in tức về Khang Hy tự nhiên mắc bệnh trong bữa "tiệc thết nghìn cụ già" được giữ kín trong sáu ngày. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra, đến ngày thứ bảy, phòng Thượng thư và viện Thái y cùng liên danh ra thông báo cho bên trong và bên ngoài biết về
Thánh cung vi hòa (Hoàng đế không được khỏe). Tiếp theo đó, các tờ thiếp vấn an của quan lại các nha môn tổng đốc, tuần phủ trong 18 tỉnh thành tới tấp gửi đến Bắc Kinh giống như những mảnh tuyết rơi. Mặc dầu, trong các tờ thiếp đó dùng biết bao nhiêu ngôn từ tốt đẹp, tựu trung đều toát lên một ý là: "Nguyện suốt đời phục vụ thánh giá" tin tưởng hoàng đế "bình tâm dưỡng bệnh để chóng phục hồi sức khỏe"...
Nhưng từ Bắc Kinh lại ngầm loan tin là: Hoàng đế Khang Hy "khó khỏi được bệnh". Trong lòng mọi người đều toan tính con đường đi sau này của mình, mong mỏi hoàng thượng sớm định đoạt việc nước, chỉ định rõ ai là vị trữ quân, để bản thân khỏi phải lo lắng ưu phiền. Thập tứ a-ca thì sốt ruột, đi vào đi ra như khỉ bị cột vào cọc, vò đầu vò tai không hiểu gì cả. Muốn một mình vào Kinh, nhưng lại sợ mất binh quyền, ở lại trong quân, lại sợ Dận Tự ở trong Kinh hành động gây rắc rối, người chết rồi vẫn giữ kín không phát tang. Vì vậy, trên đường từ Túc Châu đến Bắc Kinh, cứ cách bốn giờ lại có ngựa con thoi của Vương đại tướng quân đi về thông tin giữa Túc Châu và đại bản doanh tại kinh đô. Vạn nhất ở Bắc Kinh xẩy ra chuyện gì, Dận Đề ở nơi xa ngoài 3000 dặm không ra khỏi quân doanh, nhưng sau bốn ngày cũng biết tình hình rõ như bàn tay.
Sau năm tháng, triều đình lại có Để báo là "Hoàng thượng ngọc thể hơi yếu". Tiếp đó lại có
chỉ: Nghiêm cấm các quan chức các địa phương không được "loan tậy". Lệnh cho tổng đốc, tuần phủ các tỉnh lần lượt đến Kinh để thăm hỏi và gặp mặt thánh đế. Mặc dầu lúc này sức khỏe hoàng thượng đã có chuyển biến tốt, mọi người không dám than thở gì. Tiếp đó lại có "Đình ký" của triều đình nói:
Vương Diệm là phe đảng của Dận Nhưng đến chết vẫn không tỉnh ngộ, đã bị cách chức đại học sĩ Văn Hoa điện, thái phó thái tử nay giải tới quân đội ở Ô-la-ta-mu tiền quân hiệu lực 1. Nhưng chiếu cố tuổi già, cho phép người con trưởng thay cha chịu phạt. Đạo thánh chỉ này thì chưa có vấn đề gì; lại tiếp theo một đạo chỉ làm chấn động triều dã:
Quần chúng hai huyện: Vĩnh Xuân và Đức Hóa ở phủ Tuyền Châu tụ tập hai ngàn người, dựng cờ bắn pháo. Trẫm đã có chỉ
nói rằng: Họ không phải là giặc mà do thiếu ăn lâu ngày, bất đắc dĩ phải làm như thế. Đại thần, thị vệ của viện đến chiêu an ngay là được. Đại thần phòng Thượng thư là Mã Tề xử lý không khéo, tài liệu văn bản phát ra đòi tiêu diệt, không những để cho đầu đảng giặc Trần Ngữ Hiển chạy trốn, mà còn chém giết hơn 80 người dân bị ép buộc theo chúng. Nay cách chức đại học sĩ ở Văn Nguyên các, thái bảo thái tử, đại thần thị vệ của Mã Tề, giao cho bộ bàn bạc xử lý! Mọi người chưa hết ngạc nhiên, lại tiếp thêm một chỉ dụ:
Đại thần Trương Đình Ngọc phòng Thượng thư, tuy đã nhiều năm làm việc, nhưng không đề xuất được ý kiến giải quyết tốt, năm ngoái trẫm hạ chiếu hỏi ý kiên, ông ta miễn cưỡng tấu qua loa rằng cần thay đổi tuổi thủ tiết của tiết phụ từ 50 xuống 45 tuổi, sự việc không thành. Việc này cần phê phán nghiêm khắc, đối với ông ta, ngoài việc đó ra, không có tội gì lớn, nay giáng chức xuống hai cấp, tạm thời để lại làm việc ở phòng Thượng thư. Mọi người còn chưa hết bàng hoàng thì lại có một đạo chiếu chỉ nữa:
Phương Bao là nho sinh áo vải một thời hàn vi, được tuyển chọn ở bên trẫm, được hưởng ân sâu nghĩa nặng, đúng ra phải toàn tâm toàn ý ra sức phục vụ vua, nhưng Phương Bao lại muốn cầu ân cầu vinh, không yên tâm với cương vị hiện nay, đã giao kết với các quan bên ngoài, móc nối với các hoàng tử, phẩm hạnh không đúng đắn, ngẫm thấy ông ta tuổi cao, cho miễn xử phạt, ban cho vàng bạc, cho về quê ở, giao cho quan địa phương quản thúc. Liên tiếp hai ba chiếu dụ, truất giáng chức của các nhân vật hàng đầu bên cạnh hoàng đế. Sự việc xẩy ra không có báo trước. Sau sự việc không có ý kiến gì, ngay đến đô ngự sử và phó ngự sử viện Đô sát cũng lúng ta lúng túng. Bình thường, khi có những sự việc như vậy, theo thường lệ thì nào là những lời phụ họa, nào là các tấu chương kể tội đương sự gửi lên triều đình hàng tập. Nhưng lần này, ngược lại yên tĩnh lạ kỳ, ngoài việc phụng
chỉ hành sự ra, tịnh không có một ai có hứng thú viết bản tấu. Kỳ thực, cũng không phải mọi người đã quên ca tụng thánh đế, mà chỉ sợ sấm sét giáng xuống đầu mọi người, nên đều lờ đi, ai cũng sợ đánh ngựa, đánh phải chân, làm cho mình ngã chổng vó lên trời.
Sau tiết tháng Bảy, thành Bắc Kinh bắt đầu có gió lạnh, lá già trên cây mùa thu sắc vàng, Dận Chân từ lâu không có việc gì làm, nay tiếp được chỉ dụ miễn làm việc ở phủ Nội vụ và kiêm phụ trách hai bộ là bộ Hình và bộ Hộ, khiến cho tâm trạng hoang mang. Dận Chân ung dung vào Sướng Xuân viên vấn an, mang theo bộ dạng nặng nề, về đến cung Ung Hòa, nhác thấy trước thềm Vạn Phúc đường đương bày hàng dãy vò sành Phúc Châu còn đậy kín nắp và mười mấy sọt quýt Phúc Kiến đặt dưới gốc cây trước nhà, liếc mắt thấy Đới Đạc đang đánh cờ với Văn Giác ở Vạn Phúc đường; Tính Âm và Ô Tư Đạo, mấy người vội vàng đứng dậy nghênh tiếp. Đới Đạc vội bước lên một bước, cúi đầu thưa rằng:
- Nô tài Đới Đạc khẩn kiến chủ nhân!
- Ồ! - Dận Chân liếc mắt nhìn các lễ vật đặt ở bên ngoài, vẫy tay rồi ngồi xuống, cầm lấy cốc trà do người hầu đưa, nhấp một ngụm, rồi lạnh nhạt hỏi: - Về rồi à? Mấy giờ đến nơi?
Đới Đạc đi nhậm chức ở ngoài đã mấy năm, người vừa đen vừa béo, mặt bóng nhẫy, dáng người lùn và thô, mặc áo đoạn đen, lộ rõ khí thế dũng mãnh. Vì thấy Dận Chân nét mặt không vui nên Đới Đạc thận trọng trả lời:
- Nô tài về hôm qua, theo lời dặn trong thư của chủ nhân, không dám vào phủ ngay để bái kiến, mà đến ngay Sướng Xuân viên để vấn an hoàng thượng, chỉ hỏi thăm mấy câu rồi ra ngay. Sớm nay, nô tài đến thì Tứ da đã đi rồi... - Nói xong, trình lên bản danh sách các đồ lễ.
Dận Chân cầm bản danh sách này liếc xem qua, rồi bỏ xuống một bên, nhìn qua một lượt, rồi đột nhiên nổi cáu:
- Thiên hạ đến là vô tình vô nghĩa, họ có biết đâu vì sao ta đối xử tốt với ngươi như với một người anh em. Vậy mà năm năm, tháng tháng, ngươi cứ dùng những thứ này để làm khổ ta. Mỗi lần gửi thư đến ngươi không kêu nghèo thì cũng kêu khổ, không hiểu có ý gì. Ngươi có thực sự nghèo khổ đến mức ấy không? Rượu, xưa nay ta không uống. Đã chẳng biết đến quýt chín thì nay có nó trước mắt cũng nào có biết cách dùng. Thôi, ngươi hãy đưa nó ra chợ mà bán đi, lộ phí trở về không có nhiều đâu.
Đới Đạc không dám nói một tiếng nào, chỉ cúi đầu nghe trách mắng. Ô Tư Đạo cười nói rằng:
- Tứ da, ông làm sao thế? Đang yên đang lành, bỗng dưng phát cáu làm cho các quan sai dịch trong phủ Nội vụ và trong bộ không bằng lòng.
Dận Chân thở dài một tiếng rồi đột nhiên nói:
- Sai dịch, nếu bỏ đi càng hay, vô sự càng nhẹ thân. Lẽ nào tôi không biết hưởng phúc. Các ngươi xem Để báo chưa, hôm qua là Ưu Minh Đường, hôm nay là Thi Thế Luân, Triệu Thần Kiều, toàn bộ đều bị cách chức hỏi tội. Thật đúng là trò "Cây đổ thì khỉ chạy", cũng không để ý đến sợ hãi hay không sợ hãi. Bên ngoài nói bóng nói gió là Vạn tuế da bị điên mê. Hàng ngày ta đều gặp Người, đâu có chuyện như vậy, chỉ có điều sắp xếp việc triều chính như vậy làm sao hiểu được.
Dận Chân trút ra hàng loạt tâm sự u uất, đã có phần nhẹ nhõm hơn, lại nhìn Đới Đạ
- Chủ nhân của ngươi trong lòng bực bội, quở trách ngươi mấy câu, ngươi đừng cho là ta quá quắt.
Đới Đạc cười làm lành nói:
- Nô tài không dám! Chủ nhân dạy bảo để nô tài tốt hơn. Vả lại chủ nhân không phát cáu với nô tài thì phát cáu với ai.
- Tứ da, ngài vì thế mà không vui ư? - Ô Tư Đạo đã xem Để báo, nhẹ nhàng đặt xuống rồi cười nói tiếp: - Xin thứ lỗi cho tôi nói thẳng, ngài cần thật sự tham khảo kỹ cái tâm thuật đế vương của Vạn tuế da.
- Ô...
Ô Tư Đạo ha ha cười nhạt nói:
- Đó là Vạn tuế da đang chuẩn bị hậu sự! Long thể bất an, người đã tự biết không thể tiếp tục được. Các a-ca giành giật nhau đã đến lúc nước lửa không dung hòa được! Bát da đề phòng ông, và càng đề phòng hơn cả đối với Thập tứ da. Thập tứ da dùng binh thận trọng, chỉ đợi hoàng đế yếu giá ông ấy sẽ đưa quân vào thành đọ sức với Bát da! Ông cứ xem xét là biết ngay, tất cả những người bị cách chức, đều là những người có tài. Những người này bị sa vào tranh giành đảng phái sẽ không lợi cho tình hình trong triều sau này, giúp nhầm người, vua mới lên ngôi sẽ khó tránh khỏi mở cuộc chém giết; giúp đúng người, lại dễ lấy cộng lao mà kiêu căng với vua, khó cho việc sai khiến! Cho nên, tốt nhất là bây giờ hãy tạm giam họ lại để quản chế, sau khi vua mới lên ngôi xong, sẽ làm lệnh tha, và lập tức sẽ trở thành bầy tôi được hoàng đế mới s dụng! Kế này là một "khổ kế" đối với Vạn tuế da nhưng lại được coi như lòng Bồ Tát vậy!
Mấy câu đó làm cho Dận Chân sáng ra. Vương Diệm khuyên ông cần giữ mình, nhưng những người ủng hộ việc phế truất thái tử lại nói ông ta là "phe cánh của Dận Nhưng", ông ta rất đau khổ mà không được giải bày, nhưng nay mờ mờ tỏ tỏ đã có được đáp án. Suy tư hồi lâu, Dận Chân nói:
- Tuy nói là tốt, nhưng cuối cùng có chút độc ác, ta rất coi trọng việc trọng đãi người, việc gì cũng không thoát khỏi chữ "lý". Hôm qua Ngạc Luân Đại gặp ta, ông ta tuy đã được xá tội, nhưng vẫn không phục. Trong lễ chúc mừng thọ 60 năm, không biết là Bát da hay Thập tứ da dâng một con chim ưng chết, rõ ràng chưa xử lý, nhưng nếu lại ghép cho ta thì chưa biết chừng hôm nay đã ở trong một tầng địa ngục nào rồi!
- Vạn tuế da không tra hỏi Bát da, Thập tứ da, là có lý do của nó. Điều đó đã đủ chứng tỏ, trong lòng Vạn tuế da đã ngầm định, vị thế cao của Tứ da đã định! - Ô Tư Đạo chống nạng từ từ đi qua trước con mắt của mọi người - Nếu ngầm định Bát da hoặc Thập tứ da, mà sự việc như vậy xẩy ra, há lại có cái lý không điều tra sao?
Dận Chân thần người ra nghe, một hồi lâu mới nói:
- Cứ cho là như vậy đi, toàn là bọn nghịch tử không có nhân tâm lừa vua dối chúa, cũng cần phải điều tra giải quyết.
Ô Tư Đạo suy ngẫm rất lâu, rồi nói:
- Tứãy bình tâm suy nghĩ, sẽ thấy rõ ngay, không thể tra hỏi được, đó là việc giết vua phạm thượng, là phản nghịch, tôi dám đoán chắc rằng, Bát da đã làm như vậy. Thập tứ da thống lĩnh mười vạn tinh binh ở ngoài, nếu triệt để điều tra ông ta chính là tạo cho Thập tứ da cái cớ đem quân về triều, tự gian thần bên cạnh vua. Bát da sẽ liên hệ hưởng ứng, lập tức thiên hạ sẽ đại loạn; nếu điều tra xét xử Bát da, thì lễ vật lại là của Thập tứ da, ông ta sẽ kêu lên đến tận trời, Cửu da, Thập da sẽ cho đổ thêm lập tức họa sẽ xẩy ra từ trong nhà, sợ rằng Vạn tuế da muốn giải quyết tốt cuối cùng cũng khó! Ngày nay đại cục ổn định, sẽ có lợi cho Tứ da; đại cục loạn, sẽ có lợi cho Bát da. Thập tứ da càng mong mỏi Bát da và Tứ da đánh lẫn nhau, ông ta sẽ ngồi thu được cái lợi của người đánh cá. Bệnh của Vạn tuế đa nếu khỏi được, tất nhiên sẽ là điều tốt. Giờ đây, ngọn đèn chiếu mạng của Vạn tuế da sắp hết dầu, nó làm sao chịu nổi trận phong ba này? Làm thế nào để chặn được cơn sóng gió đó? Cho nên, lần này Bát da tuy đi nước cờ hiểm, nhưng lại nhắm đúng rồi mới đi, cái mà ông ta cần là một chữ "loạn".
Nghe Ô Tư Đạo ung dung đĩnh đạc nói, từng câu từng câu rành mạch lý lẽ rõ ràng, Dận Chân đột nhiên nẩy sinh ý nghĩ đố kị và sợ hãi. Mọi điều người này tinh thông sáng suốt hiểu rõ được, thì tương lai kiềm chế ông ta thế nào được? Dận Chân nháy Ô Tư Đạo một cái, rồi hòa dịu nói:
- Suốt cả 10 năm đọc sách! Ông ta đã muốn làm loạn, còn ta đương nhiên là muốn "ổn".
- Tứ da không nên lo lắng về tình hình của triều đình. - Ô Tư Đạo cũng liếc nhìn Dận Chân một cái: - Bên cạnh Vạn tuế da, văn có Trương Đình Ngọc, võ có Vũ Đan, thế là đủ rồi. Thập thất da và quân đội cờ xanh Tây Sơn có ông cậu thân thiết phụ trách thì Thập thất da đi bình định Tây Sơn, một nửa quan quân của đại bản doanh Phong Đài là do Thập tam da phái đến, nhưng người chủ quản Thành Văn Vận lại là phe "tử đảng" của Bát da. Điều đáng suy nhất là đề đốc Cửu môn Long Khoa Đa. Người đó, xét ra Tứ da còn phải gọi là cậu, nhưng ông ta là người của nhà họ Đồng, cả nhà tình cảm giao hảo với Bát da sâu đậm. Thập tam da không ra tù, nếu như Tứ da được truyền ngôi thì ông cũng ngồi không yên, nhưng Thập tam da nếu ra tù, mà a-ca khác được nối ngôi vua, Tứ da chỉ cần kiềm chế kẻ kia một cách xuất kỳ bất ý thì cục diện chuyển biến cũng chưa thể biết được! Cho nên trước mắt tình thế có thể chưa lạc quan được!
Dận Chân nghiến răng suy nghĩ, rồi nói:
- Ta sẽ đi xin
chỉ, lệnh tha cho Thập tam đệ!
Ô Tư Đạo cười nói:
- Thập tam da lần này trở về, chỉ làm loạn thế cục mà thôi, Vạn tuế da cũng chưa chắc đã phê chuẩn sớ tấu của ông. Nói lời khó nghe, do Tứ da làm việc trong phủ Nội vụ nhiều năm, đến lúc đó sửa chiếu để tha ông ta ra, cũng là việc không khó!
Đến đây, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm. Đới Đạc bèn hỏi:
- Tứ da, lần này trở về, thấy trong nhà thiếu đi bốn năm người thân; Cao Phúc Nhi cũng không thấy, Tứ da sai ông ta đi ra ngoài chăng?
- Đúng. - Dận Chân cười mỉa, nhìn Chu Dụng Thành nói: - Ta sai họ đến Quỷ Môn quan rồi. Hàng ngày theo dõi cái đồ khốn nạn, taười như thế nào mà vì một kỹ nữ thối tha, cộng với 8 nghìn lạng bạc mà nó dám bán cả chủ?
Nói đoạn, trong lòng chợt nhớ đến Long Khoa Đa, bèn đứng dậy ra lệnh:
- Chuẩn bị kiệu, ta đến nha môn thống lĩnh quân bộ!
Long Khoa Đa không ở nha môn. Hôm nay vừa mới qua giờ Mão, phòng Thượng thư bèn nhắn tới:
- Trương trung đường đang ở chỗ Đạm Ninh cư ở Sướng Xuân viên, xin mời đại nhân đến đó.
Vì thế đã lệnh cho kiệu nhanh đi đến đó. Làm đề đốc Cửu môn, ở Bắc Kinh không được coi là một chức quan to, cũng giống như phủ Thuận Thiên, ở trên còn có Trực Lệ tuần phủ và tổng đốc điều khiển, so với Thiện Bổ doanh Ngự lâm quân còn kém một bậc. Nhưng nha môn thống lĩnh quân bộ đang quản lý các cửa quan: Đức Thắng, An Định, Chính Dương, Sùng Văn, Tuyên Vũ, Triêu Dương, Bia Thành, Đông Trực và Tây Trực ở kinh sư, tục gọi là "đề đốc Cửu môn" thống lĩnh gần hai vạn người. Trừ đại bản doanh Phong Đài ra, còn lại đều là những nơi quân quyền quan trọng nhất ở kinh sư. Lúc bình thường, việc đi lại với phòng Thượng thư rất ít, cũng không có cái lệ gì phải trực tiếp trao đổi, Long Khoa Đa chần chừ hồi lâu, phân vân có nên đi đến phủ Liêm thân vương trước, rồi sẽ đến Sướng Xuân viên hay không. Kiệu đi về hướng đông được một quãng đường, Long Khoa Đa lại thay đổi chủ ý, quay ngoắt về hướng tây. Ở cổng Sướng Xuân viên đưa cái thẻ vào Đạm Ninh cư. Trương Đình Ngọc thấy ông ta đi đến, đứng dậy cười nói:
- Trúc Quân, thật là làm khó cho ông, cái gọi là biển khổ vô biên, quay đầu lại là bờ.
- Trương trung đường. - Long Khoa Đa vừa cúi đầu đáp lễ vừa ngạc nhiên nói: - Bỉ chức không rõ ý của đại nhân.
Trương Đình Ngọc mỉm cười nói:
- Trước tiên ông nên gặp Bát da, lần này có đưa thẻ cũng không vào được, ngày mai hạ chiếu, ông không còn là đề đốc Cửu môn gì nữa đâu. Họa phúc vinh nhục chỉ còn nằm trong ý nghĩ, cho nên ta mới nói bể khổ quay đầu là như vậy!
Long Khoa Đa lúc đó mới vỡ lẽ, cái "con lật đật" tể tướng này từng ngày từng giờ nắm chắc nhất cử nhất động của mình, trán lấm tấm mồ hôi, nhưng mồm vẫn nói:
- Mặc dù như vậy, tôi vẫn chưa rõ.
Trương Đình Ngọc đứng lên nói:
- Chút nữa ông sẽ rõ, đi theo ta đi.
Long Khoa Đa ngẩn người, chỉ còn biết gật đầu, cùng đi với Trương Đình Ngọc, đã có Hình Niên dẫn hại thái giám dẫn đường, đi vào hướng bắc của Đạm Ninh cư, nhưng một vùng phía bắc Nguyệt Động môn của Đạm Ninh cư không có nhà cửa cung điện, toàn một mầu xanh của các cây song mây, xương bồ, nho, mơ gai, tường vi mọc bò leo quấn quýt kết thành ngõ hoa, bên ngoài hàng rào đều là từng lùm, từng lùm cây cối mọc um tùm, che kín cả bầu trời, làm thành một vùng âm u, tĩnh mịch, xung quanh yên tĩnh tiếng chim cũng không có, chỉ có tiếng côn trùng bỗng chốc lại rên rỉ trong bụi cỏ, làm cho người nghe có cảm giác vắng vẻ lạnh lùng và thần bí. Long Khoa Đa, suốt dọc đường cố suy ngẫm về những lời vừa nói của Trương Đình Ngọc. Khi nín nhịn không được nữa, bèn hỏi:
- Trung đường, cuối cùng ngài định đưa tôi đến nơi nào đây?
Trương Đình Ngọc không trả lời, cứ tiếp tục đi một quãng đường nữa, bỗng thấy phía trước rộng mở quang đãng, lộ ra một dải tường đất, bên trên leo đầy hoa khiên ngưu, dây sơn hổ và hà thủ ô, một khu sân vườn khoáng đạt. Các căn nhà, mái đều lợp bằng cỏ tranh vàng, cửa gỗ, mành trúc không ra vẻ giàu sang, trên cửa lớn cho xe ra vào treo một tấm biển sơn màu vàng, viết các chữ lớn "nhà tranh nghèo" lại là bút tích của vua. Long Khoa Đa đang kinh ngạc nghi ngờ, bỗng thấy Vũ Đan đầu tóc bạc phơ từ phía trong đi ra, mặc một cái áo mãng bào, bên ngoài khoác một cái áo ngựa vàng, trên đỉnh mũ san hô đính một lông đuôi chim công xanh óng ánh, nhìn thấy Trương Đình Ngọc, bèn cười nói:
- Xin mời! - Vì thấy Long Khoa Đa tham bái, lại nói: - Chúa thượng đang tĩnh dưỡng trong đó, ông không cần phải nói to mà chỉ nói nhỏ chào thôi?
- Vạn tuế da... ở trong đó?
- Đúng rồi. - Trương Đình Ngọc cười nói: - Đây là vườn trong vườn, cung trong cung, ngay cả Mã Tề cũng không có phúc được đến đây! Hôm nay tinh thần Vạn tuế da hơi tốt, chỉ triệu một mình ông đến gặp, thế là ông gặp vận may đấy! - Nghe trẫm nói. - Khang Hy ho nhẹ một tiếng, lại nói: - Nhà họ Đồng chịu ơn của nước, mẹ đẻ của trẫm cũng là người của nhà họ Đồng, chỉ mong Đồng Quốc Duy không phụ sự mong mỏi của trẫm, suốt đời làm một danh tướng, không ngờ ông ta lại sa vào cuộc tranh giành phe cánh của các a-ca, không thể từ bỏ ra được, trẫm sở dĩ hận ông ta, nhưng lại không giết ông ta cũng chính là do như vậy. Khanh đối với Đồng Quốc Duy, tuy có hiềm khích, kỳ thực trong lòng cũng oán trẫm, cho là trẫm đã quên khanh, có phải không?
- Nô tài không dám!
Khang Hy than rằng:
- Không dám nói là thật, nhưng không dám nghĩ thì chưa hẳn là thật. Tiểu Đa Tử! Khanh hãy xem cái quả bầu này. Đây là chiến dịch của Khoa Bố Đa năm ấy, chủ tớ hai người chúng ta đột phá vòng vây đã ra được; vất vả bôn ba giữa sa mạc rộng lớn, chỉ còn lại cái này. Đó chính là cái quả bầu đựng nước, chống đỡ trong ba ngày, khanh uống nước đái ngựa, trẫm uống nước; chỉ còn một mẩu bánh cao lương, trẫm chia cho khanh một miếng, khanh không dám ăn, mà ăn lá, rễ cây, đến khi trẫm đói lả đi khanh lại đưa mẩu bánh đó cho trẫm...
Nước mắt Long Khoa Đa tuôn chảy ra như suối, nấc nghẹn một cái, muốn nói một câu gì đó mà nói không được. Khang Hy đột nhiên nói:
- Ngày xưa Trùng Nhĩ bị thua chạy, trên đường chạy thiếu lương thực, Giới Tử là bề tôi của ông ta cắt thịt đùi cho vua ăn, khi Trùng Nhĩ được khôi phục ngôi vua, lại quên mất ông ta. Khanh có phong cách giống như Giới Tử, còn trẫm thì lại không học Tấn Văn Công! Quả bầu này, sau khi đánh trận xong, trẫm thu về, đem sơn mạ vàng thật vào, đặt trên đầu bàn, lúc bình thường đem ra ngắm chơi, thế mà vẫn không phong quan cho khanh, thăng chức cho khanh. Không phải vì khanh làm việc không tốt, mà vì trẫm có ý lưu lại. Một là khanh có kinh nghiệm thành thạo làm một số việc, hai là trẫm cũng xét về phẩm hạnh của khanh. Ngày xưa, khi đi đánh trận khanh là người ít tuổi nhất, trẫm sử dụng khanh như con cháu trong nhà, nếu nay trẫm phong chức quan quá lớn, sẽ có điều tiếng không hay!
Nói xong, ông ta nước mắt chảy đầm đìa, còn Long Khoa Đa thì khóc ngã xuống đất, Trương Đình Ngọc và Phương Bao cũng tự cảm thấy buồn rầu thương hại.
- Trẫm hôm nay nói rõ cái đó, chính là để nhờ vả khanh. - Khang Hy nghẹn nấc nói: - Tấn phong chức cho khanh, phong đại thần cho khanh, để khanh tuyên bố di chiếu truyền ngôi của trẫm. Khanh hãy suy nghĩ trước sau xem, trẫm không trọng khanh, không yêu khanh thì có thể làm như vậy được không? Trẫm... có lẽ nào, ngay việc tìm người tuyên đọc di chiếu cũng không tìm ra hay sao.
Nói đến đó, Long Khoa Đa đã phục xuống đất nức nở, toàn thân run bần bật, một câu cũng không nói ra được. Khang Hy lau nước mắt rồi nói:
- Những điều nói vừa rồi, là trẫm muốn giúp khanh thành đạt, khanh cũng cần giúp trẫm đạt mục đích. Khanh bình thường làm một danh thần trung hiếu, tài năng, như vậy cũng không phí công trẫm bồi dưỡng, chăm sóc khanh mấy chục năm trời.
Nói xong, ông ta cảm thấy hơi thở gấp, hơi tức thở, bỗng nhiên nói rằng:
- Trẫm mệt quá rồi, các khanh bàn với nhau đi, trẫm nằm đây nghe.
Long Khoa Đa cảm động rơi nước mắt, nói:
- Ơn của chúa công thật cao sâu, đem nô tài nghiền nát thành bột cũng không đền đáp được. Những lời nói còn lại nô tài không sao kể hết, kể từ hôm nay, coi như nô tài đã đến thời kỳ chết, chỉ có trung thành đến chết may ra mới không phụ thánh ân, hoặc chỉ có thể báo đáp được một chút long ân của hoàng thượng!
Ông ta khóc làm cho sắc mặt trở nên trắng bệch, hít một hơi đứng dậy nói:
- Hoành Thần đại nhân, Linh Bao tiên sinh, xin sắp đặt đi!
Trương Đình Ngọc mời Long Khoa Đa ngồi. Phương Bao bê ra một chồng văn bản dày nửa thước, nói:
- Đây là văn bản ghi lại lời dạy của hoàng thượng trong 8 năm nay, tôi đã cố gắng ghi chép lại, đề tên là "Thánh Vũ kỉ", hôm nay giao cho Hoành Thần, tương lai sẽ do Hoành Thần công khai tuyên bố.
Trương Đình Ngọc thấy Long Khoa Đa ngơ ngác, vội nói:
- Di chiếu gồm có hai bản, một bản là "Thánh Vũ kỉ" lược thuật sự nghiệp và công lao cả một đời của hoàng đế, ngoài ra còn có những lời thánh huấn truyền lại cho con cháu, một bản là di chiếu truyền ngôi, do ông tuyên đọc, và Trương Ngũ Ca, Đức Lăng Thái cùng nhau duyệt...
Ba người cùng nhauận, Khang Hy lúc đầu còn nhắm mắt lắng nghe, dần dần âm thanh trở nên hỗn độn và xa xăm, rồi ông ta đi vào giấc ngủ...
Long Đa Khoa về đến nha môn thống lĩnh lục quân, đã quá giờ Dậu. Từ sớm đến giờ, mới chỉ ăn một bữa cơm, nhưng ông ta không hề thấy đói. Sứ mệnh đột nhiên đặt lên vai này đang như lửa thiêu đốt ông ta, trong lòng tràn đầy những tình cảm kích động, hưng phấn, vui vẻ, hy vọng và cũng có đôi chút sững sờ bi thương, hoàn toàn không giải thích được không bình tĩnh được. Cứ để nguyên giầy, đi lại trong phòng Ký tên - đóng dấu mấy bước rồi gọi viên lại bút thiếp
2 của thư phòng lại nói:
- Ta viết hai tờ thủ dụ, ngươi đưa đi gửi ngay.
Nói rồi đi đến trước bàn, cầm bút viết rất nhanh:
"Lệnh cho Trung quân hộ doanh tiếp quản quân đồn trú hiệu cờ Chính Lam, nguyên canh giữ mười trại ở Triêu Dương môn, Tề Hóa môn, Đông Trực môn. Nay lệnh!" Nghĩ một lát, rồi lại viết thêm:
"Điều quân lục doanh ở Tuyên Vũ môn đến bảo vệ phía bắc An Định môn. Nay lệnh!" - Rõ. - Tên lại bút thiếp nhận tờ lệnh và nói:- Ti chức xin đi làm ngay. Xin tướng quân cho biết: quân đóng ở Triêu Dương môn chuyển đến nơi nào?
- Ngươi bảo với họ là đến chỗ quản ngựa. - Long Khoa Đa lạnh lùng nói: - Không nên làm kinh động đến nhân dân trong thành. Sau nửa đêm đem binh sĩ ba cửa phía đông tiến vào thành bảo vệ cho trung quân của ta. Tất cả việc điều động quân đội không được làm kinh động đến nhân dân!
- Vâng.
Viên lại bút thiếp vâng một tiếng, chưa ra khỏi cửa, đã nghe ở phía ngoài có người bẩm báo:
- Viên ngoại lang của bộ Lễ là Đảng Phùng Ân xin gặp.
Đảng Phùng Ân là môn hạ của Cửu a-ca Dận Đường, lại là công tử của Đảng Vụ Lễ là quan cấp trên của mình, bình thường hay qua lại chơi đã thành quen thuộc. Long Khoa Đa trầm ngâm một chút, rồi nói:
- Ngươi hãy để bản chỉ dụ viết tay lại, sau nửa giờ nữa hãy đến lấy. Xin mời Đảng tiên sinh!
Một lát đã nghe thấy tiếng chân đi lẹp xẹp, Đảng Phùng Ân đi giầy vải, mặc áo mầu xanh, vạt áo bay nhẹ theo gió đi vào. Long Khoa Đa cười nói:
- Ngọn gió nào đưa ông đến đây? Ông trông càng ngày càng phong độ! Bộ râu năm chòm làm người ta rất hâm mộ, nếu ông thay trang phục đạo sĩ vào thì khác nào như
Lã Động Tân 3, sống thoát ly như một người khách trong hang động của họ Lã. Tôi là con mèo đi ăn đêm vào nhà, không có việc thì không đến!
Đảng Phùng Ân cười hì hì vừa nói vừa đi vào ngồi. Hai người hàn huyên vài câu đùa vui, Long Khoa Đa ra lệnh cho người nhà tránh ra ngoài, cười hỏi:
- Bát da cho ông đến phải không?
Đảng Phùng Ân bưng chén trà, trầm ngâm một lát, nói:
- Là Cửu da. Tối hôm qua Cửu da và Bát da họp bàn kế sách hợp tác với nhau một đêm, bảo tôi lại hỏi ông xem có tin gì.
Long Khoa Đa giả vờ ngơ ngác, nói:
- Họp bàn kế sách hợp tác gì vậy? Lần trước anh đến, tôi đã nói rồi, phủ đề đốc Cửu môn không cần phải lo lắng làm gì?
- Bát da đến nay mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ còn thiếu gió đông.
Đảng Phùng Ân cử chỉ tao nhã lịch sự đứng lên, đi lại trầm tư nói:
- Đại bản doanh Phong Đài phụ trách Sướng Xuân viên, ông phụ trách 9 thành. Đến lúc đó, đồng thanh khởi sự, trong thành, tất cả các phủ thân vương, bối lặc, bối tử đều do ông bảo vệ khống chế. Chỉ sợ là có người khống chế trước, cho nên việc tăng cườngo vệ phủ Bát da lại phải do ông gánh vác. Bộ phận cũ của Thập tam da vì đại bản doanh Phong Đài không thiếu, nếu Thành Văn Vận đàn áp không nổi, sợ phải dùng đến người và ngựa của ông.
Long Khoa Đa thư thái dựa lưng vào phía sau ha ha cười nói:
- Gió đông rất lớn, tôi đã nói thẳng ra rồi, lính của tôi không thể ra khỏi thành. Nếu không, hai mươi mấy phủ vương gia trong thành khó khống chế cho dù Bát da thân chinh triệu kiến, tôi cũng chỉ có thể nói như vậy!
- Rất tốt! - Đảng Phùng Ân ngồi trở lại - Bát da cũng nghĩ đến điều này, ông đã trung thành với Bát da, vạn nhất Phong Đài có binh biến, thì làm thế nào? Bát da bảo tôi đến hỏi ông.
Long Khoa Đa mỉm cười nói:
- Không thể có chuyện như vậy, vạn nhất xẩy ra còn có đại bản doanh Nhuệ Kiện ở Tây Sơn. Tối hôm nay tôi đã ra lệnh, điều trung quân của tôi bảo vệ Bát da, điều lính của lục doanh khống chế Tứ da. Chỉ cần Bát da ở lại chỗ tôi, Phong Đài có làm sập trời đi nữa thì một tên lính của họ cũng đừng hòng vào được thành!
Nói xong, đưa hai bản chỉ dụ viết tay ở trên bàn cho Đảng Phùng Ân xem.
Đảng Phùng Ân xem xong, tay cầm đèn nến, mắt như bị lửa ma thiêu đốt:
- Ông quả là một nhân vật quan trọng! Tối mai Cửu da, Thập da mời ông đến bàn bạc. Nội bã dự định, ông là thượng thư bộ Binh!
- Thượng thư bộ Binh! - Long Khoa Đa bật cười, nhưng lại kiềm chế được, rồi Long đột nhiên đứng dậy nói: - Ông bẩm với Cửu da: Quan, tôi không cần, nhưng chỉ mong những người đang nắm chính quyền của Đồng lão da nhà tôi bớt chèn ép tôi một chút, tôi sẽ vô cùng cảm tạ!
Tiễn khách về, Long Khoa Đa xem lại hai bản chỉ dụ viết tay ở trên bàn, nét mặt lộ chút cười nhạt, lớn tiếng gọi:
- Bay đâu! Đến cả đây!
--------------------------------
1 Tiền quân hiệu lực: phục vụ quân đội ngoài mặt trận. |
2 Lại bút thiếp: dịch từ: "bút thiếp thức". Đây là tiếng Mãn. nghĩa là người viết chữ! |
3 Lã Động Tân: một trong Bát tiên, người đời Đường, đã đỗ tiến sĩ từng làm huyện lệnh. |