QUYỂN 2
CỬU VƯƠNG ĐOẠT ĐÍCH
HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT
Định ý khó tiêu tan, một lòng lừa gạt vua cha,
Ổn định cục diện lớn, khôi phục ngai vàng, lại trả về cung

    
ận Nhưng, thái tử bị phế truất, mặc một chiếc áo bào trong lót da ngựa thiên lý mầu đỏ thẫm, cũng không có áo khoác ngoài, do hai thái giám dẫn từ cửa Càn Thanh từ từ đi vào bên trong, đã vào đến phòng Thượng thư. Nơi này xưa kia là nơi hoàng tử đến rất nhiều lần, mới xa không đầy hai tháng, trong giữa lại qua một cơn sóng gió kinh sợ, mặc dù ở đây tất cả vẫn giống như xưa, nhưng hoàng tử Nhưng lại có cảm giác dường như cách biệt với đời. Ngay cả cái tráp đựng các bản tấu từng nhìn mãi quen mắt xếp trên chiếc ghế băng cũng thấy mới lạ. Vì thấy Khang Hy ngồi bên chiếc bàn dài, Dận Nhưng hơi do dự, hai bàn tay xoa không ngớt, đi lên quỳ phục xuống và nói rằng:
- Dận Nhưng, nhi thần có tội, xin kính lạy a-ma, phúc khang vạn an!
- Đứng dậy đi.
Khang Hy lạnh nhạt nói:
- Hôm qua trẫm cho con đọc "Kinh Dịch", con đã đọc kỹ các chương mà trẫm chỉ chưa?
Dận Nhưng lại vái tới vái lui rồi đứng dậy khom lưng đáp rằng:
- Tối đến nhi thần bị ho nên bài vở chưa đọc xong. Hôm qua, nhi thần đọc đến chương thứ năm: Hạ kinh Hàm truyền. Bản này không biết có phải là quẻ hay không, vì mềm trên, cứng dưới; hai khí giao cảm nên có tội mà được phục hồi, trì trệ mà được thuận lợi. Quẻ tượng nói là "Thánh nhân cảm hóa lòng người mà thiên hạ được hòa bình", với sự hiểu biết của nhi tử thì bất luận là được trách tội mà chịu ân huệ chẳng qua hoàng thượng đều làm cho đời sau của thiên hạ mà thôi. Quân tử làm cho lòng mình trống rỗng để dung nạp mọi người, nhi tử quay nhìn lại tự tỉnh ra, cảm thấy rất có ích.
Khang Hy nghe rồi, gật đầu cười mỉm, quay lại hỏi Trương Đình Ngọc:
- Điều mà Dận Nhưng nói có đúng không?
Trương Đình Ngọc và Mã Tề hai người nhìn nhau, từ trong việc đối thoại hòa hợp của hai cha con này, hai người thấy được giữa họ không biết đã thầm nói với nhau biết bao điều, sự oán hận giữa đôi bên đã sớm tiêu tan. Mã Tề bất giác thấy tự hối hận vì đã từng đến để thăm cái ổ nóng của Bát a-ca, nay xử trí như thế nào về Nhị a-ca đây? Trương Đình Ngọc lại nói rằng:
- Nhị da giải quẻ này là đúng, trong quẻ này tượng của hào "chín năm" tuy nói có ý "không có hối hận", nhưng trong hào "chín bốn" giữ vững chính bền thì được tốt lành, hối hận sẽ mất hết, đi lui đi tới bạn mới từ trong suy nghĩ của anh, cho nên móc nối lại thì cát lợi "vô hối" vẫn đến từ trong (hối hận sẽ mất hết) (lỗi rồi mà suy nghĩ về sau), Đó là một hiểu biết nho nhỏ của nô tài, không biết có đúng không?
Nói rồi liền kéo Mã Tề nói rằng:
- Chúng mình lâu nay không gặp Nhị da, nay chúng ta nên đến vấn an Nhị da đi!
- Tôi là người có tội, vả lại phụ hoàng ở đây, đâu dám nhận lễ của các ông!
Dận Nhưng đã sớm biết Trương Đình Ngọc là một trong mấy bầy tôi thiểu số bảo vệ tiến cử mình, thấy ông ta nói như vậy, mắt đã đỏ lên, mỗi tay kéo một người dậy, nuốt nước mắt mà nói rằng:
- Nhanh đứng dậy đi!
Khang Hy uống một hớp trà, mỉm cười nói rằng:
- Thực tế là Trương Hoành Thần thấy được rõ hơn, con bị người ta làm ma muội, mê loạn hỗn độn, làm nhiều chuyện không đúng, những việc bản thân không biết được, trẫm có thể bỏ qua. Nhưng con phải xem xét kỹ, từ xưa đến nay, có mấy người đứng đắn lại bị phép yêu ma hạn chế được đâu. Cho nên căn bệnh của con vẫn tại bản thân mình, đức không thắng nổi yêu quái. Con nhặng không bâu vào trứng gà không bị giập. Nói như dân gian vẫn nói là cái ý tứ đó.
Dận Nhưng vội nói rằng:
- A-ma thánh dạy rất sáng suốt. Nhi tử nhất định sẽ đóng cửa cẩn thận suy ngẫm và đọc nhiều sách để tu đức dưỡng tính.
- Dưới con mắt của ta, vẫn không thể khôi phục ngôi thái tử cho con. - Khang Hy trầm ngâm nói rằng - Nhưng tấu chương con vẫn có thể xem, để đề phòng bỏ lỡ chính vụ. Điều sợ nhất trong lòng trẫm là con đã có cái tâm ân oán. Ví dụ, hai người trước mắt, người mà Mã Tề bảo vệ tiến cử không phải là con, ngoài ra còn có nhiều bầy tôi trong triều, mỗi người có sự bảo vệ riêng, con định xử trí ra sao?
Dận Nhưng vội vàng cười làm lành, nói rằng:
- Đó là việc con phải suy nghĩ nhiều nhất, hôm qua Vương sư phụ, Chu Thiên Bảo, Trần Gia Du cũng hỏi qua con, con nghĩ, dựa vào các lỗi lầm con mắc phải, nghĩa là không bao giờ tái phạm, cũng không thể oán trách được người khác. Hạ thần không tiến cử con, trên là hợp ý trời, dưới là hợp lòng dân, vốn là nghĩa cử trung thành với nhà Đại Thanh chúng ta. Vương Diệm dù sao cũng là lấy thiên hạ làm cái chung. Không được vì cái riêng của một người, suy ngẫm kỹ lời nói đó đúng là danh ngôn trí lý. Nếu con không thất đức thì mưu gian của Đại a-ca đâu có thể lộ ra? Bách quan kế tiếp đâu có thể rời thần mà ra đi? Sở dĩ không những đám bầy tôi, mà ngay cả Dận Đề, nhi tử cũng không dám có  lòng oán hận. Ở đây Mã Trung Đường là người chứng kiến, nếu nhi tử nói trái với lòng mình tất sẽ gặp phải trời chu đất diệt!
Dận Nhưng dịu dàng tự trách mình một cách đau lòng nhức óc, Mã Tề nghe thấy lòng khoan dung, thở phào khoan khoái, Khang Hy cũng gật đầu lia lịa.
Chỉ có Trương Đình Ngọc tinh xảo đặc sắc, cảm thấy Dận Nhưng quá mức "quang minh chính đại" không tránh khỏi không hợp tình người.
- Nhưng mong con tâm khẩu như nhất.
Khang Hy thuận theo tâm tư của mình nói vậy.
- Trẫm đã hạ chỉ bắt giam Bát a-ca, Cửu a-ca, Thập a-ca. Trái lại cũng không phải là trừng phạt cảnh cáo, mà là muốn đè bẹp cái dã tâm của chúng, cho chúng tự biết mà sáng ra. Dận Tự có một số sở trường cũng đáng để mọi người học tập. Nhiều người bảo vệ hắn, tất nhiên hắn có chỗ hơn người, tính nết của hắn ôn hoà, giải quyết việc hòa bình, có kiến thức học vấn đều là hạng nhất trong các hoàng tử; Tam a-ca đọc sách để có học vấn, rất an phận; Tứ a-ca thì con biết đấy nó có cả năng lực trung thành với việc chung, nghĩa là làm việc rất trọng sự thật; Thập tam a-ca, Thập tứ a-ca là hai con ngựa non thiên lý, võ dũng hào hiệp, trăm việc bên ngoài trông cậy được... chân tay đồng lòng, thì cái lợi thu về tất phải là vàng...
Khang Hy lo sợ Dận Nhưng ghi thù hằn, nên nhà vua đã nói về những chỗ tốt của từng đứa con một, như đếm của quý trong nhà, và nói một cách trường thiên đại luận. Nhà vua đang nói rất hào hứng thì thấy Trương Ngũ Ca từ ngoài đi vào, ông liền hỏi:
- Việc gì?
- Thưa Vạn tuế da, Thập tứ da và Thập tam da đánh nhau!
Trương Ngũ Ca thấp thỏm không yên nhìn Khang Hy và Dận Nhưng.
- Cửu da, Thập da vây lấy Tứ da mắng. Lão tướng quốc An Khê can không nổi, bực tức đã ngất đi!
Khang Hy đạp bàn "bịch" một cái rồi đứng dậy, lập tức nổi giận đến mức toàn thân run rẩy, hồi lâu mới ổn định được tinh thần, cười nhạt nói rằng:
- Hay thật! Bảy cái hồ lô, tám cái gáo, cái đầu này ấn xuống được, cái đầu kia lại ngóc lên. Đi, tất cả đều đi theo trẫm!
Nói rồi đứng dậy đi liền, không đi từ cửa Càn Thanh ra, mà vòng qua cửa Nguyệt Hoa bên phía tây, từ Vĩnh Hạng đi ra, đứng ở phía sau một đám rất đông triều thần đang xem ồn ào. Nhà vua lạnh lùng nhìn các a-ca đang gào thét ở trước cửa Càn Thanh. Dận Nhưng, Mã Tề, Trương Đình Ngọc cũng chỉ đành theo đi.
Dận Tường và Thập Tứ a-ca Dận Đề đã sớm bị các thị vệ mang gươm ở cửa Càn Thanh kéo tách ra, cố ngăn lại không buông ra, trên trán Dận Đề thâm đen, Dận Tường chảy máu mũi, hãy còn cãi nhau.
- Mày là cái thứ gì? Mày chẳng qua chỉ là con chó của Tứ ca! Thấy Nhị ca hứng khởi, thì cong đuôi nhe nanh, đức tính ấy thì tốt cái nỗi gì?
- Với đức tính ấy thì cũng hơn mày rồi! Nếu không nể mày và Tứ ca cùng một mẹ đẻ ra, thì cứ một việc mày xỉ vả chà đạp Tứ ca, tao đánh vỡ đầu mày!
- Hừ! Cũng phải xem cái bản lĩnh của mày?
- Ừ! Ngày mai, để ngựa ở Tây Sơn, không mang theo ai hết, chúng ta sẽ thử sức nhau.
Khi Khang Hy nhìn bên này, Dận Ngã, Dận Đường hai người đang làm khổ Dận Chân, từng câu mắng một. Dận Ngã nói:
- Thái tử còn chưa khôi phục được ngôi vị, Bát ca lại gặp người vu cáo hãm hại, ngay cả chúng ta cũng gặp phải tai ương theo! Là phạm vào tội lăng trì. Lẽ nào không cho phép chúng ta gặp được a-ma để biện bạch. Huynh dựa vào cái gì mà ngăn cấm được? Huynh là thái tử hay là hoàng đế?
Dận Đường tiếp lời chế giễu:
- Tứ ca tương lai sẽ ngồi ở long đình thì chắc chắn là bộ dạng hay lắm. Huynh dự định sẽ dùng niên hiệu gì nào: Doãn (Dận), Chân (Dận), Doãn Chân, Dân Chân, người khác hễ "Doãn" thì huynh sẽ "Chân" hoặc là gọi là "Ung Chính" "Dận Chân", người ta hễ "Ung" thì huynh sẽ gọi là "Chân" rồi!
Dận Chân ngược lại tỉnh bơ thản nhiên như không, trên mặt không chút biểu hiện tình cảm, nói:
- Mọi người lúc này đều phát điên phát rồ lên, ta không dám tranh cãi. Ta nói là cần phải biện bạch, cũng cần phải trình tấu, theo phép tắc mà đến! Lý Quang Địa tuyên chỉ, ông ta có gì sai nào? Các đệ to mồm phỉ nhổ ông ta à? Anh em mà tốt thì mấy ngày nay Vạn tuế da bất an, chúng mình phải cùng tủi thân, cùng chăm sóc một chút!
Dận Tự thì mặt trắng ra liên tiếp khẩn cầu, làm ầm ĩ lên:
- Hỡi các anh em! Các anh em ngừng lại một chút, sự việc đều có thể làm sáng tỏ! Các anh em muốn đưa tôi vào chỗ chết à?
Khang Hy đến chỗ này nghe thấy, đang muốn nói, Dận Nhưng bên cạnh đã sớm "uỵch" lên một tiếng, quỳ xuống, hai tay chắp lạy nói rằng:
- Các em ơi! Sự việc là do ta gây nên, sự việc do ta gây nên, đều là tội của ta, hãy nhìn vào mặt chúa thượng, không làm ầm ĩ lên nữa...
Các triều thần đều thò cổ ra xem ồn ào, không đề phòng thái tử bị phế lại chen ở bên này, khi nhìn lại, Khang Hy, Vạn tuế da đương kim cũng mặt xanh xám đứng ở một bên, một bầy quạ đen đang "hu hu" quỳ xuống một bãi lớn, không thể không giật mình kinh hãi. Chốc lát trên đường phố ngoài trời trở nên vắng vẻ.
- Lý Quang Địa phụng chỉ tuyên chiếu.
Khang Hy khinh miệt nhìn đám nhi tử:
- Là kẻ nào khiêu khích làm sự việc ồn ào vậy?
- Là các nhi thần ạ!
Mọi người đang kinh hãi thì Thập Tứ a-ca Dận Đề quỳ trước một bước, tiếng vang lên nói rằng:
- Các nhi thần muốn được gặp a-ma, Lý Quang Địa không cho, xin Vạn tuế da hãy trị cái tội li gián cha con của Lý Quang Địa! Tứ a-ca chỉ sai Thập tam a-ca ngăn cản các nhi thần, cũng xin Vạn tuế da công bằng xử trí!
Dận Đề sắc mặt không thay đổi, lại khẩu khí ngang ngạnh, như gạch đập ném tới, đã làm Khang Hy hoảng sợ, hồi lâu mới cười nhạt nói rằng:
- Như thế thật sao? Ông ta dám cả gan ngăn cản "xa giá" của ngươi sao? Ghê gớm quá nhỉ! Nhưng ngươi muốn gặp trẫm có việc gì nào?
Dận Đề không sợ hãi, cúi đầu rồi lại ngẩng mặt lên, nói rằng:
- Các nhi thần biết được phụ hoàng bất an, muốn gặp gỡ Người. Cũng muốn xin hỏi a-ma, Bát ca phạm phải việc gì mà liên lụy cả đến Cửu ca và Thập ca phải cùng mang gông vậy?
Ánh mắt sắc như dao của Khang Hy nhìn Dận Đề lạnh lùng nói rằng:
- Làm khó cho tấm lòng hiếu thảo đó của con! Bát a-ca phạm việc gì, Lý Quang Địa lẽ nào chưa truyền khẩu dụ của trẫm?
Dận Đề không chút tỏ ra yếu đuối, cứng cổ nói:
- Truyền là truyền rồi, ba chữ "không cần có" đâu đủ để người trong thiên hạ phục? Trước đã tấu bản chiếu dụ rõ ràng, muốn bách quan tiến cử thái tử lệnh cho mọi người cùng tiến cử Dận Tự, nhất tâm nhất đức, tuy nói ít người không tuân theo thánh dụ, có việc móc nối, nhưng bách quan có tội gì, Dận Tự có tội gì? Nhi thần muốn biết: tiểu nhân nào rắc ròi bọ ở trước chân Vạn tuế da, làm cho triều đình loạn lệnh này?
Khang Hy, ánh mắt lóe lên và nói rằng:
- Trẫm vì quốc gia đại sự, từ trước đến nay rất thận trọng quyết đoán, mấy lúc đã nghe bọn tiểu nhân nịnh hót xúi bẩy? Nghe cái ý tứ này của con thì con phải thanh lọc vua ra một bên phải không? Được, con muốn học về Ngô Vương Lưu Tụy, hay là muốn học Đường Tiêu Tông Lý Hanh? Chắc là không muốn học Vĩnh Lạc Hoàng đế Tĩnh Nan, đã giết bỏ thái tử của Chu Nguyên Chương để lập riêng một Hoàng đế Vĩnh Lạc đấy chứ?
- Nhi thần đâu dám có lòng mưu phản nghịch đó!
Nghe những lời sắc bén của Khang Hy, Dận Đề như bị roi quất rùng mình kinh sợ, nhưng đó chỉ là sự sợ sệt trong chốc lát, rất nhanh chóng lại trấn tĩnh được, nhưng sắc mặt đã thay đổi có chút bạc phếch:
- Vật bất bình thì kêu, nhi thần muốn làm cho Bát ca khuất phục. Bát a-ca mới thấy được sự hiểu biết to lớn, văn minh lịch sự, lễ kẻ hiền cúi mình trước kẻ sĩ, yên ổn ở trên ngôi vua, và không có sai lầm gì. Vạn tuế da lệnh cho những người tiến cử ở phía trước, người vô cớ mang gông ở phía sau, người không dạy được thì giết, bách quan không có tiếp chân tay, hoàng tử không sợ rơi vào ngôi vị. Về sau ai còn dám phụng chiếu để làm việc nữa? Tuân chỉ là chết, kháng chỉ cũng là chết, xin Vạn tuế da hãy chỉ cho các nhi thần một con đường sống!
Đang nói thì những hạt nước mắt to bằng hạt đậu đã rơi xuống, chỉ chứng tỏ là không chịu cúi đầu khuất phục. Trên một trăm quan chức đang quỳ bên cạnh bị Dận Đề nói trúng tâm sự của mình cũng đều ngán ngẩm, tinh thần bị tổn thương, phảng phất có người khóc thút thít, phải nuốt nước mắt.
Khang Hy nghe những lời dãi bầy khảng khái của Dận Đề, có bằng chứng xác thực, ngẫm nghĩ khó có thể bác bỏ, nhưng nó sống làm việc, từ trước đến nay không có hối hận về sau, người nhiều như thế bị một cái đinh cứng đầu của Dận Đề đóng vào, làm sao có thể nhổ ra để mà mở mặt được đây? Bèn ha ha cười và nói rằng:
- Trẫm nghe không lọt tai những lời can gián trung thành của ngươi, ngươi dám làm như thế nào?
- Con phải hết sức với đạo hiếu, bề tôi phải hết sức vào đạo trung.
Dận Đề sắc mặt trắng bệch.
- Nhà có con thẳng thắn can ngăn thì không làm bại gia của mình, nước có bầy tôi thẳng thắn can ngăn thì nước không mất được, nhi thần đâu dám là người sau?
- Ái chà! Không nghe lời nhà ngươi thì nhà Đại Thanh ta sẽ phải mất nước chăng?
- Nhi thần thật khó nói!
Dận Tự quỳ mãi, nước mắt sa xuống, lặng lẽ nghe, bỗng nhiên ngẩng đầu lên nhìn Dận Đề, run run nói rằng:
- Thập tứ đệ, đệ không cần nói, không cần nói... đệ phải liên lụy làm chết Bát ca sao?
Nói xong, người nhũn ra, cuối cùng bị hôn mê ngã lăn ra đất!
Khang Hy vừa sợ vừa tức, chỉ thấy hai chân nhão ra, người run rẩy, Dận Nhưng không ngờ vừa mới được thả ra đã có ngay dịp để ra oai, ông cắn môi tìm tòi suy nghĩ hồi lâu rồi nói rằng:
- Thập tứ đệ; đệ chĩa mũi nhọn vào ta hay là vào a-ma? Đệ bớt nói đi vài câu, sau đây ta sẽ xin lỗi đệ có được không?
Không ngờ chưa nói dứt lời, thì Dận Đề đối đáp lại:
- Đã nói là đúng, Nghiêu Thuấn không thể cho là sai. Đã nói là sai, Thánh hiền không thể cho là đúng! Huynh có hiểu hay không hiểu? Huynh bây giờ không phải là thái tử, không phải là vương công bối lặc, huynh cần quản giáo đệ sao?
- Đồ súc sinh!
Khang Hy trừng mắt nổi giận, run lẩy bẩy sờ vào giữa lưng, nhưng lại không có con dao đeo theo, nhìn trái nhìn phải, tay lôi được Trương Ngũ Ca, rút ra thanh bảo kiếm của Trương, nắm trong tay, một chân đá một thái giám đứng chắn phía trước, liền xông lên:
- Cha cho con chết, con không chết không được, vua lệnh cho bầy tôi chết, bầy tôi không chết không được. Lần này trẫm phải làm một vị vua ngu đần, một người cha tầm thường!
Ngũ a-ca Dận Kỳ rất thành thật, lại chậm mồm chậm miệng, hai tay ngăn lại, khóc lóc mà nói rằng:
- Phụ thân ơi... phụ thân... Thập tứ đệ ít, ít tuổi hơi sức... tràn đầy...
Dận Chân vốn có bụng bực tức với Thập tứ a-ca, mừng vui được phụ thân cho bài học, thấy cha muốn giết Dận Đề, không vì lý do gì cũng phát hoảng, vì thế đi bằng đầu gối, đến ôm lấy hai đầu gối của Khang Hy, khóc và nói rằng:
- A-ma ơi, a-ma... Cha thôi bực tức đi, nghe nhi tử nói... Nhi tử ngăn cản họ, vốn do sợ làm quấy nhiễu cha không được yên tĩnh, muốn để từ từ con sẽ nói... kỳ thực không nên đeo gông vào cổ Bát đệ Thập tứ đệ, tuy rằng không có phép tắc... Cha giết nó, không phải là nhi tử giết, cũng là nhi tử giết...
Trương Đình Ngọc thấy Dận Đề còn tự ngẩng đầu lên trời mà cười nhạt, biết như vậy là lửa đổ thêm dầu, càng làm hại Khang Hy, với thân phận là thái phó của thái tử, quát một tiếng:
- Dận Đề, ngươi còn không tạ tội đi! Nhanh đi ra!
Dận Đề mới miễn cưỡng cúi đầu lạy, rồi lại ngẩng đầu lên nhìn phụ thân ngang ngược không theo lẽ phải, bỗng nhiên khóc hu hu, che mặt đi thẳng, làm cho Khang Hy bực tức đến nỗi sắc mặc xanh xám lại, thở hồng hộc. Mã Tề lúc đó từ trong cơn hoảng hốt mới tỉnh lại, vẫy tay ra lệnh cho các quan chức:
- Bây giờ không phải buổi triều hội mà các ông đều tụ tập ở đây thì thành cái thể thống gì? Người của bộ Lại đâu, hãy ghi tên những người hôm nay không có việc công vào Cửa Long Tôn giao nộp cho ta!
Thế là đám người liền vội vàng nhao nhao đứng dậy, như chim thú tản ra chuồn về nơi yên lành.
- Phụ hoàng! - Dận Chân thấy thái tử nâng dìu Khang Hy, vội qua bên phải đỡ lấy cánh tay Khang Hy, đưa thẳng về điện Dưỡng Tâm, trong miệng còn lầm rầm, khẩn thiết nói rằng: - Hỏa thịnh thì tổn thương đến gan, phụ thân không nên bực tức, nghe nhi tử nói lời tâm phúc, phụ thân tha cho Bát đệ, Cửu đệ và Thập đệ...
- Trẫm không tha!
- Phụ hoàng... - Dận Chân cố sức tiếp tục van nài, - phụ hoàng một đời sáng suốt, chưa đọc qua cuốn "Hoàng Đài qua từ" (bài thơ về dưa Hoàng Đài) sao? Trồng dưa Hoàng Đài, quả dưa chín rồi. Một là hái đi làm cho dưa tốt, hai là hái đi làm cho dưa thưa, ba là hái đi làm cho dưa tự giống nhau, bốn là hái đem về?...
Khang Hy bỗng nhiên đứng lại, đúng là ông chưa đọc qua bài thơ này, lúc này Dận Chân chậm rãi ngâm, đúng là làm cho người ta hiểu sâu, hồi lâu, mới hỏi:
- Đó là ở quyển sách nào nhỉ?
- Trong "Thơ Đường"... - Dận Chân hôm qua mới nghe được từ chỗ Ô Tư Đạo, nhập tâm ngay, rất là thuộc, "ngày xưa, Thiên hậu giết thái tử Lý Hằng, Lý Hiền sợ hãi không yên, đã viết bài thơ này để cảm hóa nữ hoàng...."
- Trẫm... một quả dưa cũng không hái... - Khang Hy buồn bã than dài, nước mắt rơi như mưa - Võ Tắc Thiên còn giết cả Lý Hiền... bà ta làm không tốt. Trẫm không học bà ta... không hái dưa...
Nhà vua dường như một lúc già nua đến nỗi ngay cả bước đi cũng không được, phải do Mã Tề và Trương Đình Ngọc hộ vệ phía sau, lê bước đi về điện Dưỡng Tâm. Dận Chân trong lòng rất điềm tĩnh, đi đường nhỏ nhẹ khuyên bảo Dận Nhưng ở bên kia đỡ lấy Khang Hy, trong lòng ngược lại không chịu suy ngẫm: Lão tứ thật lanh lợi khỏe mạnh đến mức mông ngựa vỗ đập tóe cả lửa ra.
Trong lúc bất tri bất giác, Khang Hy đã bốn mươi tám mùa xuân sắp xuống nhân gian. Ngoài thành Bắc Kinh, về mùa xuân, các con vịt bơi trong nước xanh biếc. Bên bờ ao cây liễu rụng hết lá vàng, đã là một cảnh tràn đầy sức sống, trong Tử Cấm thành vì không có cây, nên nhìn lên vẫn là mầu xám, bóng râm u ám, chỉ có phía dưới bức tường cũ, cây đài tiên mới nẩy lộc non, trong mạch nữa tường gạch kéo ra được dây hà thủ ô nhỏ bé, lặng lẽ báo cho mọi người ở trong thâm cung biết mặt trời đẹp đẽ lại xuất hiện rồi. Dân gian Bắc Kinh vốn có tập tục vẽ một bức "Cửu cửu tiêu hàn đồ", (85) có bức vẽ chín ô, tám mươi mốt khoang, bắt đầu từ đông chí, ngày vẽ một vòng, trên tối dưới thì sáng, bên trái là gió, bên phải là mưa, ghi quang cảnh mùa đông, nhà nho nhã một chút thì vẽ một cành mai trơ trọi, bên trên vẽ tám mươi mốt cái cánh hoa mai trắng, mỗi ngày dán một cánh, cánh hoa dán hết là chín chín ngày đông đã hết. Chế độ hoàng gia khác với dân chúng, trái lại là trên bức tường sau điện Dưỡng Tâm thì treo một cái khung làm bằng cây nam mộc, dán bằng giấy trang trí, do hoàng đế mỗi ngày viết một nét, chín chín nét là hết mùa đông, bút son vừa khéo phê chín chữ mẫu
Đình tiền thùy liễu chân trọng đợi xuân phong.
(Cây liễu rủ trước đình trân trọng đợi gió xuân)
Thái giám Lý Đức Toàn là quan lại hầu hạ, ông là người cẩn thận, rất nhanh, liền phát hiện mỗi ngày viết xong một chữ (chín ngày), Khang Hy bèn triệu kiến Dận Nhưng một lần, hỏi chuyện nửa buổi sáng, tổng cộng triệu kiến tám lần. Nay viết xong nốt chữ "phong" (gió) cũng là chữ cuối cùng. Quả nhiên Khang Hy vừa vẽ xong nét, hạ bút xuống liền bảo ngay:
- Ngươi đi truyền Dận Nhưng đến.
- Vâng, nô tài rõ rồi!
Nhưng Khang Hy chưa bảo đi ngay, bưng trà nhìn ngắm bức tranh hết rét (tiêu hàn đồ), uống chậm rãi, lại nói rằng:
- Trẫm nghĩ Vương Diệm chắc chắn cũng ở trong nhà của Dận Nhưng ở cửa Triêu Dương, khanh truyền chỉ cho họ, Dận Nhưng bắt đầu từ nay vẫn phải trở lại cung Dục Khánh để đọc sách... Ngày mai, bảo Vương Diệm cùng Dận Nhưng đến gặp trẫm.
- Vâng.
- Còn nữa.
Khang Hy nói rằng:
- Khanh đến phủ Tam a-ca, lấy bản mục lục cuốn "Tập thánh thư đồ cổ kim" về, và bộ "Hồng phạm. Ngũ Hành". Bảo Tứ a-ca, Thập tam a-ca đến phòng Thượng thư gặp Mã Tề, sai sứ của bộ Hộ vẫn phải trông nom chúng. Lũ hoa đào xem ra sắp đến rồi, cử người đi tuần tra đề phòng lũ trên sông Hoàng Hà, tổng hợp tình hình về tấu với trẫm, xem các tỉnh nào nên miễn thuế, các phủ nào nên cứu tế, đều phải có tính toán trước. Bộ Hình về mùa xuân không có việc gì lớn, khanh bảo Bát a-ca, bàn với Trương Đình Ngọc về việc của Trường thi mùa xuân. Cử ai chủ trì Trường thi nam bắc, ra đề nào, định ra một bản tấu điều trần ghi ở sổ mật đem đến.
Lý Đức Toàn là thái giám có trí nhớ rất tốt, Khang Hy nói một việc gì, là ông ta bấm đầu ngón tay, xuôi tay nghe xong, là đã nhập tâm, lại nguyên văn nói lại một lượt, thấy Khang Hy không nói gì, mới khom lưng lui ra.
Vì phủ Bối lặc cách nơi ở của Dận Nhưng rất gần, nên Lý Đức Toàn có nhiều cái lo xa, cùng đưa Nhị a-ca đến cửa Đông Hoa để vào đại nội, sau lại từng nhà từng nhà một theo thứ tự lớn bé rồi đến các phủ truyền chỉ, làm như vậy tuy chậm giờ nhưng chắn chắn, chỉ muốn được một lời bình yên mặc dù làm như vậy rất mất sức. Cho nên, ông ta lượn một vòng lớn, khi đến phủ Dận Tự, đã gần tới giờ Ngọ, theo cách nghĩ của Lý Đức Toàn, Bát a-ca có sao Hối chiếu mệnh, các thái giám kiêng húy nhiều, ông ta không muốn ở đây lâu. Nào ai biết ngoài phủ thì lạnh vắng bên trong trái lại người đến kẻ đi rất nhộn nhịp, bởi vì Bát phúc tấn vừa mừng sinh nhật, nên hành lang nhà lưỡng vu (nhà nhỏ đối với nhà chính ở hai bên), trang hoàng ánh đèn mầu lung linh ngập mắt, chỗ nào cũng thấy xếp đống những đồ mừng thọ đưa tặng của các quan chức bên dưới, các người nhà lên xuống phủ mặc áo đơn chạy như ngựa đang thu dọn, vẫn thấy người nào người ấy vã mồ hôi. Bát a-ca Dận Tự đã mời Dận Đường, Dận Ngã, Dận Đề đến uống rượu chống rét, ngoài ra còn có Quỹ Tự, Mã Hồng Tự, A Linh A, Trương Đức Minh đều đến dự, đều tụ tập ở phòng Tây Hoa. Thấy Lý Đức Toàn truyền chỉ xong muốn đi ngay, Dận Tự cười nói rằng:
- Ông không nên dọa như thế. Ta là người khiếm nhã, bất đắc sao? Hà Trụ Nhi vừa mới đến, ông ta còn muốn đến trước mặt ta để hầu hạ nữa kia. Ngày trước, Vạn tuế da đã thưởng cho ta hai cái hũ, ba loại rượu Hà lão. Xin mời, uống hai cốc hãy đi!
Lý Đức Toàn giương mắt nhìn, Dận Ngã, Dận Đề, đẩy tay giương mày, hò hét đang đánh nhau, Dận Đường, nhấc chân lên ngồi cười mỉm không nói gì, những người còn lại cũng đều tràn đầy phấn khích nói cười chuyện phiếm, chỉ có A Linh A dường như bị ốm nặng, mới khỏi nên sắc mặt có chút trắng bệch, ngồi ngây trong cái ghế an lạc, cười nói rằng:
- Bát da đi đâu rồi? Nô tài là người của danh bia nào, mà dám ngồi đây uống rượu?
- Thôi đi!
Dận Đường một tay nắm hũ rượu, một tay cầm cốc, uống đến mức mặt đỏ gay, cười nhường cho Lý Đức Toàn đi vào trong phòng, bên cái bàn trống ở cách cái bình phong rót rượu và nói rằng:
- Nếu ông không uống, ta sẽ cho Thập tứ da đến đổ rượu vào người!
Lý Đức Toàn vội vàng uống một cốc lớn.
Dận Đường cười nói với Lý Đức Toàn rằng:
- Sắp đến đúng giờ Ngọ một khắc, lúc này đi tìm Trương Đình Ngọc ở đâu? Ông trước kia khuyên họ uống vài cốc rượu, nay ta nói với lão Lý vài câu nghe nói Nhị ca lại phải dọn về cung Dục Khánh, có chuyện đó không?
Lý Đức Toàn cúi người xuống nói rằng:
- Thưa có ạ, nô tài vừa mới truyền chỉ.
Dận Đường lệnh cho người bưng hai cái đĩa thức ăn đến, vừa nhường cho Lý Đức Toàn, vừa hỏi:
- Vạn tuế da không nói gì khác à? Đưa sổ cho ông ấy phê duyệt chưa?
Lý Đức Toàn trong bụng sáng ra, biết anh ta muốn hỏi cái gì rồi, vì thế cười nói rằng:
- Vạn tuế da không nói gì. Việc phê vào bản tấu sớ là việc quốc gia đại sự, tôi càng không dám hỏi.
Lời nói vừa dứt thì Thập tứ a-ca Dận Đề lảo đảo bước đến, cười nói:
- Là lão Lý ạ. Tôi vừa mới nghe Dận Ngã nói một chuyện buồn cười, ông có muốn nghe không?
Lý Đức Toàn vội nói:
- Nô tài rất thích nghe chuyện vui. Thập tứ da kể rồi, nô tài xin kể lại với Vạn tuế da, Vạn tuế da cũng rất thích nghe ạ!
- Có một người...
Dận Đề bị nấc rượu một cái, rồi rót rượu cho Dận Đường và Lý Đức Toàn mỗi người một cốc, ba người chạm cốc cùng uống. Lý Đức Toàn vì thấy Dận Đề không nói gì, bèn hỏi:
- Bên dưới ư?
Dận Đề ha ha cười nói:
- Bên dưới không có rồi.
Lý Đức Toàn mê hoặc hồi lâu, mới nghe được là nói về mình, không nhịn được cười và nói rằng:
- Thập tứ da thật là biết gây cười - Chưa nói hết lời thì một đám người ở cách tấm bình phong cười vang lên.
- Bên dưới của anh đã cắt rồi, lẽ nào còn sợ bên trên đã bị cắt?
Dận Đề cười nói:
- Không có gà, sợ gà nào? Cửu da hỏi anh mấy câu, anh giả mơ hồ?
Lý Đức Toàn ở đâu cũng được ăn cái gậy đó của ông ta, vì thế không được cười làm lành thoải mái, và nói rằng:
- Thập tứ da tuy là cười chơi, nhưng nô tài có thể không gánh vác nổi. Theo sự hiểu biết ít ỏi của nô tài thì thái tử da khôi phục ngôi vị là việc chắc chắn rồi. Khi chưa có ý chỉ, phủ Nội vụ đưa bút cho thái tử, đều như phép tắc cũ. Trước kia, ty Dệt vải Giang Ninh cống tặng, Vạn tuế da đều thưởng cho Nhị da. Từ mùa đông đến nay, cứ cách chín ngày Vạn tuế da lại gặp Nhị da một lần. Các lão da nói lời ngày càng hòa dịu thân mật. Lần trước Vũ Đan đến vấn an Vạn tuế da còn cười nói rằng: "Điều khanh vào Kinh cho kinh hãi một trận, nói Dận Nhưng phải thế nào, đều là việc bịa đặt. Nay trẫm cứ gặp Dận Nhưng một lần là trong lòng thấy sảng khoái một lần! Binh lính của quân môn Lang Thẩm cũng điều về chỗ đóng quân như trước, Lăng Phổ cũng trở về Nhiệt Hà, còn giữ chức Đô Thống. Hôm qua Vương Công Công của cung Dục Khánh còn cho người đem quần áo chăn màn của thái tử ra phơi nắng, lại cho tu sửa chiếc xe của thái tử, nay có chỉ lệnh Nhị da đi đến... không phải là người mù, ai còn không nhìn ra từng cái một thật rõ ràng nào?
Những lời đó nói ra đến nỗi làm cho những người ở hai bên bình phong đều im lặng, đều uống rượu và trao đổi với nhau bằng ánh mắt. Ngoài đội bảo vệ của Lang Thẩm phụng chỉ mang cờ về Lăng Phổ bị giáng xuống hai cấp trở về nhận quản dần các việc to lớn đó ra, những sự thể linh tinh còn lại, tuy cũng có lúc có thấy, nhưng chưa được Lý Đức Toàn nói chuẩn bị được chu đáo như thế. Dận Đề, hai con mắt tròn xoe đảo đi đảo lại, còn muốn hỏi nữa, Lý Đức Toàn đã đứng dậy cười trừ nói rằng:
- Nô tài phải đi rồi, Vạn tuế da nghỉ vào buổi trưa, nô tài phải hầu Người thay áo ạ!
- Thong thả hãy đi.
Dận Đường biết người này nhát gan, giữ không nổi, nửa thật nửa đùa nói rằng:
- Nghe nói Hà Trụ Nhi đến phủ Bát da làm người đứng đầu thái giám, chuyện đó có không?
Lý Đức Toàn vội nói:
- Phủ Nội vụ hôm qua mới nói, khoảng hai ngày nữa, ông ta sẽ đến hầu hạ.
Dận Tự từ sau bình phong đi đi lại lại, rồi ngồi trên cái đôn sứ thở một hơi thư thái, ánh mắt nháy động một cách lặng lẽ, nói rằng:
- Ta ở đây người dùng không hết, còn cần thái giám làm gì? Lý Đức Toàn tay khéo xoa bóp, ông là người đứng đầu của điện Dưỡng Tâm, nói với Vạn tuế da một tiếng, sẽ giữ ông ta ở lại bên ấy để sai khiến, có được không?
Hà Trụ Nhi vì đắc tội với Dận Nhưng nên mới mở gông ra khỏi hoàng cung, việc này đương nhiên là ông ta nói không được. Lý Đức Toàn một là bị bận bịu công việc đến nỗi hơi sốt ruột, hai cũng là rất sợ Liêm thân vương thế cao quyền lớn này, chỉ đành cúi đầu nói rằng:
- Nô tài sẽ cố sức làm, nhưng...
- Đem đến cho lão Lý năm mươi lạng vàng!
Dận Tự bên ngoài căn dặn một tiếng, lại nói rằng:
- Ta cần là cần cái tâm của ông, còn làm được hay không làm được, ta không để ý.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI