chết vinh nhục từ trong lòng ngươi đó, hãy thành thật cung khai để bỏ đi cái nặng nề trong lòng ngươi. Hoàng thượng đã đối tốt với ngươi, việc đó từ xưa đến nay chưa từng có bao giờ, ngươi đừng mắc sai lầm lần nữa!
Nói xong đi ra, đến cửa miếu Ngục Thần thì nhảy phắt lên ngựa ra roi, cùng Lý Hán Tam phi về hướng tây.
Ung Chính quả nhiên đang tức giận cực độ. Tin tức về thượng thư Tôn Gia Kiềm đã được Lô Tòng Chu mật báo cho vua biết. Ung Chính vốn đã biết Tôn Gia Kiềm có ý kiến bất đồng với nhiều công việc chính vụ. Chuyện Lý Phất, nhà vua vốn rất cẩn thận đã cho người đến nói vài câu với Tôn, cho rằng tự bản thân nhà vua mở lượng khoan hồng. Vì thế, khi thấy Lô Tòng Chu mật báo, vua cười cười nói:
- Đó thật là quan ngự sử rắn như thép, trẫm cũng không bịt được miệng ông ta. Các ngươi theo chỉ ý thẩm nghị lại!
Nhưng Tôn Gia Kiềm đưa bài đến, lúc trình bày lời tấu thì Ung Chính không cười được nữa. Tờ tấu sớ bằng giấy trắng dán thiếp vàng rất dày. Ung Chính mở ra chưa đọc đã cười nói:
- Văn chương hay như thế, sao viết nhiều thế nà
Nói chưa dứt lời liền dừng lại vì nội dung không phải là bảo vệ Lý Phất, mà tiêu đề hiện lên rõ ràng những lời lẽ sau:
Dừng quyên góp, bãi binh phía tây, tình cốt nhục, ba việc Tôn Giá Kiềm quỳ tấu!
Đầu Ung Chính ong ong, tay run run mở tờ sớ ra đọc. Vua xem tỉ mỉ thì dần dần bớt nóng giận, đặt tờ sớ đánh "soạt" xuống đất. Ông rời khỏi Noãn các, đi một vòng ở chính điện. Tôn Gia Kiềm đang quỳ trước gác Noãn, ông ta cảm thấy bầu không khí ở đây nặng nề thì hít một hơi dài chuẩn bị đón sấm sét lôi đình của Ung Chính. Cao Vô Dung hoảng sợ, thấy không có đại thần nào ở trước mặt thì lặng lẽ chuồn ra phòng phía sau viện gọi Kiều Dẫn Đệ đến.
Ung Chính dường như cực kỳ mâu thuẫn, như thư giãn đi lại vài bước rồi lại hầm hầm nhìn Tôn Gia Kiềm, lại thở ra một hơi dài dễ chịu, mở tờ sớ của Tôn Gia Kiềm ra đọc:
Việc quyên góp là việc dở xưa nay, dùng tiền mua tước vị, cầu lợi! Việc này không nên làm! Quan lại bao người tham tàn sinh ra từ đó. Đã cấm thần nói, sao chúa thượng không biết bỏ? Biết mà không bỏ đi cũng như thấy điều thiện mà không làm vậy. Hoàng thượng là bậc anh minh, nên bỏ việc đó đi. Đó là cái tâm của thần vậy!
Ung Chính đọc đến đây tức khí ném tờ sớ ra xa, bước đi vài bước lại dừng, hình như hơi lúng túng, lại hầm hầm nhìn Tôn Gia Kiềm. Dẫn Đệ vội nhặt tờ sớ đặt lên án rồi đưa khăn bông cho Ung Chính lau mặt. Ung Chính ném cái khăn xuống, lại ngồi xuống nhìn, ông đọc qua chi tiết "bãi tây binh" thì bình tĩnh lại một chút nhưng đọc đến dòng "thân cốt nhục" thì lại nổi giận bừng bừng. Vua đọc mấy hàng chữ mảnh ở bên dưới:
A Kỳ Na, Tái Tư Hắc có tội, tội đó làm mang tiếng cho triều đình. Con của tiên tổ tuy nhiều nhưng anh em các vương không vừa ý nhau. Hoàng thượng cũng không tránh khỏi thị phi, sao lại không lấy đạo nghĩa ngũ luân thống soái thiên hạ, làm suy giảm lòng nhân từ của tiên đế?
Ung Chính đọc đến đây thì không khỏi phẫn nộ:
- Ngươi cho là trẫm bất hiếu. Ngươi biết họ đối xử với trẫm thế nào không? Ngươi là người ngoài, sao dám can dự vào việc gia đình của ta. Ngươi sống đủ rồi đấy!
Tôn Gia Kiềm thấy cực kỳ căng thẳng nhưng Ung Chính đã cất lời nên ông thấy nhẹ nhõm hơn, bèn nói:
- Thần sao dám can dự vào thiên gia gia chính? Nhưng sau Đại a-ca Doãn Thì còn có bảy anh em thân thích của hoàng thượng rơi vào vòng tù ngục. Thiên hạ có mắt, sao tránh khỏi cái tiếng làm hổ danh Thánh tổ?
Ung Chính hạ giọng xuống, run run nói:
- Trẫm và ngươi không nghĩ giống nhau. Đại a- a, Nhị a-ca đều do tiên đế xử trí. Trẫm không trách họ. Họ làm con bất hiếu khiến tiên đế ăn không ngon, ngủ không yên, yêu cầu trẫm xử phạt họ. Bát a-ca một đời gian hùng, cấu kết với đại thần mưu phản, người đời cũng sẽ có mắt. Sao ngươi lại viết tờ sớ như thế này?
Bọn tiểu thái giám ở bên ngoài điện đều xanh mặt. Tôn Gia Kiềm dập đầu thành tiếng nói:
- Tấu nghị của thần không nói việc xử tội của họ mà chỉ nói để hoàng thượng lưu tâm. Xưa dựa vào lý của "Bát nghị" họ đã nổi lên chống lại triều đình. Nhưng cái gì cũng có ngưỡng của nó, làm quá bừa bãi sẽ mang tiếng, ảnh hưởng tới quyền lực. Hà tất thiên hạ dám nói thật! Sao lại không có những lời đồn đại chứ?
Nghe đến hai chữ "đồn đại", Ung Chính càng tức điên lên, quát to:
- Ngươi mượn lời đồn đại sinh sự. Lẽ nào có thể sai khiến trẫm?
- Đương nhiên không thể! Nhưng hoàng thượng cần sắp đặt lo liệu thế nào cho thỏa đáng, Tăng Tĩnh vì sao lại sinh sự phao tin đồn nhảm?
Ung Chính tức đến mức toát mồ hôi, chộp một nghiên mực ném vỡ tan hét lên:
- Được! Ngươi thay thế trẫm được đấy! Bọn chúng sao có thể chỉnh đốn được trẫm? Yểm trấn, đầu độc, giết, làm trọng thương... việc gì làm tổn hại đến lý trời mà chúng không làm. Trẫm ra tay trừng trị, ngươi ngăn lại. Vậy ngươi là loại trung thần gì?
Tôn Gia Kiềm dập đầu liên tục nói:
- Chúa thượng bớt tức giận, thần không nói không nên trừng phạt. Hoàng thượng đã là chủ bốn biển nên mở lượng bao dung. Ở trăm sông sao lại không có bùn đất? Hãy vì hoàng thượng, vì con cháu đời đời sau này của hoàng thượng mà tính toán cho kỹ lưỡng. Hoàng thượng sao lại không thể mở lượng khoan
Ông ta còn chưa nói xong, Ung Chính đã quát:
- Cút ra ngoài!
Tôn Gia Kiềm không chờ người đến hộ tống, dập đầu ba cái rồi lui ra.
- Quay lại!
Ung Chính hét lên, thấy Tôn Gia Kiềm vẫn thanh thản, từ từ quỳ xuống thì ông ngồi phệt xuống bàn như một đứa trẻ hung hăng. Vừa lúc đó Chu Thức đến Đạm Ninh cư, gặp Hoằng Lịch ở cửa điện. Hai người chớp nhoáng hội ý rồi bước vào trong. Hoằng Lịch vừa bước vào đã thất kinh nói:
- Đó không phải là Tôn công đâu! Ngươi sao lại như vậy?
Chu Thức đặt một chồng vãn thư lên án nói:
- Đây là những bản tấu nghị mà thần và Phương Bao vừa mới xem qua. Đều là bộ Viện của Tam da Doãn Chỉ. Xin vạn tuế định đoạt xem xét!
Ung Chính ôm đầu than thở:
- Xem ra trẫm sắp thành "quả nhân" mất rồi! Lý Phất kết đảng mưu gian, nói trẫm không ra gì. Dương Danh Thời phản đối chính sách cải cách thủy nông, khuyên trẫm đừng để người che mắt. Thập tam đệ mất đi, trẫm nuốt không trôi. Tam a-ca làm trò cười. Dân gian đồn đại, nói nhiều điều không đúng cho trẫm. Lại còn xuất hiện tên súc sinh Tăng Tĩnh, dám kêu gọi Nhạc Chung Kỳ làm phản. Giờ lại có Tôn Gia Kiềm! Thật là chúng bạn thân
Vừa "hừ" một tiếng, đưa tờ sớ của Tôn Gia Kiềm cho Chu Thức:
- Ngươi xem đi. Đây là tay bút của viện hàn lâm, có khác mọi người.
Hoằng Lịch vội đến sau Chu Thức, nhìn thấy ba chữ "Thân cất nhắc" trên tiêu đề thì kinh ngạc, lại xem đến dòng dưới, thấy nói trực tiếp việc Ung Chính yêu thích những tên gian thần nịnh hót, tín nhiệm quan lại độc ác tham tàn. Tiền của thì dùng hết cho đánh trận. Đoạn sau nói đến huynh đệ, từ ngữ rất to tát. Dù thế nào, Tôn Gia Kiềm cũng điên cuồng hơn cả bọn Lý Phất. Xem xong, Hoằng Lịch đổ mồ hôi: Xử thế nào đây? Chu Thức cầm tờ sớ tựa như xem nặng hay nhẹ, trầm ngâm không nói gì.
- Các ngươi thấy thế nào?
Ung Chính cau mày hỏi:
- Xử lý tên ngông cuồng này thế nào?
Chu Thức lúc này mới nhẹ nhàng nói:
- Vạn tuế, họ Tôn quả là kẻ ngông cuồng nhưng thần rất phục lá gan to của ông ta.
Lời nói đó khiến Ung Chính bật cười, nhìn Tôn Gia Kiềm không động đậy đang quỳ trên nền đất nói:
- Ta cũng không thể không phục lá gan to của ngươi!
Mọi người thở phào nhẹ nhõm.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI