HỒI THỨ TÁM MƯƠI
Phạm Thời Tiệp sàm tấu, hại tướng quân
Lưu Mặc Lâm đánh cá, nịnh hoàng thượng

    
hấy Doãn Đề lủi thủi ra đi, Ung Chính thẫn thờ nhìn theo, đôi chân bủn rủn như không còn đứng vững, bèn lệnh cho Lưu Thiết Thành đi theo phò giá, chiếc kiệu lụa vàng thong thả đi về điện Dưỡng Tâm. Đến cửa Thùy Hoa, Ung Chính bèn xuống kiệu. Phạm Thời Tiệp, Tôn Gia Kiềm và Lưu Mặc Lâm đã quỳ đón ngay trước cổng. Còn một người nữa, mình mặc áo khoác thêu rồng, lưng thắt đai tiên hạc, đầu đội mũ san hô, sau mũ còn trang trí bằng một chiếc lông công rực rỡ, người này thì Ung Chính không nhận ra là ai. Thấy nhà vua vừa xuống kiệu, mọi người nhất tề dập đầu thi lễ. Ung Chính không nói năng gì, phẩy tay, đi thẳng vào trong điện Dưỡng Tâm. Doãn Tự, Long Khoa Đa, Trương Đình Ngọc và Mã Tề đang đứng đợi dưới thềm hiên, vội ùa ra nghênh tiếp.
- Trẫm cùng Thập tứ đệ vừa đi thăm hoàng cô về!
Ung Chính ung dung bước tới Đông Noãn các và ngồi xuống. Cảm thấy không khí có phần nóng nực, bèn cho gọi nước mát, rồi mời các vị đại thần cùng uống. Ung Chính nhấp một ngụm nước, rồi nói:
- Nhân tiện, trẫm còn đến thăm cung Hàm An, nói chuyện với Nhị thái tử và được biết Đại a-ca cũng đang ốm nặng. Doãn Tự, phủ Nội vụ là do khanh cai quản, thế mà những việc như vậy, khanh cũng không trình báo với trẫm lấy một câu?
Doãn Tự thấy Ung Chính vừa ngồi xuống đã soi mói công việc của mình, trong lòng tức sôi sùng sục. Nhưng vội kìm ngay lại, phải "nén giận chờ thời" thôi. Quyết không thể để cái sẩy nẩy cái ung, bèn dập đầu thi lễ, thận trọng tấu trình:
- Đó là điều sai sót của thần đệ, trong sổ sách của phủ Nội vụ, tất cệc ấy đều đã được ghi chép đầy đủ, thần nghĩ rằng họ đã dâng sớ tấu trình lên hoàng thượng, cho nên thần không tấu trình riêng. Hoàng thượng đã có lời răn dạy như vậy, sau này thần đệ xin lưu tâm mọi việc.
- Việc đó không lớn, nhưng nó đụng chạm đến thanh danh của trẫm. - Ung Chính cười nhạt, nói tiếp: - Đại a-ca thì không nói làm gì, mình làm mình chịu, tha cho mạng sống đã là tốt quá rồi. Còn Nhị a-ca, dẫu sao cũng đã từng là thái tử, với ta từng một thời nặng nghĩa vua tôi, không được ngược đãi ông ta, đừng để trẫm phải mang tiếng xấu với đời sau. Theo ý các khanh, việc của ông ta nên giải quyết thế nào?
Mọi người bất giác nhìn nhau, "Giải quyết thế nào?", một câu hỏi còn quá chung chung, biết trả lời sao đây? Trước đây, khi hoàng đế Khang Hy quyết định phế truất ngôi thái tử, Mã Tề đã ra sức tiến cử Bát a-ca Doãn Tự lên thay, nghe Ung Chính nói vậy, bỗng động lòng thương cảm cho Nhị da, thầm nghĩ mình phải có ý kiến trong chuyện này, bèn cúi đầu trình tấu:
- Nỗi lo của hoàng thượng là đúng lắm. Tầm suy nghĩ của con người nhân đức thường cao rộng như trời xanh. Trước đây, Nhị thái tử vì nông cạn hẹp hòi, nên đã để xảy ra những việc làm trời xanh phải tức giận, tiên đế mất lòng tin, nên đã bị tù tội suốt mười mấy năm trời. Nếu quả thực đã biết sửa mình, ăn năn hối cải, thì hoàng thượng cũng nên mở lượng hải hà, gia ân mưa móc, giảm tội đi cho. Theo cổ lệ của tiền triều, có thể giáng xuống cho làm thứ dân, hoặc cũng có thể ban cho một chức quan nhỏ nào đó, được như vậy thì lại càng thấu tình đạt lý.
Nghe nói vậy, Trương Đình Ngọc thầm đắn đo suy nghĩ: sau một lần bị tù tội, Mã Tề qua có chín chắn hơn nhiều, ăn nói thật là kín kẽ, lại tỏ ra biết lo lắng thay cng, cũng tỏ ra là người có nghĩa có tình, thật không bắt bẻ vào đâu được. Thế là bèn phụ họa theo:
- Mã tướng nói rất phải, còn việc ban ơn như thế nào, xin hoàng thượng đèn trời soi xét, chúng thần xin tham khảo thêm lệ cũ của người xưa.
- Trẫm thật khó mà dứt bỏ được tình cảm máu mủ ruột rà - Ung Chính chau mày thở dài - Cho ông ta một tước thân vương, cắt cho một mảnh đất ở Thông Châu để tĩnh dưỡng tuổi già, các khanh thấy thế nào?
Nói rồi, liền quay sang nhìn Doãn Tự. Đang mải suy nghĩ về Doãn Nhưng, Doãn Tự còn chưa kịp hiểu rằng, cái ông hoàng đế này đang có ý định gì đây? Không kịp suy nghĩ kỹ, bèn nói:
- Đó là lẽ trời, theo ý thần, nên gọi là "Lý" thân vương, có được không ạ?
Long Khoa Đa cũng nói:
- Nô tài thấy đặt tên như vậy là hợp lắm. Nó luôn nhắc nhở Nhị da không được quên ân đức trời bể của hoàng thượng:
Trương Đình Ngọc chau mày suy nghĩ, đợi mọi người nói xong, mới thong thả tấu trình:
- Cái tên mà Liêm thân vương định đặt ấy, kể cũng không sai. Có điều theo ý nô tài, dẫu sao Nhị da cũng là người có tội, bằng chứng là tiên đế đã phế truất ông ta. Phế truất đi rồi, lại bổ nhiệm, sử sách gọi là "mật". Về việc này phải bố cáo cho mọi người cùng biết, có như vậy mới hợp lý hợp tình, và thần dân trong thiên hạ cũng sẽ không có sự hiểu lầm. Cái tên ấy nên gọi là "Lý mật thân ương" là hay hơn cả!
- Hay! - Ung Chính bất giác vỗ bàn tán thưởng - Hoành Thần cứ theo ý đó, thảo một tờ chiếu lệnh công bố trước bàn dân thiên hạ.
Nói xong liền quay sang hỏi Trương Đình Ngọc:
- Khi về tới điện này, trẫm có nhìn thấy bọn Phạm Thời Tiệp đứng ngoài cửa Thùy Hoa, có một người, trên đỉnh mũ có cắm một chiếc lông công, người đó là ai vậy? Sao ta chưa từng gặp nhỉ?
Trương Đình Ngọc vội tâu:
- Người đó là Khổng Dục Tuần, tổng đốc Quảng Đông ạ!...
Chưa kịp dứt lời, Ung Chính đã nhớ ra:
- Nhớ rồi, trẫm nhớ ra rồi... Nó là người của nhà thánh, thảo nào ăn mặc như vậy. Cho chúng nó vào cả trong này.
Lý Đức Toàn vâng mệnh và lùi ra. Ung Chính nói tiếp:
- Trẫm sắp phải đi kinh lý Hà Nam, cũng có thể phải vòng về Sơn Đông rồi mới trở lại kinh đô được. Có lẽ phải mất mươi, mười lăm hôm. Một là muốn xem việc đê điều, phòng lũ ra sao; hai là muốn xem xét dân tình và sự chăn dắt muôn dân của quan lại. Sau tết Đoan ngọ, có thể là trước khi Niên Canh Nghiêu về tới kinh đô, trẫm sẽ trở về để lo liệu việc mừng công cho ông ấy.
Đang nói, thì bọn Khổng Dục Tuần đi theo một hàng dọc tiến vào, ả bọn dập đầu thi lễ, Ung Chính chỉ khẽ gật đầu và vẫn nói tiếp:
- Bảo thân vương sẽ thay trẫm đi úy lạo quân sĩ, mọi việc trong kinh thành, trẫm giao cho Hoằng Thời, về việc này, trẫm còn phải dặn dò Hoằng Thời thêm nữa, Doãn Tự và Doãn Tường vẫn làm công việc của mình như cũ. Trong công việc, nếu thấy Hoằng Thời làm có chỗ nào chưa đúng, hai khanh với danh nghĩa hoàng thúc phải xem xét, chỉ bảo Hoằng Thời. Trẫm chỉ đem theo Trương Đình Ngọc, Mã Tề ở lại Thượng thư phòng giải quyết mọi công việc trong lục bộ. Việc nhỏ các khanh tự giải quyết, việc lớn phải cho người đến ngay nơi trẫm ở để tấu trình, trẫm hi vọng mọi việc sẽ suôn sẻ cả thôi.
Nghe xong, mọi người đều quỳ xuống dập đầu tuân chỉ. Doãn Tự lại tâu rằng:
- Thần đệ vừa phải trông coi mọi việc trong hoàng tộc, lại vừa phải trù liệu mọi việc cho sự nghênh đón đoàn quân chiến thắng trở về Kinh, công việc quả là bận rộn, Cửu a-ca sẽ phải cùng với Niên Canh Nghiêu dẫn quân trở về Kinh, chỉ có Thập a-ca còn đương nhàn rỗi ở Trương Gia khẩu, cúi xin hoàng thượng lệnh cho Thập a-ca mau trở về Kinh giúp việc được không?
- Việc đó sẽ bàn sau! - Ung Chính hững hờ đáp, rồi quay sang Khổng Dục Tuần: - Nhà ngươi từ Quảng Đông về đấy à?
Bọn Khổng Dục Tuần đang ngây người lắng nghe đột nhiên bị hỏi đến, vội dập đầu thưa:
- Muôn tâu hoàng thượng, thần vừa từ Quảng Đông về Kinh. Sau khi thân mẫu của thần quy tiên, thần đang thụ tang tại quê nhà, nhận được chiếu chỉ của hoàng thượng, thần lập tức mang theo cả linhữu thân mẫu trở về Kinh, linh cữu thần đang đặt tại Khúc Phụ ạ. Muôn tâu hoàng thượng, ngay từ nhỏ thần đã mồ côi cha, mẹ thần ngày đêm cặm cụi chăn tằm dệt vải nuôi thần ăn học cho đến ngày khôn lớn. Hoàng thượng là người lấy trung hiếu để cai quản muôn dân, nhận được chiếu chỉ dứt tình mẹ con, thực lòng thần không muốn ra đi, nhưng nghĩ rằng chiếu chỉ nhà vua không thể không theo, nhất là lại được lên yết kiến hoàng thượng. Lại nghĩ đến tình mẫu tử, nên không muốn dứt tình đi làm việc ở phương xa, mong hoàng thượng lượng thứ cho hoàn cảnh của thần, nán đợi đến khi thần đã mãn tang, thần sẽ xin hết lòng hầu hạ hoàng thượng. Hoàng thượng... Người làm sao có thể chấp nhận được một người con bất hiếu như vậy được?
Nói xong, nước mắt đầm đìa.
- Trung và hiếu chỉ là một mà thôi, xét cho cùng đều là chữ "tâm" cả. - Ung Chính vẻ mặt thoáng buồn - Thân mẫu của trẫm cũng... Thôi, không nói làm gì nữa. Nhà ngươi vừa làm việc quan vừa thụ tang cũng được chứ sao? Đương nhiên, trẫm vẫn muốn cho ngươi được làm tròn chữ hiếu. Mã Tề đâu?
- Có thần!
- Truyền cho bộ Lễ, hãy đến ngay Khúc Phụ làm truy điệu cho thân mẫu họ Khổng, truy phong nhất phẩm phu nhân, cho nhận thụy hiệu là "Thành Tiết", để làm gương cho thiên hạ. Dục Tuần, ngươi bằng lòng rồi chứ?
Dục Tuần cảm động run người, dập đầu lạy tạ nước mắt đầm đìa:
- Thần xin dốc lòng phụng mệnh... lấy trung làm hiếu; để báo đáp công ơn trời bể
Thấy tấm lòng hiếu thảo của Dục Tuần, thấy ân đức cao dày của hoàng thượng, mọi người xúc động vô cùng. Ung Chính đã bình tĩnh trở lại, nâng tách trà lên, gạt bỏ bọt trà, rồi lại đặt xuống bàn, chau mày nói
- Đất Quảng Đông xa kinh thành ngàn dặm, cái gọi là "xa bóng mặt trời", nên nạn tham nhũng trong hàng quan lại có thể coi là nhất nước. Như vụ án Tân Hội một lúc chết 9 mạng người, thế mà kéo dài đã hơn một năm trời, trẫm đã hạ chiếu ba lần, mà cho đến nay vẫn chưa bắt được thủ phạm. Theo ý nhà ngươi, thì nguyên cớ tại đâu vậy?
Vụ án ấy thì ai chả biết, bọn ác bá ở Tân Hội thật coi trời bằng vung, chỉ vì một mảnh đất để mồ để mả mà nửa đêm xông vào nhà họ Hồ giết một lúc 9 mạng người, rồi phóng hỏa phi tang. Thủ phạm đã bỏ ra bao nhiêu vàng bạc, mua khắp lượt quan trên quan dưới. Triều đình đã phải cách chức hai đời quan án sát thế mà đến nay vẫn "vô bằng chứng", mà thủ phạm thì vẫn chưa bắt được. Đó là một vụ trọng án chấn động kinh thành. Thượng thư phòng ra lệnh cách chức tổng đốc tiền nhiệm Quảng Đông Tô Mộc Đề cho Khổng Dục Tuần lên thay. Nghe Ung Chính hỏi vậy, mọi người tròn mắt nhìn Dục Tuần.
- Muôn tâu hoàng thượng! - Khổng Dục Tuần dập đầu vội đáp: Thần là một kẻ đang kỳ tang phục, đóng cửa suốt ngày, nhưng cũng nghe được đôi điều đồn đại. Thế nhưng, một vụ trọng án, thần không dám tâu bừa theo "tin đồn" được, thần cúi xin hoàng thượng cho thần mượn một người để cùng thần điều tra xét hỏi, sau 3 tháng, nếu vụ án vẫn chưa xong, thần xin lấy đầu thần ra chịu tội.
- Ai vậy?
Khổng Dục Tuần chỉ tay vào một người và nói:
- Chính là người này ạ!
Ánh mắt mọi người đều đổ dồn vào Tôn Gia Kiềm. Tôn Gia Kiềm vốn không quen biết Khổng Dục Tuần. Về Kinh lần này, Tôn Gia Kiềm muốn dâng sớ lên vua hạch tội quan bố chính Quảng Tây Khúc Sâm vì tội không theo lệnh triều đình trong việc đúc tiền Ung Chính với tỷ lệ "4 đồng 6 chì", thấy Dục Tuần tín nhiệm mình như vậy, bộ mặt dài thưỡn của họ Tôn bỗng đỏ như gấc chín, bèn đem ý định về Kinh trình tấu lên hoàng thượng, cuối cùng nói:
- Được. Khổng huynh tin dùng như vậy, thần rất vui lòng, xin hoàng thượng xuống chiếu, thần xin tuân lệnh.
- Trẫm cũng tin nhà ngươi! - ánh mắt tươi cười của Ung Chính bỗng sáng lên - Đã vậy, nay trẫm ban cho ngươi một chức danh là: Khâm sai lưỡng Quảng tuần phong sứ, xong vụ án này, nhà ngươi cũng chưa vội về Kinh, cho nhà ngươi đi thị sát tiếp ở các tỉnh Phúc Kiến, Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên, thấy có điều gì về Kinh tâu trình cho trẫm biết.
- Xin phụng mạng!
Ung Chính đứng thẳng người lên, mắt nhìn vào Phạm Thời Tiệp và nói:
- Lưu Mặc Lâm là khách mời của trẫm. Còn nhà ngươi xin yết kiến, là có việc gì vậy?
Phạm Thời Tiệp dập đầu ba lần, tấ
- Thần có một việc cơ mật, muốn được tâu riêng với hoàng thượng.
Ung Chính đưa mắt nhìn khắp một lượt, cả cười rồi nói:
- Ở đây đều là những đại thần tâm phúc của trẫm, có điều gì ngươi cứ nói ra!
Phạm Thời Tiệp ngước mắt nhìn mọi người một lượt rồi nói:
- Hoàng thượng hôm nay đã mỏi mệt rồi, thần xin được cáo lui ngày khác thần lại xin được yết kiến.
Phạm Thời Tiệp giọng nói nghe lạnh nhạt nhưng có vẻ dứt khoát như dao chém đá, khiến mọi người thấy khó chịu. Ung Chính nghiêm nét mặt, nhìn thẳng vào khuôn mặt tỉnh bơ của Phạm Thời Tiệp, bỗng nhớ lại cảnh Phạm Thời Tiệp giả làm tiếng dê kêu đùa nghịch với Doãn Tường năm xưa ở Sướng Xuân viên, bất giác cười to, rồi nói:
- Đã vậy thì, Đình Ngọc cho bọn ngươi ra ngoài, Mặc Lâm ở lại cùng nói chuyện với trẫm. Thời Tiệp, Mặc Lâm ở đây có làm trở ngại cho câu chuyện của ngươi không?
Phạm Thời Tiệp dập đầu:
- Muôn tâu hoàng thượng, không sao ạ.
Mọi người khó chịu, cáo lui, ai cũng thấy ngán cái anh họ Phạm n
- Bày cờ ra! - Ung Chính thở phào nhẹ nhõm: - Trẫm và Mặc Lâm đánh cờ, nhà ngươi cứ nói.
Hình Niên vội bê hộp cờ ra, dàn quân lên bàn cờ. Mặc Lâm lấy quân đen, thận trọng từng nước ứng phó với Ung Chính. Lưu Mặc Lâm là một tay "cầm quân đen" khá nổi tiếng, ngay cả Doãn Tường thường được ca ngợi là vua cờ cũng chưa phải là đối thủ của ông ta. Ung Chính rất thích đánh cờ, nhưng lại là người đánh cờ dở nhất, thấy thế cờ của Mặc Lâm, Ung Chính biết y lại định đánh cờ hòa, bèn nói:
- Mặc Lâm, đánh chơi thôi mà, để làm vui lòng trẫm, lần nào nhà ngươi cũng đánh hòa cờ, ngươi không thấy chán à? Cho ngươi đánh thoải mái, thắng trẫm, trẫm sẽ có thưởng.
Vừa đánh cờ, Ung Chính vừa quay sang nói với Thời Tiệp:
- Ngươi có việc cơ.mật gì? Cứ nói đi!
- Thần xin tố cáo Niên Canh Nghiêu!
Là người đã tuân lệnh vua sẽ đi cùng Hoằng Lịch đến Tây Ninh để úy lạo quân sĩ, Lưu Mặc Lâm nghe được câu nói đó sợ đến run người, nhìn sang Ung Chinh, nét mặt vẫn bình thản như không, hơn thế còn đang chăm chú nhìn vào bàn cờ suy nghĩ nước đi không hề ngẩng đầu lên, trầm giọng nói:
- Niên Canh Nghiêu là người có công lớn với sơn hà xã tắc, ngươi đã bất tài trong công việc, lại không chịu nghe lời tiết độ sứ Niên Canh Nghiêu, đã có sớ dâng lên hạch tội nhà ngươi, tin ấy đã thông cáo trong nội cung, lệnh xử phạt của trẫm còn chưa đưanơi, nhà ngươi lại đến tố cáo người ta trước là cớ làm sao?
- Thần rất biết Niên Canh NghiÂ�u là người có công lớn.
Phạm Thời Tiệp nét mặt không hề sợ sệt, ung dung nói:
- Thần đến là để tố cáo về sự "thái quá" của ông ta, hơn nữa sau khi thần đã phụng mệnh điều đi nơi khác rồi, Niên Canh NghiÂ�u mới lập được công lớn. Nếu nói về tình cảm giữa hai người, Niên Canh NghiÂ�u còn có công tiến cử thần lên làm tuần phủ đất Cam Túc. Nhưng thần nghĩ rằng, Niên Canh Nghiêu dù có công to đến mấy, thì ông ta cũng không bằng vua được, thần không.thể tận trung với Niên Canh Nghiêu, thần chỉ biết có hoàng thượng. Nếu nghĩ rằng, chức tuần phủ Cam Túc là do Niên Canh Nghiêu ban ơn cho thần, mọi việc thần đều phải nghe theo ông ta, thì thà rằng, thần không nhận cái chức ấy còn hơn.
- Hử? - Ung Chính vừa nhấc một quân cờ trắng lên, định đi, chợt dừng lại và nói: - Nhà ngươi nói thực đi, nếu chỉ có như vậy, trẫm sẽ kết tội ngươi là bịa đặt xúc xiểm hòng ly gián tình nghĩa vua tôi đấy!
Những lời nói của Ung Chính sắc như dao cắt, làm cho Lưu Mặc Lâm sợ toát mồ hôi. Trái lại Phạm Thời Tiệp mặt vẫn tỉnh bơ, khấu đầu nói tiếp:
- Đúng vậy. Niên Canh Nghiêu không phải là vua, cũng không phải người trong hoàng tộc, dựa vào đâu mà cờ soái của ông ta lại dám để màu vàng?
Ung Chính cười chỉ vào một góc bàn cờ:
- Mặc Lâm! Khanh phải chú ý cái gấy?... Cờ soái mang màu vàng, là trẫm ban cho đấy, có gì mà ngươi phải lạ lùng!
Phạm Thời Tiệp vặn lại:
- Dây đai lưng màu vàng của ông ta, cũng là của vua ban à? Ông ta ăn cơm gọi là tiến "thiện", thưởng cho người khác vật gì, ông ta gọi là "ban cho", những từ ngữ ấy thần dân có được dùng không?
Ung Chính dừng quân cờ trên tay, nghiêm giọng nói:
- Nhà ngươi có quyền tâu lên trẫm những điều cơ mật, những chuyện đó cớ sao ngươi không cho trẫm biết ngay? Bấy lâu nay ngươi làm những việc gì?
- Thần xin được trả lời! - Phạm Thời Tiệp ngẩng cao đầu nói: - Thần đã có sớ dâng lên, mọi thư từ đều do lính quân bưu của Niên Canh Nghiêu trực tiếp chuyển về, tất cả những tấu trình trên đều được lưu lại trong Thiêm áp phòng tại công đường của thần, cất giữ khá cẩn thận, không tin xin hoàng thượng cho người về tra soát.
Ung Chính thuận tay đi một nước cờ, sắc mặt hơi tái đi. Những chuyện này, có lần Doãn Tường đã nói sơ qua, triều đình cũng đã cử người xuống tận Lan Châu tra xét, nhưng vẫn chưa tìm thấy cuống phiếu và những điều ghi chép lại còn được lưu trữ trong phòng Cơ mật, trong lòng bỗng thấy vô cùng bực bội, liền giận dữ quát lên:
- Trẫm tra xét rồi. Nhà ngươi nói mười điều thì chín điều không tin được. Trẫm rất hiểu lòng dạ nhà ngươi. Niên Canh Nghiêu được trẫm tin dùng, nhà ngươi bèn sinh lòng ghen ghét, họ Niên lập được công lớn, nhà ngươi lại ngấm ngầm lo lắng, sợ rằng công cao sẽ được chủ quý, cho nên nhân dịp này nhà ngươi muốn tách khỏi họ Niên, để sau này rộng đường thăng tiến. Vì rằng, dù sao ngươi cũng là người được họ Niên tiến cử, giờ đây đủ lông đủ cánh rồi, nhà ngươi luôn sợ mang tiếng là có ô dù che chắn. Có đúng vậy không?
- Không đúng ạ! - Phạm Thời Tiệp cứng cỏi cãi lại: - Quân Nhạc Chung Kỳ đóng sát ngay đất Tùng Phiên, quân của hạ thần ở Lan Châu cách đó hàng ngàn dặm, tại sao lại điều động quân của hạ thần lên trấn thủ đất Tùng Phiên? Đó phải chăng là một sự điều quân bừa bãi tùy tiện, phải chăng Niên Canh Nghiêu không hiểu việc quân cơ? Phải chăng ông ta sợ Nhạc Chung Kỳ cướp công tranh chức? Muôn tâu hoàng thượng, đó là những sự thực rõ như ban ngày, thần thật không tài nào hiểu nổi, tại sao hoàng thượng lúc nào cũng bênh vực Niên Canh Nghiêu?
Ung Chính trong lòng càng thêm tức giận, thấy Mặc Lâm đang muốn giữ thế cờ hòa với mình, Ung Chính tức giận ném mạnh quân cờ đang cầm trong tay vào trong hộp, hầm hầm nói:
- Chơi ván khác, nếu cố tình thủ hòa, trẫm sẽ giết ngươi. Phạm Thời Tiệp, ngươi đang nói chuyện với ai đây? Nói năng như vậy nhà ngươi đã giữ trọn bổn phận bề tôi chưa? Niên Canh Nghiêu đại thắng ở Tây Ninh, cả nước vui mừng, triều đình rạng rỡ, riêng nhà ngươi đắp chiếu khóc thầm, còn xúc xiểm để trẫm thêm tức giận. Chỉ một việc thắng trận đã chứng tỏ Niên Canh Nghiêu là một con người tốt, thế mà ngươi lại ganh ghét, đủ thấy rằng ngươi là một kẻ tiểu nhân.
- Thần là quân tử, sao lại là tiểu nhân được! - Phạm Thời Tiệp cãi lại: - Lẽ nào cứ thắng trận là có quyền coi thường cả vua? Quân hầu của Niên Canh Nghiêu đến công đường của thần, đòi hỏi thần phải mở cổng chính ra đón tiếp. Thần không thể làm theo ý ông ta
Ung Chính giận điên người, quát lớn:
- Nhà ngươi không nghe lời Niên Canh Nghiêu cũng tức là không nghe lời trẫm.
- Thần chỉ nghe lời hoàng thượng, chứ không thể nghe lời Niên Canh Nghiêu.
- Thế thì nhà ngươi làm sao làm được tuần phủ?
- Thần không phải là hạng người như vậy, thần cũng chẳng muốn làm tuần phủ!
Ung Chính giận dữ đùng đùng, đứng bật dậy quay ra cửa hét lớn:
- Trương Ngũ Ca đâu!
Trương đứng ngoài đã nghe được hết cuộc đấu khẩu tay đôi giữa Phạm Thời Tiệp và Ung Chính, nghe nhà vua gọi, bèn nắm chặt hai bàn tay bước vào Hoàng đế Ung Chính mặt mày xám ngắt, đầu lắc tay run chỉ thẳng vào Phạm Thời Tiệp, miệng lắp bắp:
- Bắt... bắt... bắt ngay tên khốn kiếp này đi...
Lưu Mặc Lâm sợ hãi đứng ngây người, rồi vội vàng quỳ xuống, sợ Phạm Thời Tiệp bị lôi xuống bộ Hình xử tội, định mở miệng can ngăn, Ung Chính đã đổi giọng:
- Đưa đến ngày vương phủ Di thân, lệnh cho Doãn Tường phải quản chặt tên súc sinh nà
Bọn thái giám cung nữ đang sợ run như dẽ, thấy nhà vua trừng phạt quá nhẹ nhàng, trố mắt ngạc nhiên rồi lặng lẽ đưa mắt nhìn nhau.
- Mua danh bán tước, đồ đê tiện! - Ung Chính chậm rãi ngồi xuống, cơn giận trong lòng vẫn chưa nguôi, quay sang nói với Mặc Lâm: - Trẫm vốn ghét cay ghét đắng thói đạo đức giả. Cứ dính đến chữ giả là trẫm không tài nào chịu nổi. Ván cờ này ngươi không thể thắng được trẫm rồi, quân tử nhất ngôn, trẫm sẽ giết ngươi.
Lưu Mặc Lâm nhìn xuống bàn cờ, muốn thắng Ung Chính thì có khó khăn gì, chỉ cần tóm gọn mấy con xe, pháo, mã, thật dễ như trở bàn tay. Thế nhưng với một người buồn vui thất thường như Ung Chính, ai có thể biết trước được, nếu ông ta thua cờ thì rồi sự thể sẽ ra sao, sắp sẵn ý định, Mặc Lâm bình tĩnh đánh tiếp. Kết cục cuộc cờ, lại hòa!
- Lôi nó ra ngoài kia!
Ung Chính giận dữ đập bàn, cả bàn cờ bay lên tung tóe:
- Giả dối! Giả dối hết. Thật đáng căm ghét!
Mấy tên thái giám hấp tấp chạy vào, xốc nách Mặc Lâm lôi ra ngoài. Lưu Mặc Lâm cố sức giãy giụa tay giơ lên một quân cờ, miệng kêu lớn:
- Muôn tâu bệ hạ, thần đã thắng bệ hạ một quân, quân cờ áy đang nằm trong tay thần đây. Hoàng thượng sao vậy? Sao lại nổi giận đùng đùng lên như vậy?
Mọi người còn ngơ ngác chưa hiểu ra sao, thì chợt bên ngoài có tiếng của Doãn Tường, ngay sau đó, Doãn Tường hớn hở bước vào. Trông thấy mấy tên thái giám đang xốc nách Mặc Lâm lôi đi, chợt đứng ngây cả lại, Ung Chính vừa tức giận vừa buồn cười, liền quát:
- Thả tên chó chết ấy ra!
Rồi kể lại với Doãn Tường những sự việc vừa xảy ra, cuối cùng thở dài nói:
- Hồi trẫm ở đất Phiên vinh hoa phú quý chẳng kém ngày nay, ít nhiều cũng còn có được đôi ba người bạn, có thể ngồi tán gẫu hoặc tâm sự cùng nhau. Còn bây giờ, hãy xem bọn người kia, kẻ thì rắp tâm chọc tức trẫm, kẻ thì lòng dạ thật khó hiểu, ngoài mặt thì vâng vâng dạ dạ, trong bụng thì không biết chúng nghe những trò gì. Mang tiếng là đang ngồi trên ngai vàng điện ngọc, kỳ thực thì đang ngồi giữa chông gai. Bên tai đầy những tiếng tung hô giả dối, trước mắt nhan nhản trò chúc tụng điêu toa. Ngay như chơi một ván cờ cũng giả thua giả thắng. Suy cho cùng, tất cả đều vô vị, tất cả đều chán ngắt và vô nghĩa!
Đến bấy giờ, Doãn Tường mới hiểu hết nỗi buồn cô đơn trong lòng Ung Chính, và hiểu vì sao nhà vua hay có những cơn giận vu vơ. Doãn Tường nở một nụ cười, an ủi:
- Vua là những người luôn tự xưng là cô, là quả. Ngày tiên đế còn sống, cũng từng nói đến điều này. Người thường tìm cách thư giãn tâm hồn, thường tìm kiếm những thú vui tao nhã. Hôm nay đi kinh lý xứ Đông, ngày mai lên núi Ngũ Đài ngắm hoa thưởng nguyệt, đến ngày kia thì lại xem cảnh mặt trời mọc trên núi Thái Sơn. Nếu không thì lại xuống Giang Nam, Lưỡng Quảng... Du sơn ngoạn thủy nhưng tiên đế lúc nào cũng không quên công việc chăn dắt muôn dân. Tiên đế còn giao du với đủ mặt anh hào, tài tử, tôn Ngũ Thứ Hữu làm thầy, coi Phương Bao là bạn... Còn hoàng thượng, bản tính vốn nghiêm trang, suốt sáng thâu đêm lúc nào cũng chỉ công việc và công việc. Cứ như vậy thì làm sao mà chả thấy cô đơn, chán ngắt. Nhà vua đừng vội trách mọi người, mà hãy tự trách mình, là sống ở đời mà không biết tận hưởng niềm vui của cuộc sống!
Ung Chính cười trừ rồi phẩy tay lệnh cho thái giám:
- Thả Lưu Mặc Lâm ngay. Nếu không thành thực đánh lại với trẫm một ván cờ, lần này thì trẫm sẽ giết khanh. Nếu không thì ta thật không bằng cả vua Trụ nhà Ân. Còn lấy cờ để nịnh trẫm một lần nữa, thì từ nay đừng có gặp mặt ta.
Mặc Lâm vội vã dập đầu thưa:
- Thấy hoàng thượng không được vui, thần muốn dâng lên hoàng thượng một chút may mắn nhỏ. Biết hoàng thượng không thích những chuyện vặt như vậy, thì thật là thần hết chỗ kiếm ăn.
Ung Chính bật cười. Doãn Tường nói:
- Vừa rồi thần định vào tâu một việc, dọc đường may mắn gặp hoàng đệ Thập tứ a-ca. Ngày mai chú ấy đã lên đường. Anh em dừng lại nói chuyện được một lát, hoàng đệ hỏi thần, có được đem theo gia quyến đi không, bọn lính hầu trong vương phủ có cho đi theo hay không? Thần đệ trả lời, việc này còn phải xin ý chỉ của hoàng thượng. Vừa vào đến cửa Vĩnh Hạng, thì lại gặp Phạm Thời Tiệp...
Ung Chính chợt đau nhói trong lòng, chợt nghĩ ra, hôm nay gặp toàn chuyện không may, là do gặp phải cái con hầu ấy. Suy nghĩ vậy, Ung Chính liền ngắt lời
- Nhà ngươi là người đã thẩm tra vụ án Nặc Mẫn, cái người làm chứng mà Điền Văn Kính đem từ Sơn Tây về ấy tên là gì nhỉ?
- Người làm chứng nào? - Doãn Tường bất giác ngạc nhiên, không ngờ Ung Chính lại chuyển chủ đề câu chuyện nhanh quá thế, vừa chuyện này đã sang ngay chuyện khác. Doãn Tường trầm ngâm nói: - Nhân chứng thì có đến mấy chục người, từ chỗ quan bố chính, quan án sát và cả những người từ chỗ Phiên ly khố... hoàng thượng định hỏi đến người nào?
- Đứa con gái hầu ấy?
- À, người Đại Châu, hoàng thượng...
- Tên là gì?
- Kiều Dẫn Đệ...
Ung Chính ngả người trên ghế tựa, miệng lẩm bẩm như đang đặt câu hỏi, lại dường như đang tự nói với mình:
- Họ Kiều?... Ồ, thế thì là người Hán rồi?
Doãn Tường thật chẳng hiểu ra sao, bèn nói tiếp:
- Đứa con gái người Hán ấy hiện đang ở trong phủ của hoàng đệ Thập tứ a-ca. Hoàng thượng, sao người lại hỏi về đứa con hầu ấy?
Ung Chính lạnh lùng nói:
- Không có việc gì đâu, thuận miệng hỏi vậy thôi. Khanh hãy nói với Doãn Đề, không phải đem theo lính hầu, người nhà thì cho đi theo hết. Còn Phạm Thời Tiệp, hắn có nói gì không?
Doãn Tường nhìn thẳng vào Lưu Mặc Lâm đang buông thõng tay áo đứng bên cạnh:
- Điều này thì Mặc Lâm không được nói với bất kỳ ai, Phạm Thời Tiệp nói rằng, Niên Canh Nghiêu là một con người luôn phải đề phòng.
- Điều đó thì vừa rồi đây Thời Tiệp đã nói cả rồi. Lưu Mặc Lâm cũng chẳng phải là người ngu đần cho lắm, chẳng bao giờ lại lấy đầu mình ra đùa giỡn.
Ung Chính lạnh lùng nói:
- Là một đại tướng quân thì phải có uy phong và quyền lực, Niên Canh Nghiêu là một đại tướng cai quản đại quân của cả một vùng gồm 5 tỉnh lớn: Thiểm Tây, Cam Túc, Sơn Tây, Tứ Xuyên và Thanh Hải, ngoài trận mạc, tướng có thể có những điều không tuân lệnh nhà vua. Hơn nữa, chuyên đem quân đi sát phạt, thì làm sao tránh khỏi những điều dị nghị. Nhân vô thập toàn, trẫm chỉ cần ở ông ta tài cao công lớn. Nếu không vậy, thì tất cả các tướng lĩnh đang coi giữ phên dậu cho triều đình ở ngoài xa vạn dặm kia đều biến thành những ông bụt hiền lành, việc gì cũng rụt rè thận trọng, thử hỏi, thế thì còn làm nổi việc gì? Lưu Mặc Lâm, ngươi hãy đến thăm Bảo thân vương, truyền ý chỉ của trẫm, ngày mai trẫm sẽ dẫn các khanh đến cửa Ngọ môn, các thân vương hoàng tộc từ 70 tuổi trở xuống, các quan trong lục bộ từ nhị phẩm trở lên đều phải có mặt, trẫm sẽ bày lễ tiễn tại trạm dịch ở Lộ Hà. Sau đó trẫm còn có một hiếu lệnh viết tay, các khanh phải đưa đến cho được chậm trễ.
Lưu Mặc Lâm dập đầu tuân lệnh, rồi nhanh nhẹn lui ra cửa điện.
Trong điện Dưỡng Tâm chỉ còn lại Ung Chính và Doãn Tường. Ung Chính dường như lòng dạ đang rối bời, lột bỏ ngay đôi hia nặng trịch, xỏ chân vào giầy vải đế dày. Doãn Tường đứng bên cạnh, chăm chú ngắm nhìn Ung Chính, hồi lâu sau mới rụt rè lên tiếng:
- Hoàng thượng, hình như người có điều gì đang phải suy nghĩ?
- Đúng vậy... - Ung Chính vỗ nhẹ lên vừng trán đang nóng bỏng, không nén nổi một tiếng thở dài: - Nhìn bề ngoài thì triều đình vô sự, thiên hạ thái bình, thế mà không hiểu tại sao, trong lòng trẫm luôn rối bời lo lắng. Hình như rời khỏi Bắc Kinh, lòng trẫm như có gì hẫng hụt. Hoằng Thời liệu có được ngồi yên ổn trong cung điện hay không?
Doãn Tường cúi đầu suy nghĩ:
- Chắc không có điều gì lo ngại lắm. Long Khoa Đa lo giữ việc phòng vệ Tử Cấm Thành, còn mọi việc triều chính thì đã có Bát a-ca và thần trợ giúp. Có khó khăn gì, thì đã có Phương tiên sinh đang ngụ tại Sướng Xuân viên, chúng thần sẽ đến đó xin thỉnh giáo. Hơn nữa, đất Hà Nam cách kinh thành cũng không xa lắm, 8 trăm dặm đường, ngựa trạm chạy gấp một lượt đi về cũng chỉ mất độ 2 ngày.
Ung Chính liếc nhìn Doãn Tường, lát sau chậm rãi nói:
- Hoàng đệ, trẫm không muốn nói nhiều, chỉ dặn khanh một câu thôi: Khanh phải thay trẫm quản chặt trại lính Phong Đài.
Doãn Tường lặng lẽ suy nghĩ về câu nói của Ung Chính, mãi lâu sau mới cúi đầu đáp lời:
- Tuân lệnh! Trong tháp Tất Lực, đều là những người đã mấy chục năm phục vụ dưới trướng của thần, các quan chức lớn nhỏ ở trong đại doanh trại, phần lớn đều là những người trước đây đích thân hoàng thượng đã tuyển chọn kỹ càng. Hoàng thượng, xin người hãy yên tâm ra đi ạ!
- Trẫm vẫn chưa yên tâm được. - Đôi mắt Ung Chính nhìn đăm đắm, dường như muốn xuyên qua lớp lớp tường thành, nhìn thấu đến tận chốn xa xăm... - Lệnh cho Mã Tề dời chỗ ở đến Sướng Xuân viên, có việc gì, khanh phải cùng bàn bạc với Phương Bao và Mã Tề. Khanh có biết không, Long Khoa Đa đã từng đến cung Hoàng Sử lấy đi ba bức ngọc điệp của ba con trai trẫm? Và chính trong ngày thái hậu quy tiên, họ Long lại vào viện Quân cơ lấy đi cái hộp lệnh điều binh. Nó lấy cái đó để làm gì vậy? Phải rồi, chiến tranh đã hết, hộp lệnh điều binh phải gói lại niêm phong chặt chẽ chứ sao. Lát nữa khanh đi làm việc đó cho ta!
Doãn Tường bỗng tối tăm mặt mũi, toàn thân lạnh toát: Ngọc điệp của hoàng thượng là những thứ giấy tờ cực kỳ cơ mật, thật ra cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Ở đó có ghi chép đầy đủ ngày giờ, năm tháng ra đời, gọi là sinh thần bát tự của từng người trong gia đình. Long Khoa Đa có lấy đi những giấy tờ ấy, ngoài việc yểm trấn hại người, còn có thể làm được việc gì khác nữa? Nhớ đến cảnh bố phòng cẩn mật trong những ngày thái hậu băng hà, nghĩ đến những lời nói vừa rồi của Ung Chính, ai mà chẳng giật mình lo sợ. Doãn Tường nét mặt trầm ngâm, miệng cứ lẩm bẩm một mình:
- Long Khoa Đa? Long Khoa Đa... Cáười đã từng được tuyên đọc di chiếu này... lẽ nào...?
- Trẫm chỉ đề phòng người hại trẫm, chứ trẫm tuyệt nhiên không có ý định hại người, khanh chớ có nghi ngại lung tung.
Ung Chính nhìn chằm chằm vào Doãn Tường, đôi mắt như rực lửa:
- Khanh nên biết rằng, truy bức quan lại vét sạch cửa nhà để trả nợ cho quốc khố, thay đổi tỷ lệ đồng chì trong việc đúc tiền; thẩm tra xét xử lại các vụ án oan khuất; và cả việc các đại thần sủng tín của trẫm như Lý Vệ đo lại ruộng đất để cắt giảm thuế má, Điền Văn Kính đang dự định bắt các quan lại ở Hà Nam quyên nộp lương thực, trẫm đã cho làm biết bao việc mất lòng quan lại, đụng đến quyền lợi của những hạng người phú quý cao sang. Trong phủ ngoài thành oán thù chồng chất. Chúng đang nôn nóng trông chờ, cầu mong Niên Canh Nghiêu thua trận, là chúng liền tập hợp đồng đảng ập ngay vào cung làm loạn. Cho nên đối với chúng, Niên Canh Nghiêu là một tên khốn kiếp muôn đời không dung thứ, chúng ta nên mua trước món nợ ấy của ông ta! Phương tiên sinh, thật là ghê gớm!
Doãn Tường bật cười rồi nói:
- Thần đệ thật không hiểu nổi, trong lòng hoàng thượng sao lại chất chứa lắm điều ghê gớm thế. Thảo lào bọn họ vẫn đồn rằng...
Thấy mình đã lỡ lời, Doãn Tường cứ há hốc mồm kinh sợ, Ung Chính mắt vẫn nhìn thẳng vào Doãn Tường, thấy ông ta mặt đỏ như gấc chín, liền nói:
- Nếu định nói dối, thì hãy cút ra ngay
Doãn Tường đành phải thở dài, rồi ấp úng:
- Họ nói rằng hoàng thượng là một tên vua... ăn cướp, cướp của nhà giầu đem cho nhà nghèo. Có điều họ không chỉ nói hoàng thượng, mà họ còn thêm một câu nữa "còn Doãn Tường là một tên đầy tớ cho hổ dữ."
- Đúng quá! Trái tim ta là vậy, sức mạnh ta là vậy, ta là một người hùng số một gang thép nhất trong cõi đời này! Ồ, ta là "hổ" à? Hơi coi thường ta đấy, ta thụ mệnh ở trời cơ mà, ta là con trời, là dòng giống rồng tiên, vậy thì, ngươi phải là đầy tớ của "rồng" mới phải chứ?
Ung Chính nghiến chặt hai hàm răng, trên khuôn mặt đanh lại nở một nụ cười ngạo nghễ chưa từng thấy. Dạo từng bước chậm rãi trong phòng, Ung Chính bỗng ngửa mặt thở dài:
- Làm sao mà trẫm lại không hiểu, rằng phải trân trọng giữ gìn tình cảm anh em ruột thịt, quân thần, phụ tử, huynh đệ, đạo Tam cương ấy đã dạy con người ta phải biết trung thành, cung kính và khiêm nhường, ai cũng được như vậy thì đời trẫm sung sướng quá. Thế nhưng khanh phải hiểu rằng, Mạnh Tử dạy "dân vi quý", kỳ thực là nhắc nhở các bậc làm vua, không được ức hiếp dân đến nỗi dân phải vùng đứng dậy. Ngày nay tệ nạn xã hội đang chất chồng như núi, xét cho cùng, đều do bọn quan lại không tuân theo phép tắc của triều đình, không biết làm việc vì dân. Không trấn áp ngay cái bọn tham quan lại nhũng ấy, không trừng trị ngay bọn phú hào xôi thịt ở hương thôn, thì chính cái bọn người lòng lang dạ thú, mặt ngựa đầu trâu ấy sẽ là nguyên nhân để dân chúng nổi loạn chống lại triều đình. Triều đình liệu có dám chống lại cả muôn dân trăm họ không? Phòng dân nổi loạn, còn hơn cả phòng lũ phá đ
Ung Chính trong lòng đầy mâu thuẫn, ngừng một lát, ông lại thở dài, nói tiếp:
- Khanh nghĩ mà xem, Tần Thủy Hoàng tung hoành bốn cõi, diệt sáu nước, thống nhất cả thiên hạ, anh hùng đến mức nào? Trần Thắng, Ngô Quảng, hai bậc tuấn kiệt đất cao lương, vung tay một cái, thiên hạ thái bình!
Doãn Tường lắng nghe, cố suy nghĩ về hàm ý sâu xa của những lời nói trên, từng lời từng ý thấm thía tận xương tủy, bỗng rùng mình và mặt mày tái xám, mãi lâu sau mới mỉm cười và nói:
- Bức tranh mà hoàng thượng vừa vẽ ra đó, khiến người nghe ai mà chẳng rùng mình kinh sợ. Có điều, theo thần đệ được biết, triều đình ta, quan lại tuy có nơi còn nhũng nhiễu, nhưng không phải là văn dốt võ dát cả. Triều đình ta chăn dân không hà khắc, vua tôi đều lấy nhân đức làm đầu. Thần không khách sáo xu nịnh hoàng thượng đâu, ta với nhà Tần thật khác nhau xa, đâu đến nỗi phải chuốc lấy một kết cục như nhà Tần!
- Điều đó sao trẫm lại không biết chứ? - Ung Chính nói lạnh lùng: - Điều đáng sợ nhất là ông vua nào cũng nghĩ như khanh, cho nên những điều khanh vừa nói là một sự hồ đồ có lý. Thôi, không nói đến những chuyện ấy nữa. Công việc khai hoang ở Đài Loan làm rất tốt. Năm nay chưa phải lấy lương thực từ kho Phúc Kiến, viên tri phủ ấy tên là Hoàng Lập Bản; lại còn chuyện Dương Danh Thời nữa, Quý Châu năm nay đã tự cấp tự túc được rồi, không những vậy mà còn đang giàu có dần lên. Ngày mai lệnh cho Thượng thư phòng thảo chiếu lệnh, thăng cho hai cấp rồi gửi đi ngayXin tuân lệnh!
- Nhà ngươi cai quản tốt việc nhà cho trẫm!
- Xin tuân lệnh!
- Đến ngay viện Niêm cán, chọn lấy 40 tên vệ sĩ tinh nhuệ, cho đi theo trẫm!
- Xin tuân lệnh!
- Bảo chúng nó chuẩn bị ngay hành trang cho trẫm. - Ung Chính mỉm cười: - Điều này thì chỉ có một mình nhà ngươi được biết thôi, nếu có thể thì chỉ được nói riêng với Phương tiên sinh, rằng, trẫm sẽ rời kinh thành ngay trong đêm nay!
Doãn Tường trố mắt ngạc nhiên, ngẩng đầu, nhìn chằm chằm vào Ung Chính.
- Hoàng thượng, người chả đã định là đến ngày kia mới đi cơ mà! Đi ngay đêm nay, thì nghi trượng và xa giá làm sao chuẩn bị kịp?
- Ngồi trong loan giá thì ngoài việc chỉ nghe thấy những tiếng cười nịnh ra, còn nhìn thấy gì khác nữa!
Ung Chính hừ một tiếng:
- Trẫm đóng giả thường dân ra đi, còn loan giá thì cứ để trống rỗng mà khiêng đi. Trẫm sẽ đến Ngũ Đài trước, rồi đến Thái Sơn, cuối cùng đến Hà Nam. Khi trở về trẫm sẽ dùng loan giá. Nghe rõ cả chưa?
- Muôn tâu hoàng thượng! Thần đã rõ.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI