HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI
Vua Ung Chính đi tuần đê trong đêm mưa gió
Điền Văn Kính đặc chỉ hùng hổ ra oai

    
ua Ung Chính đã cởi bỏ áo mưa và giày da cao cổ ở bên ngoài, chỉ mặc một chiếc áo bào mỏng màu nâu, bên ngoài cũng không khoác thêm áo ngắn. Ngoài chiếc đai áo bằng vàng dát ngọc quý thể hiện địa vị chí cao của ngài ra, tất cả những phục trang trên con người ngài giống như những vị thân sĩ khác. Ngài nhìn cái vẻ kinh ngạc đến trợn tròn mắt, há hốc mồm của Điền Văn Kính và anh chàng ngốc Vũ Minh đứng cạnh ông ta giây lát rồi thả bộ tiến vào, ngồi lên ghế, hồi lâu sau mới nói:
- Sao, không nhận ra trẫm sao?
- Vạn tuế! - Lúc đó Điền Văn Kính mới sực tỉnh, phủ phục trên mặt đất liên tiếp dập đầu: - Thế này... thế này thật ngoài sức tưởng tượng... nô tài chỉ chú tâm đọc Để báo, mới hôm qua còn nghe nói chủ nhân ở Sơn Đông, làm sao mà...
Vua Ung Chính cười khẽ, dường như bị nước mưa làm lạnh nên nét mặt ngài có sắc xanh tái, nhưng thần khí của ngài thì rất bình thản. Ngài không trả lời Điền Văn Kính, quay ra phía ngoài gọi lớn:
- Hoành Thần vào đây, nhà ngươi gầy yếu không thể so với bọn Đức Lăng Thái và Trương Ngũ Ca được. Vũ Minh, nhà ngươi có thể làm chút gì để ăn được không, hãy tỏ ra là người chủ tất đi nào!
Vũ Minh ngày ngày đều ở đây canh đê, đã được gặp mặt vua Ung Chính vài lần, nhưng chỉ là được nhìn thấy từ xa, đến tận lúc đó hắn ta mới như từ trong mơ tỉnh lại, vội vàng dập đầu lia lịa, hoảng loạn nói:
- Ngài là Đức vạn tuế? Sao ngài lại chịu khổ thế này, nô tài có mắt mà không biết nhìn!... Nô tài xin đi làm ngay. Có điều ở đây cách xa thành, vạn tuế ngài phải chịu khó một lát vậy...
- Được được rồi, ngươi chẳng phải là vẫn thường ăn cơm hàng ngày sao? Ai cần ngươi phải đi kiếm mâm cao cỗ đầy làm gì? Hãy nấu chút canh nóng là được rồi.
Nghe Vũ Minh lắp bắp không thành tiếng, vua Ung Chính cười, xua tay lệnh cho hắn đi ra. Sau khi Trương Đình Ngọc bước vào, nhà vua lại nói:
- Trương Đình Ngọc ngồi đi, Điền Văn Kính cũng đứng dậy mà nói...
Trương Đình Ngọc cúi người cảm tạ rồi ngồi xuống bên cạnh vua Ung Chính. Ông ta không ăn vận chỉnh tề sạch sẽ như nhà vua, vạt áo phía dưới của ông ta đều ướt đẫm, đôi giầy sũng bùn đất của ông ta chảy ra một vũng nước bẩn. Nhìn vẻ ngạc nhiên của Điền Văn Kính, nhà vua cười và nói:
- Trẫm được Trương Ngũ Ca cõng đi tuần, Trương Đình Ngọc thì lội mưa để đi cùng, nhà ngươi thì cưỡi ngựa đến, quân thần chia nhau mà đến.
- Hoàng thượng không nên ở đây. - Điền Văn Kính đã khôi phục lại được thái độ bình thường. Nghe thấy tiếng gió mưa sấm chớp cùng với tiếng nước sông từ bên ngoài vọng tới, lập tức ông ta nghĩ tới trách nhiệm của mình, bèn cúi người trước mặt vua mà nói: - Ngài và Trương đại nhân xin hãy lập tức trở về thành, thần phải ở lại đây suốt đêm. Ở đây...
Trương Đình Ngọc bị gió rét làm cho xanh tái mặt mày, lúc này mới hồi phục lại sắc mặt, nói:
- Không phải vội, ở dưới đê này có thuyền ngự của hoàng thượng, từ Lạc Dương cũng đã điều tới 30 chiếc thuyền hộ giá. Nếu như đê của ngài ở đây mà không chắc chắn thì thành Khai Phong cũng đâu có an toàn hơn nơi đây.
Bất giác, trán Điền Văn Kính nhăn lại, ông ta lạnh lùng nói:
- Hoành Thần đại nhân, sao ngài lại có thể nhìn thấy được là đê của tôi ở đây không chắc chắn?
Vua Ung Chính nghe được câu nói ấy, bèn nói: - Nhà ngươi tự mình hồ nghi! Ngươi mời trẫm vào thành, điều ấy chứng tỏ nhà ngươi không đủ lòng tin vào sự vững chắn của con đê này rồi!
Điền Văn Kính nói:
- Hoàng thượng, ngài nói như vậy, nô tài không có lời nào để đối đáp lại cả, thần chỉ là đề phòng vạn nhất!
- Ôi! - Vua Ung Chính đứng dậy, từ từ bước đi trong phòng, giọng nhà vua trong tiếng mưa gió lại càng tỏ rõ sự bình thản và rõ ràng hơn: - "Vạn nhất" cũng không thể có được, trẫm yêu cầu phải "vạn toàn". Nhà ngươi chưa từng trị thủy, không biết được sự lợi hại của sông Hoàng Hà. Ở đây trời mưa, thì nước sẽ dâng lên ở hạ du! Trẫm đến Khai Phong được 6 ngày rồi, chỉ ở cách nhà ngươi có một cái miếu Thành hoàng cũ có chưa đầy hai dặm mà thôi. Hôm nay nhận được tin cấp báo từ Hiệp Châu Lạc ưa tới, thượng du không có mưa! Nếu không, trẫm nào đám đưa quân đến đây mà không xem xét trước chỗ này của nhà ngươi?
Nhà vua vừa nói, vừa đi đến bên thềm nhà ngửa cổ nhìn trời. Mưa to như trút nước, bầu trời vần vũ mây đen và nhằng nhịt sấm chớp. Hồi lâu, Ung Chính mới quay người lại nói:
- Trẫm không phải đến đây để trách cứ ngươi. Từ khi ngươi nhậm chức đến nay chưa hề ăn một bữa cơm tử tế, chưa ngủ một giấc yên lành. Ngươi là một viên quan tốt, quan trong sạch, làm việc tận tâm, điều đó trẫm biết.
Điền Văn Kính chợt thấy người nóng bừng lên, khiêm tốn từ tạ. Ung Chính xua tay gạt đi, nhìn bầu trời mưa gió sấm chớp, tiếp tục nói:
- Nhưng, một nửa tâm tư của ngươi dùng ở dân chính, một nửa tâm tư lại dùng để nghĩ cách nịnh trẫm, muốn giữ cho Hà Nam năm nay không tan vỡ, để các đốc phủ khác không thể tố cáo ngươi được, đúng không?
- Vâng!
Điền Văn Kính chú ý nghe từng câu từng chữ, suy nghĩ kỹ thì đúng là như vậy, bất giác toát mồ hôi trán. Nhưng cảm thấy so với các quan viên khác, thì không cam khuất phục, bèn phân trần:
- Xin hoàng thượng minh huấn! Chẳng qua là do thần nghĩ, giữ cho ngày nay không tan vỡ, mùa thu năm nay sẽ thu được lương tiền, thì sẽ có dư sức để trị thủy. Trước mắt quả thật là do ít tiền quá...
Nhân khi tấu trình về tình hình tài chính của bản thân, Điền Văn Kính đã giấu đi khoản nợ ông ta vay của Niết ty vệ môn, bởi vì ông ta cảm thấy khoản tiền đó có được quá dễ dàng. Nghe xong, Ung Chính nhìn Trương Đình Ngọc, cười và nói:
- Hoành Thần, xem ra trẫm thanh lý nợ lại hóa ra gặp phải một tài chủ có tiếng rồi.
Trương Đình Ngọc cúi người nói:
- Việc trị thủy liên quan đến quốc kế dân sinh, bộ Hộ có trách nhiệm chi tiền. Văn Kính, nếu có khó khăn thì hãy tấu trình rõ hoặc tìm gặp Thượng thư phòng phê chuyển bộ Hộ. Dựa vào sức lực của một tỉnh nhà ngài, dựa vào sức lực của một mình ngài, không làm nổi việc này đâu.
Điền Văn Kính ngần ngừ một chút rồi nói:
- Thực ra tôi vừa mới nhậm chức, đã liên tiếp chuyển cho Liêm thân vương hai tấm thiếp, nhờ ông ta quan tâm đến bộ Hộ giúp. Nhưng có lẽ do thời gian còn ngắn, Bát da không kịp đến đây, mà ở đây thì tôi không thể chờ đợi được, vì vậy đành phải tính toán từ tỉnh mình trước. Chút tâm tư này, xin hoàng thượng soi xét.
- Cần phải theo đúng quy cách, trị thủy sông Hoàng Hà từ thượng du cho đến hạ du. - Ung Chính không muốn nói đến Doãn Tự, trở về chỗ ngồi, từ từ nói: - Trẫm đã từng trị thủy, cũng đã từng gặp phải thủy nạn, đã ở trên sông 2 ngày 2 đêm! Con đê này của nhà ngươi có thể chịu được năm nay, nhưng sẽ không thể chịu được sang năm, nạn hồng thủy ở sông Hoàng Hà nhà ngươi đã từng thấy bao giờ chưa? Con đê này chỉ như trứng mỏng, một con sóng là tan! Trận mưa này chỉ qua đây là sẽ ngớt thôi, vì vậy, phải trị tận gốc, không nên chỉ nhìn bề ngoài mà bỏ qua cái bên trong.
Nghe nhà vua nói xong, Điền Văn Kính không nén nổi một hơi thở dài, suy nghĩ một lúc, ông ta nói:
- Nếu đã như vậy, nô tài xin dốc sức để làm. Chỉ có điều Khai Phong hướng đông nam nước sông Hoàng chẳng mấy chốc sẽ tràn tới, những công trình thủy lợi cũ đã không còn, rất khó khôi phục theo đúng quy cách. Vì vậy, nô tài cho rằng nên xây dựng lại Hà đạo tổng đốc, thống nhất lại quy hoạch mới có thể dần dần thay đổi, xin hoàng thượng minh xét.
- Điều này há lại cần ngươi nói đến? - Ung Chính cười nói: - Hà đạo tổng đốc vệ môn thì đặt ở Thanh Giang, chỉ có điều không có tổng đốc mà thôi. Nhưng xem trong các quan lại ngày nay, đem bạc đút vào Hà đốc vệ môn, được không? Ngày nay, cho dù không có những người tài giỏi như Cận Phụ nhưng cũng không thể đưa những kẻ bất tài vào để thay thế được. Nhà ngươi xem, những kẻ làm quan Hà đạo vệ, trong mắt họ không phải là sông Hoàng Hà, mà là bạc trắng! Hà đạo vệ môn lĩnh lương tiền theo bổng lộc, chỉ có việc đi tuần để xem xét, Hà đạo tỉnh nào thì quản khúc sông của tỉnh ấy, bạc tiền thì lĩnh đủ, nếu không, triều đình cấp thêm, chỉ sợ vẫn còn thừa nữa là khác.
Điền Văn Kính ngẫm nghĩ, lại nói:
- Nô tài đến nhậm chức, đã tuần sát một lần, phía đông Hoàng Hà rất tiêu điều, có nơi mấy chục dặm bỏ hoang từ lâu. Triều đình có thể điều đến đây một số người, một là ruộng đất sẽ không bị bỏ hoang, hai là khi trị thủy sẽ cần phải có dân công. Nghe nói triều đình chỉnh đốn kỳ vụ, có thể phái bọn họ đến Hà Nam khẩn hoang trồng ruộng
- Lời nói của nhà ngươi như trò đùa. - Ung Chính lạnh lùng nói: - Vương Bôn xưa kia đã từng làm như vậy và đã đánh mất thiên hạ! Sông Hoàng Hà xưa có ngàn dặm bỏ hoang, bắt người ta bỏ nhà xa quê mà đến đó "khẩn hoang", ăn chẳng có mà ăn, ở chẳng có chỗ mà ở, cày bừa chàng có ruộng, trâu, trồng trọt chẳng có giống má. Nhà ngươi, Điền Văn Kính là thần tiên ư? Có thể biến hóa ra trang trại, biến thành nhà cửa để sắp xếp chỗ ở cho họ sao? Những người kỳ nhân đó quen thói ăn sẵn, ngươi lại mong bọn họ đến đây khai hoang sao? Điền Văn Kính, ngươi hãy lo sắp xếp công việc của ngươi ở đây cho thật tốt đi. Có cây to bóng mát thì lo gì không có người đến hóng mát.
Nhà vua nói liền một hơi, nói xong khô ráo cả họng, bèn đứng dậy đi lấy nước uống, nhưng tất cả các cốc đều cạn sạch, không có nước, liền bỏ cốc xuống. Trương Đình Ngọc bèn gọi:
- Đức Lăng Thái, nhà ngươi đi xuống bếp, xem Vũ Minh đang làm cái gì vậy? Đã lâu thế rồi, đến nước trà cũng không có một ngụm, thật không ra sao cả!
Đúng lúc đó, Vũ Minh một tay xách cặp lồng cơm, một tay xách bình trà bước vào, nghe thấy tiếng của Trương Đình Ngọc vội vàng đáp lời:
- Trương trung đường, đây thực là không còn cách nào khác cả. Những ngày vừa qua đều lấy nước sông Hoàng Hà để nấu ăn, hôm nay do trời mưa nên nước đều bị vẩn đục hết cả. Phải lấy nước mưa để dùng, đợi một lúc lâu mới hứng đủ nước để nấu cơm, để chủ nhân và các đại nhân phải chờ đợi, lòng tiểu nhân thật không yên...
Nói xong bèn mở hộp cm ra, bên trong đặt các loại bánh rán, cơm, trứng rán với mộc nhĩ. Lại có mấy con cá chép tươi của sông Hoàng Hà, thật là một mâm cơm hiếm có. Sau khi bày ra, mùi hương thơm của thức ăn bốc lên nghi ngút. Đức Lăng Thái và Trương Ngũ Ca đứng bên ngoài gác cũng đều đã đói ngấu, ngửi thấy mùi thức ăn đều ứa nước miếng nhưng phải giả vờ như không có việc gì xảy ra.
- Trong thời gian ngắn mà làm được như thế này, Vũ Minh thật là người tháo vát. - Ung Chính cười và nói, đưa tay nhặt một chiếc bánh lên: - Trẫm cũng đã đói búng thật rồi. Ồ, đây là loại canh gì vậy?
Hóa ra, trong ấm đựng trà của Vũ Minh đem tới không phải là đựng nước trà mà lại đựng mì nấu nóng hổi, màu hơi xam xám, mùi thơm điếc cả mũi, làm cho ai cũng muốn ăn. Vũ Minh cẩn thận múc ra một bát đầy đưa cho Ung Chính, cười và nói:
- Đây là chút canh dân dã, lúc còn nhỏ ở nhà mẹ nô tài vẫn làm cho nô tài ăn, xin Đức vạn tuế ngài thưởng thức.
Trương Đình Ngọc đứng bên cạnh nói:
- Đức vạn tuế, ngài đừng ăn trước, xin để tiểu nhân nếm thử trước rồi ngài hãy dùng sau.
Ung Chính cười nói:
- Thôi đi! Ở đây, vào lúc này hãy còn có người muốn hại trẫm sao? Hơn nữa, bọn Trương Ngũ Ca chẳng phải là đã phái người xuống bếp giám sát nhà bếp rồi hay sao?
Nói rồi ăn một miếng bánh, nhấc bát canh lên, dùng thìa múc một thìa đưa lên miệng nếm thử, không ngớt khen ợi:
- Canh ngon lắm! Từ trước đến nay ta chưa từng được nếm qua vị này! Làm như thế nào vậy?
Vũ Minh cười nói:
- Thực ra, làm món canh này không khó, lạc nhân giã nhỏ, hạnh đào nhân, vừng, dùng dầu sao chín lên, cho thêm muối tinh vào tiếp tục đảo, đảo đến lúc chín ngửi thấy mùi thơm. Bình thường khi dùng đến đổ nước vào đun sôi lên là ăn được. Chúng thần hàng ngày khi làm việc ở trên sông, ăn đêm thường ăn thứ này, vừa giữ được sức, vừa đỡ đói, đỡ khát...
Ung Chính vừa nghe vừa ăn, đã ăn hết một bát canh, chỉ tay vào những món thức ăn bày ra nói:
- Trẫm đã ăn hết thứ canh này, còn cá và những thức ăn kia hãy để cho Đức Lăng Thái và Ngũ Ca ăn. Khi phải thức đêm dùng thứ canh này là tốt nhất. Trương Hoành Thần, Điền Văn Kính, các ngươi cũng ăn một bát đi!
Điền Văn Kính buổi đêm hôm nay như người nằm mơ, tất cả mọi sự đều vượt ra ngoài dự tính. Việc đi tuần đê gặp hoàng thượng đi tuần vốn chỉ là một việc bên ngoài, nhận biểu chương lại cũng bị thất bại, bẩm việc thì bẩm việc nào hỏng việc ấy, bản thân chẳng có chỗ nào mà đứng nữa, bị phê đến mức vỡ đầu chảy máu xong lại được ban thưởng cho bát canh! Trong lòng ông ta cứ loạn cả lên, không còn nói được điều gì ra hồn, cũng chẳng biết phải nghĩ cách ứng phó ra làm sao nữa. Sau khi nhận bát canh, mới húp được một miếng, vừa định khen ngon thì ông ta lại nghe thấy vua Ung Chính hỏi:
- Ô tiên sinh đâu
Điền Văn Kính sợ đến mức run bắn cả tay, nước canh nóng bản ra làm bỏng cả ngón tay, vội vàng liếc nhìn Ung Chính, lắp bắp nói ra câu gì đó mà chính ông ta cũng không hiểu là mình đang nói gì.
- Đã từ thoái rồi à? - Ung Chính hình như cũng không lấy làm kinh ngạc, từ từ uống một ngụm canh, hỏi tiếp: - Vì sao vậy?
Ô Tư Đạo là người như thế nào, Trương Đình Ngọc cũng chưa từng nhìn thấy. Chỉ nghe nói đến vài lần. Trương Đình Ngọc làm tướng đã hơn 20 năm, không hề kết bạn với các a-ca, mỗi lần nghe các tin đồn thì chỉ cười mà bỏ qua. Hôm nay nghe thấy đích thân Ung Chính hỏi như vậy, ông ta mới biết là những tin đồn trước đó không phải là không có căn cứ. Song, ông ta cũng không biết vì sao Ô Tư Đạo lại không làm quan, chỉ đi Sơn Tây rồi Hà Nam, chỉ làm một người sư gia mà thôi. Đang mải nghĩ như vậy, thì nghe Điền Văn Kính cười và nói:
- Ô tiên sinh rất giỏi văn chương, cũng không bao giờ nói đến chuyện quan chức lương tiền hộ ai cả. Chỉ có điều ông ta là người tàn tật, rất nhiều chuyện không tính trước được. Hơn nữa, mỗi năm đòi nô tài phải trả lương 8 nghìn lạng bạc. Nô tài đối xử với ông ta khác với các sư gia khác thì không yên tâm, lại cho rằng ông ta đòi nhiều tiền quá, nên chỉ còn cách tiễn ông ta về quê. Ô tiên sinh cũng tự mình tình nguyện như vậy...
- Một gia sư giỏi như vậy, 8 nghìn lạng bạc cũng đáng. - Ung Chính lạnh lùng nói: - Lương của một tri phủ thanh liêm 3 năm cũng đã đến 10 vạn lạng bạc trắng! Nếu như nhà ngươi không dùng, người khác đã dùng rồi cũng chưa biết chừng. Việc này chẳng liên quan gì đến trẫm cả, ngươi cũng chẳng cần phải lo lắng về việc này. Trẫm rất hiểu Ô tiên sinh, hôm qua Lý Phất xin gặp, có đến ông ta, lại nói là thiếu người. Trẫm chẳng qua là nhân tiện hỏi đến mà thôi.
Nói rồi lại uống canh.
Điền Văn Kính đã hiểu rõ, thiên tử đích thân hỏi đến họ Ô! Hơn nữa từng câu từng chữ đều dùng từ "tiên sinh", chứ không nhắc đến tên họ thì đó đúng thật là một vị "sư gia" đáng phải để người khác nể! Lúc đó Điền Văn Kính mới hiểu được ý nghĩa bức thư ngỏ của Lý Vệ. Ô Tư Đạo đối với mình không kiêu ngạo, cũng chẳng để ý, hóa ra là phía sau đã có bối cảnh như vậy, thật là chẳng thể ngờ được! Nghĩ đi nghĩ lại, cái danh hiệu "Thiên hạ đệ nhất tuần phủ" của Nặc Mẫn bỗng chốc làm lòng ông ta rối như
tơ vò. Chính lúc đó, Trương Đình Ngọc từ tốn nói:
- Ô tiên sinh không phải là hạng thường, là bậc quốc sĩ vô song, xin quý phủ lưu ý. Ông ta thân mang tàn tật, không tiện làm quan, phải cúi đầu làm những việc ấy vinh dưỡng thân tử, 8 nghìn lạng bạc cũng coi là rất ít rồi, các vị sư gia khác của ngài nhận của ngầm ở đây sợ rằng không chỉ có từng ấy! Tôi làm tướng đã nhiều năm, cũng biết được một số điều.
- Thôi không nói chuyện này nữa, đây chỉ là câu chuyện phiếm trong bữa cơm mà thôi. - Ung Chính cười lấy đồng hồ ra xem, đã là giờ Dần rồi, nghe tiếng mưa gió bên ngoài có nhỏ đi một chút, bèn đứng dậy vươn vai, nói với Điền Văn Kính: - Đêm nay trẫm phải lên đường, nhân tiện xuống xem xét vùng hạ du, sau đó trở về Bắc Kinh. Hà Nam là nơi trọng yếu lại rất bần cùng, trẫm giao nó cho ngươi là có ý của trẫm. Không những Hoàng Hà phải giải quyết từng bước một mà việc quan trọng hơn là phải chỉnh đốn lại tầng lớp quan lại. Quan lại không trong sạch thì việc gì được cả. Tiêu Hà làm ra hình luật 3 nghìn điều vẫn phải cần có quan lại để làm. Trẫm nay đã hơn 40 tuổi, không mong muốn trị vị thiên hạ 61 năm như Đức thánh tổ, nhưng ở ngôi vua một ngày, tất phải tuân theo di nguyện của tiên đế, nhất nhất phải làm tốt việc đó, để không hổ thẹn là lớp con cháu về sau. Chỉ cần cứ mạnh dạn làm, không cần phải lỏng tay làm gì cả. Kết hợp giữa mạnh và lỏng là biện pháp sử dụng quan lại, trẫm không muốn học Chu Nguyên Chương, không muốn giết đi một bậc đại thần để làm cho giang sơn thất điên bát đảo!
Nói xong, Ung Chính bèn từ từ bước ra, viên thái giám họ Cao đứng chờ ở bên ngoài vội vàng mang đồ đi mưa tới, Đức Lăng Thái cúi người xuống để cõng Ung Chính, một đám đông đội mưa cùng đi xuống thuyền. Điền Văn Kính trực tiếp đưa họ xuống tận bờ sông. Nhìn theo Ung Chính lúc đó Điền Văn Kính mới biết rằng tuần phủ An Huy, tuần phủ Sơn Đông, Lý Phất, còn có cả Phạm Thời Tiệp đều cùng lên thuyền.
Khi Điền Văn Kính cùng tám người đi theo lên kiệu trở về thành Khai Phong thì trời đã sáng rõ. Trận mưa lớn đêm qua đã làm cho nước tràn lên bờ của Phiên Dương hồ Long Đình, con đê ngăn nước rộng hơn ba trượng nay chỉ còn như một sợi dây mảnh, ông ta đi tuần một vòng xung quanh đó, nước ở trên đường có chỗ ngập lên đến cổ, có chỗ có mạch rất sâu, tất cả mọi người ở các nhà đều đang tát nước ra khỏi cửa. Ở một vài chỗ có những căn nhà bị đổ, đến hỏi thăm thì được biết là không có ai bị thương cả, Điền Văn Kính mới tạm yên tâm. Đang định quay về phủ vệ môn bỗng nghe thấy có tiếng một người con gái đang kêu khóc ở phía trước kiệu:
- Oan uổng quá... Thanh thiên đại lão da!
Tiếng khóc ai oán làm cho thấy lạnh cả người, tiếp đó lại nghe thấy tiếng quát của sai dịch:
- Không được chặn kiệu, ở đằng kia là phủ Khai Phong, đến phủ Khai Phong mà kêu!
Người đàn bà nọ dường như không muốn rời ra, vẫn kêu khóc:
- Bọn trời đánh! Các ngươi sao mà ác thế! Ngày nay ở phủ Khai Phong làm gì còn có Bao Long Đồ...
- Dừng kiệu.
Điền Văn Kính động lòng bước xuống kiệu, quả nhiên trông thấy một người đàn bà tuổi độ 30 đang dập đầu ở phía trước, toàn thân đầy bùn đất. Khi nhìn thấy Điền Văn Kính đi tới bèn bò lên phía trước, khóc và nói:
- Đại lão da hãy làm rõ việc này cho con... Chồng của con bị người ta giết oan ở vịnh Hồ Lô đã 3 năm, hung thủ... cũng đã biết... đã tố cáo 3 năm nay, không ai minh oan cho con cả...
Chị ta nước mắt ròng ròng, nói năng lộn xộn, kêu khóc khản cả tiếng. Nhìn thấy người xung quanh vây lại để xem ngày càng đông, Điền Văn Kính chau mày hỏi:
- Ngươi tên là gì? Có cáo trạng không?
Người đó lấy vạt áo lau nước mắt trả lời:
- Dân phụ là Tiều Lưu thị, đơn từ 3 năm trước đã đưa đến phủ Khai Phong, đầu tiên thì được phê chuẩn, sau lại bị bác. Lại cáo lên chỗ Niết đài đại nhân, Niết đài đại nhân lại giao cho Khai Phong vệ thẩm, hung thủ đã bắt được lại thả ra, thả ra rồi lại bắt. Chỉ thương cho mẹ con tôi, mẹ góa con côi, bao nhiêu tiền của ruộng đất đều tiêu tán hết cả...
Người đàn bà vừa kêu khóc vừa ngửa cổ lên trời như muốn tìm kiếm một cái gì đó. Toàn thân chị ta lấm đầy bùn đất, run rẩy trước gió thu như một cành cây khô. Cảnh tượng thương tâm khiến cho người ở hai bên đường đều phải rơi nước mắt. Điền Văn Kính cũng rất động lòng, ông ta nghĩ bụng, mình cũng vừa mới chuyển từ phủ Khai Phong đến, tại sao không bao giờ nghe thấy nói đến vụ án này? Nghĩ vậy, ông ta hỏi:
- Ta ở Khai Phong tại sao không bao giờ nhìn thấy nhà ngươi đến tố cáo?
Tiều Lưu thị vừa khóc vừa nói:
- Trước đây dân phụ đã như người chết rồi, nhà không có, sản nghiệp cũng không, dân phụ định ôm con chờ chết mà không đi tố cáo... nào ngờ, họ lại bắt mất đứa con trai của con... Trời ơi, con tôi đâu rồi!
Chị ta giống như một người điên, chiếu cặp mắt sáng quắc vào Điền Văn Kính, hai tay khua khoắng trong không gian. Bất giác, Điền Văn Kính thấy lạnh cả người trước cảnh tượng đó, trong lòng ông ta cũng đã hiểu là vụ án này có nhiều chỗ khuất tất, ông ta đã có chủ ý riêng của mình.
- Nhà ngươi yên lòng quay trở về đi, tìm một người biết viết nhờ họ viết hộ đơn tố cáo rồi trực tiếp chuyển đến cho Diêu sư gia hoặc Tất sư gia ở Tuần phủ vệ môn. Nhà ngươi hiện nay đang ở đâu?
Tiều Lưu thị dập đầu trả lời:
- Đại lão da ngài xem xét lại vụ án này, nhất định sẽ công hầu vạn đại! Dân phụ hiện trú ở nhà người thân trong ngõ phía nam thành, ngày mai con sẽ mang đơn tố cáo đến cho Diêu sư gia!
Điền Văn Kính lên kiệu đi tiếp trong tiếng ồn ào bàn tán của dân chúng xung quanh. Đi đến Nghi môn của Tuần phủ vệ môn ông ta mới xuống kiệu đi vào cổng. Đang đi, bỗng ông ta nghe thấy có tiếng một vệ dịch gọi khẽ:
- Điền lão da, xin hãy dừng bước.
Điền Văn Kính liếc hắn ta một cái, nói:
- Nhà ngươi chẳng phải là Lý Hồng Thăng ư? Có việc gì vậy?
Lý Hồng Thăng nhìn thấy xung quanh không có người mới tiến lên bên cạnh Điền Văn Kính, hỏi nhỏ:
- Đại nhân muốn đích thân xem xét vụ án này hay là muốn chuyển đến vệ môn khác?
- Ừm! Sao?
- Nếu như đại nhân muốn chuyển án đi chỗ khác thì nô tài không có gì để nói cả.
- Ta đích thân thẩm án, đích thân hỏi, đích thân phán xét!
Lý Hồng Thăng sáng mắt l
- Nếu như vậy, sẽ phải cử người đến bắt Tiều Lưu thị lại, cùng không cần giam, chỉ cần giữ lại ở trong phủ là được. Nếu không, ngày mai đến chị ta cũng không còn trông thấy nữa đâu.
Điền Văn Kính giật mình kinh ngạc nhìn Lý Hồng Thăng, hỏi:
- Vì sao?
Lý Hồng Thăng cúi đầu suy nghĩ hồi lâu rồi mới nói:
- Câu hỏi này của đại nhân khó trả lời quá. Chồng của Tiều Lưu thị kia là Lưu Học Thư vốn là anh họ của tôi, việc này tôi cũng biết được ít nhiều. Việc có liên quan đến một số quý tộc, nhiều rắc rối lắm, có điều, lời của tôi đều là lời nói thật, tôi cũng muốn nói hết cả với đại nhân để đại nhân xem xét đến tận gốc rễ. Nếu như đại nhân muốn giải quyết vụ này thì phải đề phòng người ta giết khổ chủ để diệt khẩu. Nếu đại nhân không muốn làm vụ này thì cũng không dám oán trách đại nhân. Chỉ có điều chị ta là chị dâu của tôi, nên lúc này tôi phải đi khuyên chị ấy mau thu xếp mà cao chạy xa bay.
Nói xong, mắt hắn đỏ lên, dường như muốn khóc.
- Ồ! - Điền Văn Kính nghĩ đến những điều mà Lý Hồng Thăng còn chưa nói hết, không nén được một tiếng thở dài. Rõ ràng là vụ án này có liên quan đến rất nhiều các quan chức ở trong tỉnh. Nghĩ đến lời của vua Ung Chính, ông ta cười và nói:
- Hà Nam vẫn còn là nơi có quan pháp trị vì! Ta quả thực là muốn xem xét vụ án này đến tận gốc! Thế này, ngươi đi bảo Mã Gia Hóa đến đây, nhân tiện đến bảo chị dâu của nhà ngươi là đêm nay không được đi đâu cả, chỉ gọi người đến viết hộ đơn tố cáo để mai đưa đến phủ. Những việc khác để ta tự xử lý. Đi đi!
Suốt đêm Điền Văn Kính không ngủ được, nặng nề đi trong phòng. Bốn vi sư gia Ngô, Trương, Tất, Diêu đang cắt giấy, nhìn thấy ông ta đi vào, cũng đứng dậy. Ngô Phượng Các cười, nói:
- Hôm qua rượu say, không ngờ tôn ông lại đích thân đi lên đê thị sát, đáng lẽ chúng tôi phải đi cùng mới phải.
Nói xong đã có người bê trà lên. Điền Văn Kính ngồi khoanh chân trên chiếc ghế trúc, khép mi mắt, tay vắt lên trán, miệng chỉ ầm ừ mà không nói thành lời làm cho bốn vị sư gia sư chỉ biết ngồi nhìn nhau. Một lát sau, Điền Văn Kính vỗ tay vào trán, hỏi:
- Có việc gì không?
- À vừa rồi Đông Phương Bá đến thăm, vì đại nhân không ở nhà, chúng tôi mời ông ấy hôm khác lại đến.
Trương Vân Trình nhìn Ngô Phượng Các rồi nói tiếp:
- Xa Minh đại nhân nói cần đợi ngài, chúng tôi mời ông ta tạm ngồi ở nhà phía tây, không biết ông ta đã đi hay chưa.
- Ông ta có việc gì vậy?
- Không có.
- Xin
Điền Văn Kính đứng dậy thay áo, đội mũ, khoác áo ngoài rồi ngồi trước án. Bốn vị sư gia vội vàng lùi ra phía sau đứng hầu. Mọi thứ đồ bừa bãi trên án đã được người ta dọn sạch. Không lâu sau nghe thấy tiếng cười nói của Xa Minh:
- Văn Kính huynh đêm qua vất vả quá, mãi sáng mới trở về ư? Quan tâm đến dân như vậy, giữa đêm hôm mưa gió đi tuần đê, làm cho tôi xấu hổ quá!
Vừa nói xong thì người cũng vừa đi tới. Nhìn thấy Điền Văn Kính đã vận triều phục chỉnh tề, nét mặt trang nghiêm, ông ta vội vàng hành lễ, mặt không còn nét cười đùa như trước. Bốn vị sư gia nhìn thấy Điền Văn Kính đột nhiên thay đổi thái độ như vậy trong lòng ngầm hiểu là sẽ có chuyện.
- Mời lão huynh ngồi. - Điền Văn Kính giơ tay mời rồi cao giọng gọi: - Mang trà!
Xa Minh ngồi xuống phía bên trái, hai tay nâng ly trà đã được dùng khay dâng lên, trong lòng cũng thầm có ý nghi ngại. Ông ta đã 56 tuổi, mặt tròn, da trắng, trên mặt hầu như chưa có nếp nhăn, chỉ có tóc thì đã bạc quá nửa, chòm ria hình chữ bát được cắt xén gọn gàng, nét mặt tươi tỉnh. Người này năm 18 tuổi đỗ Tiến sĩ cập đệ, tiếp tục đăng Hoàng giáp. Đầu tiên nhậm chức tri huyện Tế Châu, sau chuyển làm tri phủ Dương Châu, lương đạo Giang Tây rồi chuyển Hồ Quảng, Tứ Xuyên, Sơn Tây, Sơn Đông, làm chức bố chính ti lại. Ngoài hai lần bị đinh ưu thủ chế, ông ta ở chốn quan trường đã 30 năm, toàn làm các chức quan béo bở. Theo lời của ông ta thì "tất cả là nhờ vào phúc của Bát hiền vương". Thế nhưng mãi ông ta không lên được chức tuần phủ, mặc dù chức phiên đài của ông ta chỉ cách chức tuần phủ có một cấp lý do vì sao thì chẳng ai rõ cả. Ông ta cẩn thận đặt chén trà lên trên trà kỷ, li nhìn Điền Văn Kính, một lúc lâu không nói năng gì cả. Ông ta cần phải suy nghĩ xem vì sao cái ông Điền Văn Kính này cách đây mấy ngày còn rất khiêm nhường với mình mà chỉ qua một đêm đã thay đổi hẳn nét mặt?
- Lão huynh đợi ở đây đã lâu, đã làm ngài phải vất vả rồi. - Điền Văn Kính bắt đầu lên tiếng: - Ngài vội gặp bản phủ, có chuyện gì chăng?
Xa Minh vốn là tiến sĩ của đời trước, nào có bao giờ thèm để ý đến Điền Văn Kính. Nhưng ông ta đã từng chìm nổi trong chốn quan trường mấy chục năm trời, nên cuối cùng cũng trả lời rằng:
- Ba mươi mấy vạn lạng bạc đã rút ra khỏi Phiên khố để lo việc củng cố đê điều. Nhưng quan học chính của bản phủ là Trương Hạo hôm qua đã nhận được lệnh, kỳ thi Hương năm nay sắp bắt đầu, các tỉnh phải chuẩn bị sớm. Văn miếu, thư viện lâu nay không được sửa chữa, trận mưa lớn đêm qua đã phá hỏng mất mười mấy gian, số còn lại đều xiêu vẹo dột nát. Nếu như trong kỳ thi tới có điều gì xảy ra thì sợ lo không kịp. Cần phải có 5 vạn lạng bạc để sửa chữa, nhưng Phiên khố thì không thể động đến một lạng. Vì vậy đến xin ý kiến phủ đài, khoản tiền đó lấy từ đâu ra được?
Nói xong, ông ta tháo kính xuống lau rồi lại đeo lên, nhìn Điền Văn Kính với hàm ý: "Xem ngài làm thế nào". Điền Văn Kính cũng nhìn ông ta một lượt rồi nói:
- Lão huynh đưa tư văn đến đây, tôi cũng đã được đọc qua. Theo tôi, việc tai họa ở Sơn Đông và việc kinh sư thu dụng lương ngân là việc gấp. Quân của Niên đại tướng quân cần 1 trăm vạn để dùng vào việc đánh trận. Nay đã đánh thắng rồi thì số tiền này cũng không còn cần nữa. Văn miếu, thư viện, tôi cũng đã xem qua. 5 vạn sợ vẫn còn thiếu, hãy lấy ra 7 vạn cấp cho Trương Hạo. Việc ở trên sông còn thiếu một ít, ý tôi còn phải rút từ đó ra khoảng 30 - 40 vạn, như vậy thì việc của chúng ta mới ung dung được.
Xa Minh kinh ngạc nhìn Điền Văn Kính, nói:
- Việc này... đại nhân đã biết, số bạc đó không phải là của tỉnh Hà Nam chúng ta, đó là tiền của bộ Hộ để ở Hà Nam. Rút ra 39 vạn lạng, bộ Hộ làm sao phê chuẩn được. Lại còn tiền cung cấp cho quân của Niên đại tướng quân, không có 10 vạn cũng không xong. Vốn là thiếu hụt, trong chốc lát lại thiếu đi gần trăm vạn lạng. Triều đình truy cứu đến, chúng ta không chịu được trách nhiệm đâu!
Nói xong, ông ta cười khà khà.
- Đương nhiên là quý phiên không phải chịu trách nhiệm này rồi. Tôi làm tuần phủ ở tỉnh ta, quân chính, dân chính, tài chính và pháp ty, tất cả đều phải lo đến. Tôi sẽ chịu trách nhiệm.
Nói xong, Điền Văn Kính đứng dậy, đi đến trước án cầm bút viết mấy chữ vào giấy, đưa cho Trương Vân Trình:
- Bảo họ dùng ấn đóng dấu vào, đưa cho Xa đại nhân đem về đi làm theo lệnh.
Ngẩng đầu lên, ông ta nhìn thấy Lý Hồng Thăng đã đưa Mã Gia Hóa vào trong sân, bèn nói với Diêu Tiệp:
- Ông và Tất sư gia cùng đến nhà phía tây để nói chuyện với Mã Gia Hóa, lát nữa tôi sẽ đến gặp, việc của Tiềưu thị ấy mà.
Bốn vị sư gia đều nghe rõ lời Điền Văn Kính. Họ đã ở cùng ông ta không lâu lắm nên chỉ hiểu được ông ta là người không từ khó nhọc, tuy là lời nói lạnh lùng song không phải là võ đoán. Họ nhìn nhau rồi đều làm theo lệnh. Điền Văn Kính quay lại nói với Xa Minh:
- Cho đến đại tướng quân có đi qua, cũng chẳng dừng hết ngần ấy. Niên đại tướng quân là Nho tướng, ông ta hiểu được "không tơ hào" là nghĩa thế nào, lại đã có bộ Binh lo việc quân nhu, đi qua đây mời yến tiệc một chút thì theo tôi cũng có thể được. Làm gì mà dùng đến 10 vạn lạng bạc?
Xa Minh nói:
- Tôi thành tâm khuyên đại nhân một điều, Hà Nam là một tỉnh nghèo. Để bù vào Phiên khố, các huyện đã huy động hết sức lực, số tiền này không dễ mà có được. Cho đến đại tướng quân, đương nhiên là không cần tiền. Ba nghìn người ở Trịnh Châu ba hôm, thêm vào đó chứng ta đi đến nghênh đón trước, chiếm chỗ chiếu tốt trước, chỉ cần có 2 vạn lạng là đủ. Tôi tất cả đều theo hiến mệnh mà làm là được.
Ngô Phượng Các là người mưu cao kế sâu, đã nhìn thấy được tâm địa bất lương của Xa Minh, thấy ông ta muốn chặt bớt số tiền của mình, không nhịn được bèn đến bên nói:
- Trung thừa, nếu nói là số tiền này tạm thời chưa cần dùng, tiền dùng cho việc đê điều vẫn chưa dùng hết, đợi dùng hết rồi huy động tiếp cũng chưa muộn. Còn việc Niên đại tướng quân, Cam Hiệp tuần phủ đã có lời cần phải tiếp đón thế nào, xin phủ đài xem thư rồi cùng bàn với đại nhân. Có được không?
Nói xong, mắt ông ta liếc Xa Minh một cái sắc như dao, đúng lúc ấy, Xa Minh cũng nhìn ông ta, hai cặp mắt như tóe lửa. Điền Văn Kính suy nghĩ một lát:
- Cũng được, cứ như vậy đi. Lão huynh còn có việc gì nữa không?
- Ồ, còn có một việc nhỏ nữa - Xa Minh cười, nói: - Uông Gia Kỳ gửi hiến bài đến, nói là đã bị cách chức vì không có mặt ở nơi làm việc. Đó là nhầm lẫn. Hôm qua trong lúc mưa to, chính tôi gọi ông ta đến vệ môn để bàn về việc phòng hộ đê. Ông ta thực ra không có mặt ở nhà. Người này là con người đã qua rèn luyện. Lại đã làm việc hộ đê lâu năm, ngày nay nếu cứ thay người mới, sợ rằng sẽ hỏng việc. Xin đại nhân xem xét!
Điền Văn Kính ngồi im nghe ông ta nói hết, bèn nói:
- Để sau hãy nói, lão huynh đừng lo!
Nói rồi, mời uống trà. Trong chốn quan sự, việc mời trà tức là đã xong việc, bất luận chủ khách, lúc đó chỉ còn uống trà, không còn việc gì để nói nữa cả. Xa Minh biết vậy nên cũng uống trà, rồi ngồi trầm ngâm. Qua Thậm Cáp đứng bên cạnh hô to:
- Đem trà tiễn khách!
- Không cần tiễn. - Điền Văn Kính đứng lên đi bộ sang phòng phía đông, đứng ở hành lang nhìn theo Xa Minh cúi chào ra về, Điền Văn Kính lạnh lùng khách khí từ biệt. Sau đó, quay đầu lại nói với Ngô Phượng Các:
- Ngô tiên sinh, xin hãy mời Mã đến đây. Ông hãy đến Tri hội cầm đường xem Ô tiên sinh bây giờ ở đâu, cho dù thế nào cũng cứ mời ông ta quay trở lại đây!

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI