HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN
Bên bại trận vẫn giả vờ ngụy biện
Mối thân tình khiến lòng vua lo lắng

    
au khi Nhạc Chung Kỳ rời Kinh nửa tháng, tám trăm dặm tiền tuyến Khoa Xá Đồ treo cờ hồng loan tin chiến thắng. Quân Thanh và bộ lạc Mông Cổ Tiểu Cát Nhĩ Đan giao chiến ở bờ sông Hiệp. Hơn hai nghìn quân Mông Cổ bị tiêu diệt. Quân Thanh thu được vô số lương thực. Ung Chính lúc này vẫn đương bệnh. Trương Đình Ngọc nhận được tờ sớ, thỉnh thị sự tình ở mấy chục đại quan viên, rồi lập tức đi gặp vua ở Đạm Ninh cư.
- Thật không uổng lòng tin của ta đối với Nhạc Chung Kỳ. Ông ta đã tận tâm tận lực làm việc. - Ung Chính xem tờ sớ, mắt sáng lên nói với Hoằng Lịch: - Ngươi hãy viết chỉ cho Nhạc Chung Kỳ. Có ông ta ở tuyến phía tây, trẫm chỉ việc gối đầu cao chờ tin thắng trận! Trước ông ta đã làm lỡ thời cơ, sau lại lập công chuộc tội, giờ thăng cho hai cấp. Chờ trói giải tù binh Cáp Nhĩ về Kinh, trẫm sẽ phong ông ta làm công thần.
Ung Chính càng xanh xao hơn trước. Bàn tay nhà vua vốn nhỏ lại trắng, bây giờ như không còn chút máu nào. Tuy gầy guộc nhưng Ung Chính ăn mặc rất sạch sẽ chỉn chu. Hoằng Lịch lập tức vâng lời viết mấy dòng lại chần chừ nhìn phụ thân nói:
- Liệu có cần không ạ? Kỳ thực đó chỉ là chiến thắng nhỏ, chờ đánh tan quân chủ lực rồi mới ban chỉ bố cáo trong ngoài, như thế chắc sẽ hay hơn.
Ung Chính rời giường, đi giày vào rồi bước mấy bước trong phòng, hỏi Trương Đình Ngọc:
- Ý kiến của Hoành Thần thế nào?
Ý của Trương Đình Ngọc muốn Ung Chính được vui mới vội đến báo tin mừng nhưng cũng cảm thấy tờ sớ này còn mơ hồ, bèn nói:
- Hôm trước, Ngạc Nhĩ Thái đã báo tin chưa quét sạch giặc Miêu ở Nguyên Chấn, bọn chúng đã trốn vào núi. Ở Cổ Châu, Đài Củng, dân nổi lên đốt nha huyện, hoàng thượng sẽ không vui. Dù thế nào, tin về Nhạc Chung Kỳ vẫn là tin vui nên thần vội đến báo để hoàng thượng biết. Tờ sớ của Nhạc Chung Kỳ không nói rõ quân số thương vong của ta. Cho nên trận thắng này chưa đủ chứng cớ đểưởng chắc chắn. Thần cho rằng Tứ da nói đúng, chỉ cần bí mật phê chuẩn là được rồi.
- Không. - Ung Chính im lặng hồi lâu, mỉm cười nói: - Ngươi nói thế, trẫm cũng thấy rồi. Nhưng loạn phía tây nam, Ngạc Nhĩ Thái hầu như không có cách gì để dẹp, cần phải cổ vũ ông ta một chút. Nhạc Chung Kỳ ở bên kia có làm hao binh Đặc Lỗi, chí khí quân sĩ cũng không bốc lên. Trẫm mượn cái đó để tiếp sức. Trong lòng trẫm nghĩ thế đó!
Hoằng Lịch nghe biết hoàng đế đã có chủ ý thì không nói gì, đưa nhanh nét bút viết xong chiếu chỉ của vua. Trương Đình Ngọc vội đón lấy trình Ung Chính.
Hôm qua Trương Đình Ngọc tiếp được tờ sớ của Lý Hán Tam vạch tội Du Hồng Đồ tham ô, ăn hối lộ, đang muốn hỏi Ung Chính đã đọc chưa thì thấy Cao Vô Dung cẩn thận bưng ấm thuốc vào, Tần Mi Mi vội rót ra một bát. Ông ta nhìn kỹ những viên thuốc đỏ như châu sa thì biết đó là những viên thuốc do Lâu Sư Viên luyện, không khỏi thở dài nói:
- Hoàng thượng, Lâu Sư Viên có thuật đuổi tà ma, chữa trị cho vua xong thì để ông ta trở về núi thôi. Loại thuốc này nô tài biết rồi, uống nó rất nóng nên không nên dùng thường xuyên. Hoàng thượng, xin nói một câu kỵ húy, thấy loại thuốc này, nô tài không khỏi nghĩ đến vụ án "viên thuốc đỏ" thời Tiền Minh.
Ông ta cúi đầu không nói tiếp nữa.
Hoằng Lịch cười theo nói:
- A-ma, hãy dùng nước giải nhiệt của Thái y viện, tác dụng chậm nhưng không có tác dụng phụ.
- Không phải ngày nào trẫm cũng dùng - Ung Chính uống nước, nuốt trôi viên thuốc nói:
- Thuốc này không phải của Lâu Sư Viên luyện mà là mật đan của Bạch Vân quan, các đạo sĩ thường dùng mấy trăm năm nay. Ở đây có gia thêm vị bách thảo sương có tác dụng giải nhiệt. Lâu Sư Viên khuyên trẫm không nên dùng loại thuốc này. Ngươi yên tâm, loại đan này có nhiều vị đào, có nhiều người dùng qua rồi trẫm mới dùng.
Trương Đình Ngọc đang định nói tiếp thì Ung Chính cười nói tiếp:
- Không cần phải can gián, ngươi cần học Tôn Gia Kiềm. Sao phải khuyên bảo trẫm. Từ nay trẫm không dùng vị thuốc này nữa. Được không?
Cả hai người đều cười, Hoằng Lịch nói:
- Lần này vắng a-ma, quả thật có khó khăn cho nhi thần. Lúc này nhi thần có nguyện vọng, a-ma đang bệnh, xin thánh chỉ dừng thanh trừng một năm. Lúc này người đang vui, nhi thần xin được nói ra ý đó.
Trương Đình Ngọc cũng nói:
- Hoàng thượng lên ngôi được gần chục năm rồi, dừng thanh trừng một năm cũng được!
- Đó là lòng trung hiếu của các ngươi, vui hay không vui, trẫm đều phải bỏ qua thôi!
Ung Chính chau mày giống như cười, nói tiếp:
- Trẫm dùng pháp luật nghiêm khắc cũng là do tình thế không đừng được. Các ngươi biết rồi thì dừng thanh trừng một năm nhé. Chẳng qua có hai loại người trẫm không thể tha thứ. Một loại giống như Sơn Đông Vương Ngũ Lão cắm cờ đốt pháo, đối đầu gây khó dễ cho triều đình. Loại thứ hai giống như Du Hồng Đồ, bản thân nhận chút ân không đến nỗi tồi của trẫm trong triều đình mà ngang nhiên làm một viên quan tham nhũng, không sợ hình pháp. Thì không chỉ xử vào mùa thu mà có thể xử bất kỳ lúc nào. Các ngươi thấy thế nào?
Trương Đình Ngọc trầm ngâm nói:
- Du Hồng Đồ sao lại không nghĩ ra việc đó, ông ta đúng là có tài. ông ta đã rất dụng tâm làm việc nhưng lại tham ô quá nhiều, lại không có cách nào định tội. Triều đình ta từ xưa đến nay không có mấy người có khả năng gánh vác công trình trị thủy sông Hoàng Hà được như thế. Thần rất lấy làm tiếc.
Hoằng Lịch cũng trầm ngâm nói:
- Ông ta kỳ thực có một chút hứng thú làm giàu mau chóng. Lần trước nhi thần nói chuyện với ông ta ở Tứ Xuyên, ông ta bảo cần một người giống Lý Hán Tam, chứng kiến một việc biết thêm một ít. Ai dè ông ta lại khiến người khác thất vọng. Tuy ở Tứ Xuyên ông ta không nhận hối lộ nhưng sau khi làm việc cho người ta lại nhận lễ vật.
- Vụ án Du Hồng Đồ để trẫm nghĩ lại. - Ung Chính khó nhọc nói: - Thiên hạ được như ngày nay cũng là do trẫm nhẫn nại mấy chục năm nay. Bại gia thì dễ mà hưng gia thì khó. Ngươi tha thứ cho ông ta, người khác lại phải xử như vậy, còn nói gì được nữa. Giết đi, không phải chần chừ. Chúng ta sẽ dần dần tìm kiếm nhân tà
Ung Chính nói xong, bỗng nhiên nhớ lại chuyện cũ. Năm Doãn Tự và Thiết Mạo Tử Vương đại náo cung Càn Thanh, Du Hồng Đồ đã vươn mình khẳng khái thì không khỏi chua xót, ông phất tay dặn dò:
- Các ngươi có việc thì cứ bàn tiếp. Trẫm mệt rồi, cần đi nghỉ một chút!
Trong điện của Kiều Dẫn Đệ đã đốt lửa, luồng gió thu lạnh thổi tới khiến toàn thân Ung Chính nóng rừng rực. Dẫn Đệ cùng mấy cung nữ đang nghiên cứu phương pháp châm cứu, thấy nhà vua vào thì cởi bỏ áo khoác đến bên hầu, cười nói:
- Hoàng thượng năm, sáu ngày nay chưa đến, nay lại đến rồi. Bên phủ Nội vụ mang đến mấy con gà, vừa mới nổi lửa ninh xong. Ngài mệt thì hãy nghỉ đi, khi nào gà chín thiếp sẽ gọi dậy.
Ung Chính cười, kéo nàng sát lại nói:
- Ta vẫn còn khỏe lắm. nàng cũng ngày một xinh ra. Mấy ngày không tới là do ở cạnh hoàng hậu và Lý thị, Cảnh thị, mọi người phải thù tiếp ta chứ!
Dẫn Đệ đỏ bừng mặt, nói:
- Thiếp không đố kỵ đâu. Thiếp đã xem Trương Thái Hư và Vương Định Càn luyện đan. Ngài từ xưa không có tính lăng nhăng như thế! Thế mà bây giờ...? Một đêm mấy lần...
- Mấy lần, mấy lần cái gì?
Ung Chính ngồi trên chiếc gi63;t trên nắp bếp lò, ôm Dẫn Đệ vào lòng, vuốt mái tóc đen nhánh của nàng cười nói:
- Tần ngư chưa có con thì trẫm ăn không ngon. Trẫm không phải vì nàng sao? Cũng không hoàn toàn là đan dược, thuốc cũng có công hiệu đấy. Thời gian này trẫm cũng rảnh. Nhạc Chung Kỳ và Ngạc Nhĩ Thái đều hoàn thành công việc trẫm giao cho nên trẫm cũng thấy dễ chịu hơn.
Dẫn Đệ nghe xong, mân mê gấu áo, hồi lâu nói:
- Hoàng thượng...
- Có ta!
- Sao hoàng thượng lại đối xử với thiếp tốt như vậy?
- Trẫm không biết!
- Người ta nói, thời trai trẻ ngài thân thiết với đàn bà con gái tiện dân. - Dẫn Đệ mỉm cười: - Vì thế, ngài còn có chỉ phế bỏ tầng lớp tiện dân, phải không?
Ung Chính thả Dẫn Đệ ra gật đầu nói:
- Đúng thế, trời sinh con dân ở đời không phân sang hèn. Kẻ không có nghề nghiệp thì trở thành kẻ nghèo hèn. Cho nên trẫm hạ chiếu bỏ đi tịch tiện cho tầng lớp thứ dân để họ có cơ hội tiến thân.
Rõ ràng lời nói của Dẫn Đệ khiến vua nhớ lại chuyện cũ. Vua đứng dậy bước đi vài bước, nhìn ra bầu trời thu trong xanh ở bên ngoài nói:
- Ngươiật khó tưởng tượng, chuyện đó thảm thiết như thế nào? Mấy chục tráng đinh kéo cô ta lên núi Tử Sơn, trói cô ấy vào một gốc thị già, đổ dầu lên toàn thân rồi châm lửa đốt. Đêm đó cũng như thế này, tối đen và lạnh giá. Trẫm nấp ở cạnh đó không xa thấy cô ta chịu hỏa hình. Ngọn lửa đỏ hồng như máu. Đầu tóc cô ta bay phấp phới. Nhưng cô ta chỉ cắn răng lại, mắt mở trừng trừng nhìn ra phía xa. Đến lúc chết cô ấy vẫn không có một tiếng kêu rên, cũng không nói lời nào. Chuyện đó cách đây hơn hai mươi năm rồi.
Dẫn Đệ đã nghe Ung Chính kể chuyện này hai lần rồi, vẫn còn bị câu chuyện lôi cuốn. Nàng đã rõ, vì bản thân nàng hơi giống Tiểu Phúc nên Ung Chính mới ưu ái cho mình, bèn rất cảm động nói:
- Chuyện qua rồi, hoàng thượng nghĩ lại làm gì. Ngài nhớ lại, liệu cô ấy có sống lại được không? Xin báo cho ngài một tin hay. Ngài phái Ngạc Thiện trong quân Nhạc Chung Kỳ đi Sơn Tây hỏi thăm tin tức mẹ của thiếp. Bố chính sứ Sơn Tây là... - Ung Chính chú ý nghe Dẫn Đệ nói: - Gọi là Ca Nhĩ Cát Thiện! Đúng, Ca Nhĩ Cát Thiện. Ông ta đã bí mật sai người đi Định Tương gặp mặt. Nếu đúng là mẹ thiếp thật thì sẽ đưa về Bắc Kinh.
Dẫn Đệ không giấu được vui mừng, cười nói:
- Tiền của thiếp hiện chưa dược là bao! Hoàng thượng có thể ban cho thiếp một ít để cho mẹ thiếp thư thả sống vài năm. Cả đời bà đã vất vả quá rồi.
- Còn nói chuyện đó làm gì. - Ung Chính cười nói: - Phía động Viên Minh viên hiện có một tòa nhà, ta thưởng cho mẹ nàng đó. Mẹ con sẽ được ở gần nhau thôi.
Nhưng người họ Kiều ở Định lại không phải là người Dẫn Đệ cần tìm.
Kiều Dẫn Đệ có anh trai, nhà họ Kiều có một người con trai. Nhà đó lại có một con trai gần bằng tuổi nàng. Thế thì không thể là gia đình của Dẫn Đệ được. Chẳng qua Ca Nhĩ Cát Thiện biết hoàng thượng có người thân thích ở Sơn Tây nên quyết dời non lấp bể tìm cho ra. Trong hai năm ông ta đã tìm ra mười lăm nhà họ Kiều ở Định Tương có con gái tên là Kiều Dẫn Đệ bị thất lạc không để lại tung tích. Lúc này Ca Nhĩ Cát Thiện lại được phong là tuần phủ Sơn Tây, lại biết Dẫn Đệ được đưa lên thứ phi thì càng không ngại phiền phức, mỗi khi tìm được họ Kiều ở Sơn Tây đều viết lại tên họ tỉ mỉ những người trong gia đình đó rồi sai người đưa đến phủ Nội các "trình Kiều nương nương". Mọi hồi hộp vui mừng Dẫn Đệ đều đã trải qua. Mỗi lần như vậy nàng lại bố thí cho nhà họ Kiều chút ít vàng bạc. Sau này vì có quá nhiều nhà họ Kiều nên Dẫn Đệ cũng không dám khích lệ nữa. Thời gian đó triều đình có mấy sự kiện lớn, Nhạc Chung Kỳ báo tin chiến thắng ở Khoa Xá Đồ nhưng không phải là thật. Quân Chuẩn Cát Nhĩ vào đại bản doanh làm kinh động quân sĩ. Quân Nhạc Chung Kỳ cầu cứu tổng binh, Tào Tương, Tào Thương chết trận, ba nghìn quân sĩ đại bại bỏ chạy. Phàn Đình, Trương Nguyên Tá, Trị Đại Hùng mở đường máu mà thoát chết. Binh lính thương vong không biết bao nhiêu mà kể. Chiến lợi phẩm giành lại được vốn là của quân Thanh bị mất. Nhưng Ung Chính đã có minh chiếu ban bố về chiến thắng của Nhạc Chung Kỳ cũng đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Việc trị thủy ở phía tây nam có tốt hơn ở tây bắc. Ngạc Nhĩ Thái tuy quá mệt mỏi nhưng cũng khống chế được cục diện hỗn loạn này. Dân các nơi nổi dậy, triều đình cũng bó tay. Lại xuất hiện Miêu vương lấy Cổ Châu, Đài Củng làm căn cứ, đánh thành Hoàng Bình, phủ Trấn Viễn, lại đốt các nha phủ, vây nhà Đan Giang. Vua ăn không ngon ngủ không yên, phái thượng thư bộ Hình Trương Chiếu đi làm đại thần Miêu cương, điều Ngạc Nhĩ Thái về Kinh "dưỡng bệnh", lại dùng Doãn Lễ, Hoằng Lịch, Hoằng Trú, Trương Đình Ngọc, lo liệu việc xử lý giặc Miêu. Chờ Nhạc Chung Kỳ thắng ở phía tây sẽ điều quân đi Vân Quý triệt để diệt hết Miêu tặc.
Dẫn Đệ không lưu ý đến những việc đó, vị trí ngày một cao thì nàng càng nhớ song thân, sai người đưa thư cho Lý Vệ tìm người nhà lưu lạc. Đến tháng Sáu năm Ung Chính thứ 13 thì có tin tức. Vẫn là Ca Nhĩ Cát Thiện tìm thấy mẫu thân Kiều Hắc thị của Dẫn Đệ ở chốn thâm sơn cùng cốc. Còn Kiều Thiện, phụ thân của Dẫn Đệ đã qua đời năm năm rồi. Ca Nhĩ Cát Thiện lại sợ lầm lẫn, bèn vẽ lại ảnh Kiều Hắc thị rồi cho người mang đến trình Dẫn Đệ, còn mang đến cho Kiều Dẫn Đệ một tín vật của Kiều Hắc thị, do phủ Nội các chuyển giao tới Cao Vô Dung. Lúc này Kiều Dẫn Đệ đã có địa vị, Cao Vô Dung sao còn dám ngạo mạn nữa, lập tức vào cung phía tây của Chiêm Ninh cư cười giả lả nói:
- Trình chủ nhân, chỗ Ca trung thừa lại có thư đến, lần này chắc chắn tìm ra lão bà rồi!
- Đúng không?
Dẫn Đệ bước đến, đọc thư Ca Nhĩ Cát Thiện gửi cho Ngạc Thiện rồi hỏi:
- Hoàng thượng lúc này ở đâu nhỉ? Sao hai ba ngày nay không thấy ngài đâu?
Cao Vô Dung nhìn nàng, cũng cười nói:
- Lúc trước Lý nương nương bệnh, hoàng thượng có đi thăm. Hôm qua ngài ngự ở Chiêm Ninh cư, vừa mới gặp gỡ Lý Vệ. Lý chế đài ở Sơn Đông đã bắt đại sư huynh của Bạch Liên giáo tên là Vương Lão Ngũ, tự tay giải đến Kinh rồi. Lý chế đài cũng vừa giải tán đám sơn tặNhất Chi Hoa" ở Giang Tây.
- Nhất Chi Hoa, cái tên mới hay làm sao!
Dẫn Đệ nhẹ nhàng đặt bức thư xuống, vừa mở bức vẽ vừa cười hỏi:
- Là nữ sao?
Cao Vô Dung cũng cười nói:
- Nhất Chi Hoa là người núi Đồng Bách, không biết đắc đạo ở đâu nhưng biết đi mây về gió. Bảo thân vương gia nói cần phải tự thân đi bắt sống cô ta xem đấy là đồ yêu tinh nào?
Dẫn Đệ cười, giở bức vẽ ra. Nàng xem rất cặn kẽ từ đầu đến chân, lúc gật đầu lúc lại lắc đầu. Cao Vô Dung cũng đứng cạnh nhìn kỹ, cười nói:
- Khuôn mặt cũng hơi giống chủ nhân.
- Cằm mẹ ta có nốt ruồi nhỏ, cúi đầu thì không nhìn thấy rõ.
Dẫn Đệ nghi hoặc nhìn bức vẽ, vẻ mặt vừa vui vừa buồn:
- Họa sĩ không lưu tâm. Đây thì đúng rồi. Mẹ thường giặt quần áo cho mọi người, ngón tay trái không được đẹp. Tay người đàn bà này cũng như thế!
Nàng vội mở túi tín vật, trong khoảnh khắc la lên một tiếng thất thanh, thân thể mềm nhũn quỵ xuống. Vừa lúc đó Ung Chính vén rèm bước vào, đang định cất tiếng hỏi thì Dẫn Đệ ng lăn ra đất, ôm chân hoàng thượng nói:
- Mẹ! Đúng là mẹ rồi. Chúa thượng, thiếp tìm thấy mẹ rồi. Ngài hãy xem này. Đây là nửa chiếc trâm. Lúc thiếp đến Giang Nam, trong nhà không có một đồng. Mẹ rút trâm cài đầu đưa cho thiếp. Thiếp nói, thiếp đi cùng người ta học nghề, có ăn có mặc. Chiếc trâm này hãy bẻ làm đôi, mẹ con mỗi người giữ một nửa. Vạn nhất con có chết ở phương xa, cũng còn giữ lại tín vật của mẹ!
Nói xong thì khóc không thành tiếng. Ung Chính nhìn thấy trên bàn có bức vẽ và bức thư, trong lòng đã rõ một chút, cũng mừng cho nàng, cười nói:
- Đừng khóc, chuyện vui mà. Nàng đã nhận đúng là mẹ, trẫm sẽ cho người đi Sơn Tây rước bà về Kinh. Chỉ khoảng mười ngày hoặc nửa tháng nữa là nàng sẽ được gặp mẹ thôi.
Dẫn Đệ kéo Ung Chính lại gần, dùng nửa chiếc trâm chỉ lên bức vẽ, nói với Ung Chính:
- Ngài nhìn này, đây là lông mày của mẹ. Họa công vẽ khuôn mặt mẹ nghiêng nên chỉ nhìn thấy một nửa. Chỉ thấy tóc mẹ bạc hết, còn vài sợi lưa thưa. Người cũng già rồi, sao không thể có chút ít thay đổi. Ngài hãy nhìn kỹ lại đi.
Nàng vừa nói vừa cười. Ung Chính thấy trong tay nàng một đoạn trâm, cười hỏi:
- Kia là cái gì?
- Đây là tín vật mẹ thiếp đưa cho thiếp!
Dẫn Đệ nhìn lại nửa chiếc trâm một lần nữa, rồi mới chuyển quaUng Chính, nói:
- Đây là chiếc trâm hoa Như ý, cha đã cho mẹ...
Ung Chính cầm lên, thấy một đầu trâm được mài nhẵn, năm tháng đã làm chiếc trâm có vẻ cũ kỹ. Vua nhẹ nhàng mài lên mặt trâm, thấy hiện lên hoa văn hình rồng. Đột nhiên Ung Chính như bị điện giật, tay run run buông rơi nửa chiếc trâm xuống đất. Ung Chính vội nhặt lên, xem lại tỉ mỉ. Thần sắc vua đã có vẻ kém vui, có vẻ như hoảng hốt, vua nhìn Dẫn Đệ như không hiểu gì rồi hỏi:
- Chiếc trâm này như được làm trong đại nội, là thứ đồ gia truyền của gia đình nàng sao?
Dẫn Đệ cau mày nhớ lại rồi nói:
- Thiếp không biết, đó là vật cha cho mẹ.
- Mẹ nàng họ gì?
- Họ Hắc.
Ung Chính giật nảy mình, chân mềm nhũn, lại hỏi:
- Tổ tiên của bà là người Sơn Tây?
Dẫn Đệ lắc đầu:
- Không phải, lưu vong từ nơi khác đến!
- Ở đâu đến?
- Không biết
- Bà biết hát, biết đàn không?
Dẫn Đệ nhìn Ung Chính:
- Thiếp chưa từng nghe thấy bà đàn hát bao giờ. Hoàng thượng, sao ngài lại hỏi những chuyện đó?
Ung Chính thở phào nhẹ nhõm, nói:
- Không có gì. Trẫm thấy nàng biết chơi cờ, biết hát, tưởng là do mẹ nàng dạy bảo?
Dẫn Đệ cười, bưng đến cho Ung Chính bát canh mộc nhĩ trắng nói:
- Thật là hỏi những chuyện không đâu! Thiếp biết mấy bài hát là do học ở Giang Nam, sau này...
Nàng đột nhiên dừng lại, sau này học hát, chơi cờ là do Doãn Đề dạy ở Mã Lăng. Vì vậy mà cải chính rằng:
- Sau này do thiếp tự học, trong hai năm thì biết chơi thành thục. Lúc nào chúa thượng nhàn rỗi, thiếp sẽ hầu cờ ngài.
Ung Chính uống hết bát canh nhưng vẫn ngồi đờ đẫn, nghĩ lung tung. Ngồi một lúc thấy lòng như lửa đốt nhưng nghĩ mãi không biết vì sao, vì thế mà ông đứng dậy nói:
- Việc đời thật nhiều việc không kể xiết. Trẫm còn phải đi phê sớ, xong sẽ gặp lại nàng. Canh mộc nhĩ trắng rất ngon, nàng cũng hay bị nóng phổi, cũng nên dùng một ít
Ung Chính cố gắng cười, lại nói:
- Mẹ của nàng đến thì hãy báo cho trẫm biết. Trẫm muốn xem người phụ nữ đó thế nào mà lại sinh ra nàng xinh đẹp đến thế!
Nói xong thì đi ra. Ung Chính trở về Chiêm Ninh cư nhưng trong lòng vẫn không yên, thấy Lý Vệ, Trương Đình Ngọc, Phương Bao, Hoằng Lịch đang bàn bạc bèn hỏi:
- Miêu cương lại có sự sao?
Ba người thấy nhà vua vào thì từ từ đứng dậy quỳ xuống, Hoằng Lịch cũng đứng dậy nói:
- Tấu của Trương Chiếu đến rồi. Ông ta vừa đi đã đánh thắng một trận nhỏ, giết năm sáu trăm tên địch. Tấu nói chúa thượng hãy yên tâm. Còn có tờ tâu của Nhạc Chung Kỳ, xin a-ma hãy xem qua. Bình quận vương viết một phong thư nói Tạ Tế Thế làm việc rất tốt trong quân ngũ, nhưng có bệnh nên xin nhi thần nói hộ, xá tội cho ông ta...
- Hãy gọi Tạ Tế Thế về xem bộ nào thiếu người, trước hết hãy bổ sung một viên ngoại lang.
Ung Chính định thần lại, tiếp tờ sớ, vừa đọc vừa nói:
- Học vấn của Tạ Tế Thế quả không tồi.
Ung Chính lấy một tờ khác xem. Đó là tờ sớ của Hoàng Vĩnh bộ Công, vì ông ta là "thị lang" nên mọi người gọi là "con chuột vàng", cảm thấy khó chịu nên xin đổệm sở. Ung Chính ném cho Hoằng Lịch, cười nói:
- Chuột vàng không những ăn gà mà còn ăn cả chuột già. Ông ta không tự tin thì người khác mới bừa bãi. Việc này không giải quyết.
Lại xem tờ sớ của Thái Dục Thanh thị lang bộ Lễ nói năm nay ông ta rời Kinh không tiện, xin hoàng thượng miễn cho. Ung Chính nghiêng đầu xem nói:
- Việc này để Hoằng Lịch giải quyết, đừng điều ông ta đi nữa là được.
- Thưa vâng!
Hoằng Lịch đón lấy tờ sớ, cười nói:
- Tờ sớ của Nhạc Chung Kỳ xin được trị tội, kiến nghị mười sáu điều xin tính kế đánh trận lâu dài.
Ung Chính không xem tờ sớ của Nhạc Chung Kỳ mà bỏ qua một bên nói:
- Ngươi phê cho ông ta, một mình thống soái gần ba vạn quân mà trận nào cũng lui binh, đó không phải tội của tướng quân sao? Trước kia ông ta chỉ nói tiến, giờ lại nói phòng thủ là kế lâu dài. Đó là chưa kể đến việc tiêu hao biết bao nhiêu lương thảo. Ở cái thế đó, chết không chết, sống không sống, sao có thể thắng được. Không cho phép, bác bỏ đi.
Rồi cầm lấy tờ sớ của Trương Chiếu, sau khi đọc xong nhà vua phê như sau:
Khanh không phụ ân của trẫm, vốn có thể tin được. Sự biến của tộc Miêu ở tỉnh Quý Châu đã ở thế nát bét nhưng rốt cuộc chúng chỉ là lũ sâu bọ, không đáng phải lo lắng nhiều. Cứ bình tĩnh thu thập quân lính, điều hòa các bộ hợp sức, tính chuyện khôi phục cũng không khó. Binh thì hung vậy, chiến thì nguy vậy, không nên xem nhẹ văn chương thơ phú. Trẫm đặt kỳ vọng vào khanh.
Viết xong đưa cho Hoằng Lịch rồi nói:
- Trương Chiếu là kẻ sĩ văn chương, coi việc đánh trận dễ dàng. Ngươi hãy xem lại lời phê tỉ mỉ, có chỗ nào chưa rõ ngươi và Thập Thất thúc bàn bạc lại xem sao?
- Nhi thần tuân chỉ.
Hoàng Lịch đưa hai tay nhận tờ sớ, môi khẽ mấp máy. Doãn Lễ cũng là vương gia chưa qua chiến trận, ông ta rất muốn xin vua đi chỉ bảo Doãn Đề, nhưng từ khi Dẫn Đệ được đưa lên ngôi "phi tần", Doãn Đề đã sớm cáo bệnh đóng cửa không tiếp xúc với ai nên rất xa lạ với Ung Chính. Nghĩ đi nghĩ lại vẫn không dám cất lời, Doãn Lễ nuốt nước bọt ngồi xuống. Ung Chính thấy Lý Vệ sắp cáo lui bèn nói:
- Mấy ngày nay ngươi có dời Kinh không?
Lý Vệ vội cười nói:
- Mấy ngày nay nóng quá, nô tài không vội đi. Doãn Kế Thiện có thư, nói năm nay nước lũ lên nhanh chóng, sợ đê Tô Đông Triết Giang chịu không nổi, ông ta cần đi tuần du xem xét. Nam Kinh cũng có người trông giữ rồi, xin cho nô tài được về nha môn tổng đốc xem xét. Còn chưa trả lời thư ông ta, Nam Kinh thì nóng nực thế này, nô tài chờ hai ngày nữa còn phải lo không ít việc ở Sơn Đông, An Huy. Nô tài vừa mới bẩm rõ cho Bảo thân vương, muốn đi chậm một chút để thuận cho công việc, chờ khí hậu Nam Kinh mẻ đã. Nô tài tự ý ở đây, còn chưa dám bẩm với hoàng thượng.
Ung Chính nhìn xung quanh thấy đều là thái giám, ngoài cửa còn có mấy đại thần chờ tiếp kiến thì quay người nói:
- Ngươi cùng trẫm vào nhà sau nói chuyện.
Nói rồi đi về phía tây bắc.
- Xin vâng mệnh.
Lý Vệ vâng một tiếng, lại cúi chào Hoằng Lịch rồi đi đến hành lang phía tây, vào một gian phòng nhỏ. ông ta đã đến Chiêm Ninh cư không biết bao lần nhưng nơi này thì quả thực chưa biết, bèn hỏi Ung Chính:
- Chúa thượng! Đây là nơi nào?
Đang nói thì thấy Tần Mi Mi bưng một bàn vào, trên để rất nhiều dưa hấu, lại thấy hai tiểu thái giám mang hai miếng dưa nhỏ đặt trước mặt Ung Chính rồi cáo lui. Lúc này Ung Chính mới cười nói:
- Đây vốn là nơi ở của Nghi phi, trẫm lo việc triều chính xong thường nghỉ ở đây một lát. Đây đều là chỗ ở của cung nữ.
Ông lấy một miếng dưa, cắn một miếng nhỏ, đẩy bàn dưa về phía Lý Vệ nói:
- Dưa rất ngon, rất mát, ngươi dùng một miếng đi!
Lý Vệ vội tạ ơn, cũng ăn một miếng dưa rồi nói:
- Quả có ngon thật. Ngày trước nô tài ăn dưa hấu rất nhiều. Nay dạ dày không tốt nên nô tài ăn ít thôi!
- Cho gọi ngươi đến là do có một việc trẫm nghi hoặc. Việc này Tần Cẩu Nhi biết rất cặn kẽ. - Ung Chính nói thầm thì: - Ngươi là người thân cận của trẫm, lại lanh lợi, biết giữ mồm giữ miệng, ngươi hãy nghĩ giúp trẫm.
Nói xong vua thở dài, đem chuyện của mình và Kiều Dẫn Đệ kể lại từ đầu đến cuối cho Lý Vệ biết, lại nói:
- Thế gian sao có nhiều việc trùng hợp, làm sao có thể làm được hai chiếc trâm giống nhau đến thế. Mẹ Dẫn Đệ và Tiểu Phúc đều họ Hắc. Điều trẫm sợ nhất là tuổi của Dẫn Đệ và việc xảy ra năm xưa cũng bằng nhau. Vạn nhất...
Nói đến đây, Ung Chính thở dài:
- Bây giờ biết làm thế nào đây?
- Hoàng thượng, Tiểu Phúc chẳng đã bị thiêu chết rồi sao? - Lý Vệ kinh ngạc, vội nói: - Sao hoàng thượng lại có thể nhớ khác đi được?
Ung Chính tư lự:
- Đừng quên là còn có Tiểu Lộc là chị em song sinh với Tiểu Phúc, lớn như nhau. Có thể người bị thiêu chết là Tiểu Lộc. Việc này trẫm càng nghĩ càng thấy thật như vậy.
Lý Vệ cũng trở nên trầm ngâm, nhả bã miếng dưa. Việ cũng biết, đã từng cùng Ung Chính đi tìm Tiểu Phúc, không ngờ hơn hai mươi năm sau Tiểu Phúc lại xuất hiện. Nếu đúng Tiểu Phúc là mẹ Kiều Dẫn Đệ thì Dẫn Đệ là... Hiện thực đó thật đáng sợ. Lý Vệ vốn lanh lợi là thế mà cũng toát mồ hôi. Ông ta không dám nghĩ đến việc đó nữa vì càng nghĩ càng thấy sợ hãi. Lý Vệ cúi đầu suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Kiều Hắc thị đã tái giá, có lẽ Dẫn Đệ thực sự họ Kiều thì sao?
- Nếu mọi chuyện như thế thì trẫm có gì phải lo ngại?
Lý Vệ nói:
- Vạn tuế! Không đúng đâu. Ngài quên rồi, hồi chúng ta ở điếm Hoàng Thủy Hắc Phong, già Mã nói: "Đó là một tiểu tử béo mập".
Ung Chính lắc đầu nói:
- Nghĩ lại thì già Mã cũng là một tên giặc, ông ta muốn chơi đểu chúng ta thôi.
Lý Vệ đứng đờ ra một lúc rồi nói:
- Nô tài thật không biết rõ, chỉ mơ hồ nghĩ vậy thôi. Nếu ngài muốn làm rõ chuyện thì ngài sẽ không thể chịu nổi. Ngài không nên gặp mặt Kiều Hắc thị ở đây, cũng không cần đối chứng việc này thì Kiều Hắc thị sẽ không biết.
Cuối cùng Lý Vệ cũng tìm ra cách giải quyết, nói năng cũng lưu loát hơn:
- Vạn nhất là chuyện thật thì đó cũng là sự vô ý trùng hợp, kẻ không ó tội. Chuyện đã được bưng bít mấy chục năm. Nô tài kín miệng thì ai còn có thể biết được?
Ung Chính là người cố chấp. Tuy cảm thấy Lý Vệ nói đúng nhưng trong lòng vẫn nặng chình chịch, nghĩ đến thuở nhỏ cùng Chu Thức đọc sách, trong Bắc Tề thư có chuyện Phùng Dực vương thông dâm với mẹ, Chu Thức chửi hắn là tên cầm thú. Ung Chính nghĩ mình là thiên tử, việc này bung ra sẽ bị ghi vào sử sách thì trong lòng đau như cắt. Vua ôm mặt nói:
- Ngươi hãy đi làm việc đi, trẫm nghe lời khuyên của ngươi.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI