ý Vệ sợ hãi lùi lại một bước, Ung Chính vốn đang ốm, lúc này sắc mặt càng nhợt nhạt như xác chết khô. Lý Vệ lập bập nói:
- Hoàng... Hoàng thượng... ngài làm sao thế? Tất cả là tại nô tài, nô tài đã làm ngài giận.
Ung Chính vỗ vào lưng Lý Vệ, cố hết sức kìm nén tiếng nói của mình, ông nói:
- Không, 20 năm nay, đây là lần đầu tiên trẫm không kìm được mình như thế. Ý trẫm là, trẫm đã không quản ngày đêm lo liệu việc quốc gia đại sự, vậy mà bên ngoài vẫn có kẻ coi trẫm không bằng cả Dương Quảng...
Lý Vệ vội đáp:
- Vừa nãy nô tài có nói, đó đều là những kẻ tiểu nhân! Những đại thần triều đình thực sự theo hoàng thượng, nô tài cam đoan, không có ai nghĩ như vậy!
- Chúng không phải là "tiểu nhân".
Ung Chính lau khô nước mắt, đón lấy chiếc khăn tay ấm do cung nữ đưa lên lau mặt, dần dần lấy lại bình tĩnh, nhưng vẫn giữ vẻ lạnh lùng nghiêm nghị đến đáng sợ, hai mép hơi nhếch lên tựa hồ như lúc nào cũng có thể tỏ sự khinh miệt của mình đối với người khác
- Những điều khanh nói, dân thường không thể bịa đặt ra được, mà đều do những kẻ tai to mặt lớn dựng chuyện ra! Tức giận chúng ư? Hừ, chúng xứng sao? - ông lại lững thững cất bước, rồi đột nhiên dừng lại hỏi: - Lý Vệ, nếu như lúc này có kẻ bày mưu xúi giục tạo phản, bức cung, thì khanh làm thế nào?
- Làm gì có chuyện đó ạ!
Lý Vệ giật mình kinh hãi, hoảng hốt nhìn cung thân đứng xung quanh.
- Có - Ung Chính lạnh lùng nhìn quét một lượt những người xung quanh: - Khanh nói xem. Đừng sợ những con chó thiến này. Bọn chúng đứa nào dám tiết lộ bí mật ở đây, trẫm cho vào vạc nhựa đường nấu chín, lột da xé xác nó ra!
Lời nói của ông như gió từ trong hang tối rất sâu thổi ra, đến Lý Vệ cũng rùng mình, những cái đầu vốn đã cúi thấp của mọi người lúc này lại gục xuống thấp hơn.
- Nô tài không phải là sợ họ, từ năm ngoái, khi hoàng thượng dùng lồng hun chết Triệu Kỳ, những lời trong cung không có ai dám truyền ra ngoài nữa. - Lý Vệ nói: - Chẳng qua là nô tài không tin! Nếu thật có kẻ khốn nạn nào muốn thử, thì nô tài đã ở Nam Kinh dấy binh cần vương!
Ung Chính nói.
- Một ông vua như trẫm mà lại nói dối khanh sao? Có kẻ đã phản trẫm, liên lạc với các ông vua mũ sắt của Bát Kỳ, móc nối chúng đến Bắc Kinh, nói là để chỉnh đốn công việc Bát Kỳ, triệu tập hội nghị Bát vương, định khôi phục chế độ Bát vương nghị chính. Theo trẫm đây là nước cờ thứ nhất của chúng, liên hệ với những tin đồn khanh nghe được, càng khẳng định điều đó. Nếu "nghị chính" thì những điều khanh nói sẽ trở thành "tội" của trẫm ngay, khi đó buộc phải hạ chiếu luận tội mình, chiếu thư ban xuống, nước cờ thứ ba là bức cung, phế trẫm! - ông cười gằn - Ván cờ này tính hay lắm!
- Nô tài tạm thời không về Nam Kinh. - Lý Vệ vươn cổ ra, mặt đỏ gay nói: - Nô tài chưa từng nghe nói chế độ "nghị chính" này, cũng chưa từng biết các kỳ chủ vương gia này mặt mũi như thế nào, cũng muốn gặp một chút.
- Khanh vẫn phải về Nam Kinh làm cái chức tổng đốc của khanh. - Ung Chính nói: - Trẫm đã ra ý chỉ cho bộ Binh, tất cả quân của các doanh kỳ, lục doanh quân Hán ở Hồ Quảng, đều do khanh cai quản. Không có thủ chiếu của trẫm, khanh không giao binh quyền. - Vẻ mặt ông trông ngơ ngẩn như đứa trẻ vừa ngủ dậy - Vốn không cần phải như vậy, Trương Đình Ngọc là người một giọt nước cũng không chịu rò ra, trẫm ghi nhận tấm lòng trung quân ái quốc của ông ta. Trong ba đứa con của trẫm, Hoằng Lịch, Hoằng Thời, Hoằng Trú, Hoằng Lịch thì đi cùng khanh đến Kim Lăng, Hoằng Thời ở lại Bắc Kinh, Hoằng Trú phải đến Mã Lăng Dụ, ở trong quân của Phạm Thời Dịch. Kỳ thực, trẫm chỉ cần một Doãn Tường, trăm việc đều ứng phó được.
Lý Vệ lúc này mới cảm thấy sự tình không những là thực, mà còn nghiêm trọng hơn mình tưởng, khom người nói:
- Nô tài đã hiểu. Trở về nô tài sẽ điều động những đội quân này, nếu không, đến lúc đó nô tài không sai khiến được những đại gia này.
Ung Chính cười đáp:
- Binh quyền trao cho khanh, việc giết, phạ đương nhiên là do khanh quyết định. Khanh nên nhớ, đừng có lúc nào cũng vấn vương chuyện này. Giang sơn của trẫm vững. như bàn thạch, khanh vẫn phải để tâm vào công việc chính của mình. Tất Lực Tháp cai quản 3 vạn người, ngựa đóng ở Phong Đài, nha môn thống lĩnh bộ binh của Long Khoa Đa hiện nay là do Đồ Lý Thâm quản. Lý Phất đã thôi chức tuần phủ Hồ Quảng, điều về Kinh làm tổng đốc Trực Lệ. Không có binh quyền, thì dù có 80 vua mũ sắt ở trước mặt trẫm, cũng không dám đứng thẳng người.
Lý Vệ nghe Ung Chính đĩnh đạc nói, thì bình tĩnh trở lại ông đã biết mục đích Doãn Tường đi Mã Lăng Dụ, lòng thấy nhẹ nhõm. Lý Vệ cười khì một cái nói:
- Không có quân, chúng gây rối cái gì? Vạn tuế ra thánh chỉ, không cho các vương gia Phụng Thiên vào Kinh, thì chúng dám không ngoan ngoãn ở lại sao?
- Cái ung nhọt thì vẫn phải nặn - Ung Chính cũng cười: - Trẫm vẫn muốn xem xem, giấc mộng hoàng lương của những tên khốn nạn này nó như thế nào. Trẫm rất lo chúng rụt đầu lại thì phí sức làm đi làm lại.
Nói xong đúng lúc chiếc đồng hồ chuông vàng ở góc phòng đánh liên hồi mười một tiếng, Ung Chính nói:
- Đã giờ Tí rồi, cảm ơn khanh. Khanh không phải về thành. Tối nay ở lại chùa Thanh Phạn với Trương Đình Ngọc. Ông ta đã mệt lắm rồi, khanh đừng làm kinh động ông ta. Khanh có thể ở lại Kinh mấy ngày đợi gặp Thập tam da rồi hẵng về đất của khanh.
- Vâng!
Ung Chính cười rồi thêm một câu:
- Thúy Nhi n đã là nhất phẩm phu nhân rồi chứ? Giầy cô ta may rất vừa chân trẫm, tiện thể nhắn cô ấy làm cho ta hai đôi nữa. Không cần dùng lụa là gì hết, rõ chưa?
- Vâng. Nô tài rõ!
*
Buổi trưa ngày thứ hai rời khỏi Sa Hà, Doãn Tường cùng Phạm Thời Dịch đến đại bản doanh Mã Lăng Dụ. Đây là một đơn vị quân đội cùng với đại doanh Phong Đài, đại doanh Mật Vân gọi chung là "Tam đại Vũ Lâm quân", không những trang bị tối tân, hỏa pháo, máy hơi đều đủ cả, mà quân mã bộ cũng rất hoàn thiện. Ngoài ra còn có một đội thủy quân, thực ra thì ở miền Bắc không dùng được, vì vậy chỉ chuyên bắc cầu, làm thuyền cho đại doanh, có loại đời sau gọi là "công binh". Đại doanh Mã Lăng Dụ được xây dựng theo thiết kế của danh tướng Chu Bồi Công triều Khang Hy, đương thời loạn Tam phiên Ngô Tam Quế mới được dẹp yên, quốc lực còn chưa cường thịnh, nước La Sát ngày đêm quấy nhiễu ở lưu vực Hắc Long Giang đông bắc, việc xây dựng đại doanh này và đại doanh Mật Vân, thực ra là "phòng tuyến thứ hai" nhằm đề phòng chiến sự giữa Ba Hải tướng quân ở đông bắc với La Sát gặp bất lợi. Cả đại doanh lấy Mã Lăng Dụ làm trung tâm, tỏa ra phía bắc như mạng nhện, trung tâm đại doanh nằm ở lưng núi Bàn Cờ, dưới núi đường bộ dọc ngang chằng chịt, trên núi suối khe dày đặc, mé tây Cảnh Lăng phòng ốc san sát, có thể dùng để tích trữ lương thực và vũ khí đạn dược. Trèo lên núi Bàn Cờ trông về phía bắc, doanh trại chi chít như quân cờ kéo dài hàng chục dặm thu hết vào tầm mắt. Doãn Tường đi thị sát đại doanh, trèo lên núi Bàn Cờ xem tình thế vừa đi vừa không ngớt xuýt
- Ta đã xem không biết bao nhiêu đại doanh, đây đúng là số một, thật đã mắt! Chu Bồi Công được coi là bậc kỳ tài một thời, đáng tiếc ta sinh ra muộn, ông ấy lại đoản thọ, ta chỉ được gặp một lần, không còn nhớ mặt mũi ông ấy như thế nào!
- Nô tài không được gặp Chu quân môn. Cha nô tài đã từng cùng Chu quân môn đánh Nê-bố-nhĩ - Phạm Thời Dịch đưa tay dìu Doãn Tường ốm yếu men theo bậc đá đi xuống, nói: - Nghe cha nô tài nói Chu quân môn có dáng dấp của một công tử trẻ, nhìn thế nào cũng là một bạch diện thư sinh nho nhã. Nhưng khi chiến trận nổi lên thì đúng là Gia Cát Lượng tái thế, Bạch Khởi sống lại, không những văn hay chữ tốt mà còn có tài hùng biện, thuyết hàng thành Bình Lương, chửi Tiển Trương Lương thuộc hạ của Ngô Tam Quế đến nỗi hắn ức quá mà chết! Doanh trại này đã lập được gần 50 năm rồi, ngài đã xem cách bố trí này rồi, đúng là không chê vào đâu được. Phía bắc bất kể bên nào có chuyện, đều có thể được toàn doanh trại phối hợp tác chiến, đường lương cắt không đứt, đường nước lấp không được!
Doãn Tường vô cùng cảm khái nói:
- Các bậc tiền bối đã phiêu dạt bốn phương cả rồi. Thời thế tạo anh hùng, anh hùng cũng có thể tạo nên thời thế. Lời này thật là nghìn vàng khó đổi. Có đến đây mới thấy, tiên đế sáng nghiệp thật gian nan, mới hiểu được tầm nhìn xa trông rộng trong mưu lược trị nước của tiên đế.
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, về đến lều trung quân của đại bản doanh thì Doãn Tường đã mệt mỏi rã rời, vào trong thư phòng của Phạm Thời Dịch ngồi một lúc, chưa kịp nói chuyện gì, đột nhiên ông cong người lại, gần như ngã trượt từ trên ghếPhạm Thời Dịch và thân binh của Doãn Tường hoảng sợ chen nhau chạy đến, từ từ đỡ ông dậy, dìu lên giường. Phạm Thời Dịch vừa cuống quýt sai người truyền quân y vừa lấy tay sờ trán Doãn Tường, nhưng không biết được nóng hay lạnh. Thấy Doãn Tường thở đều nhưng lay gọi thế nào cũng không tỉnh, sốt ruột đi đi lại lại Một lúc sau, mấy viên quân y trong doanh trại Phạm Thời Dịch đều hộc tốc chạy vào, bắt mạch, lật mi mắt, bóp nhân trung, mặt Doãn Tường vàng bệch, vẫn mê man bất tỉnh, mấy thầy lang trong quân này đều là những thầy thuốc giỏi chữa trị các vết thương ngoài da, nhưng về nội khoa thì họ vẫn là những kẻ ngoại đạo. Người thì nói là hen suyễn, người thì cho là máu không lưu thông, người thì nói là cảm lạnh, cảm gió,... cãi nhau loạn xạ. Phạm Thời Dịch toát mồ hôi hột, luôn miệng lẩm bẩm: "Làm thế nào bây giờ? làm thế nào bây giờ?...". Đang lúc rối lên, thì tên lính gác cửa đại doanh chạy xộc vào, hai tay dâng một tờ bùa chú trình lên.
- Không gặp! - Phạm Thời Dịch phất tay: - Ngươi không có mắt hay sao? Thập tam da đang như thế này, ta còn bụng dạ nào mà gặp hòa thượng, đạo sĩ?
Nhưng tên lính vẫn không lui, cười lấy lòng nói:
- Người ấy nói là từ chỗ Trương chân nhân núi Long Hổ đến, tên là Giả Sĩ Phương. Anh ta nói nếu nhắc đến tên, mà quân môn vẫn không gặp, anh ta cũng đi ngay.
Phạm Thời Dịch ngơ ngác, lập tức nhớ lại con người có khả năng kỳ lạ gặp ở Sa Hà. Ông nhìn Doãn Tường đang mê man bất tỉnh, suỵt một tiếng, nói:
- Mời anh ta vào!
Một lát, thấy Giả Sĩ Phương nhẹ nhàng đi vào, nhưng vẫn là cách ăn mặc không ra đạo sĩ, chẳng ra người phàm tục như hôm ở lầu rượu, anh ta vừa bước vào thư phòng liền cười nói:
- Có quý nhân gặp nạn ở đây, Sĩ Phương đến để kết nhân duyên.
Phạm Thời Dịch đã từng được chứng kiến khả năng phi phàm của anh ta, liền ra lệnh cho các quân y lui ra, cười chào Giả Sĩ Phương rồi nói:
- Thật là thất lễ, xin tiên trưởng chữa bệnh cho vương gia. Phạm Thời Dịch đội ơn ngài.
- Ta đã nói là đến kết duyên, không cần cảm ơn.
Giả Sĩ Phương liếc nhìn Doãn Tường, rồi xoay người thò tay vào dải thắt lưng lấy giấy vàng Châu Sa và bút, miệng nói:
- Vương gia là đi gặp Khang Hy da, không nỡ rời nơi đó nên quên mất đường về. Ta viết một lá bùa, mời ông ấy về.
Anh ta lầm rầm niệm chú, rồi ngồi xuống dưới ánh đèn dùng bút son vẽ vẽ gạch gạch lên giấy vàng. Lúc này khoảng cách rất gần, mười mấy ngọn nến trong thư phòng sáng như ban ngày, Phạm Thời Dịch mới có dịp nhìn kỹ Giả Sĩ Phương: Dáng người chỉ chừng 5 thước, gương mặt trắng xanh, miệng vừa nhỏ vừa nhọn, trên sống mũi tẹt là đôi mắt ti hí luôn đảo đi đảo lại, đâu cũng là phá tướng. Nhưng khớp lại một chỗ lại không hề khó coi, trông như một thư sinh nhà nghèo gió thổi cũng ngã mặc áo đạo sĩ.
Một người như vậy mà lại có tài đến thết phạm Thời Dịch đang suy nghĩ mông lung, Giả Sĩ Phương đã cười thổi nhẹ lá bùa vừa viết xo
- Người ta đôi khi không thể "trông mặt mà bắt hình dong" phải không Phạm quân môn?
Phạm Thời Dịch bị anh ta cắt ngang dòng suy nghĩ, cũng cười, đang định đáp lời thì Giả Sĩ Phương đã đứng dậy, không làm phép cũng không niệm chú, chỉ châm lá bùa lên ngọn nến đốt, nói:
- Tật! - Rồi lại ngồi xuống cười nói: - Không sao, vương gia sẽ về ngay thôi.
- Dâng trà cho Giả tiên trưởng!
Phạm Thời Dịch thấy anh ta ung dung như vậy, cũng thấy yên tâm, ngồi đối diện với Giả Sĩ Phương như cười như không, nói:
- Di thân vương là người em sủng ái nhất của hoàng thượng, không thể để ông ấy gặp nguy hiểm gì ở chỗ tôi. Ngộ nhỡ ông ấy có mệnh hệ gì e rằng tôi phải mời ngài chết theo thôi.
Giả Sĩ Phương lơ đễnh nói:
- Vạn sự đều có số định cả, vương gia nếu không thể cứu được thì tôi cũng không dám đến cứu. Tôi đã dám đến thì ông cũng không chôn nổi tôi. Chẳng hạn như Cam Phượng Trì, anh ta muốn gặp Uông Cảnh Kỳ nhưng tạo hóa không sắp đặt nên anh ta có gặp được đâu. Tôi ở trên lầu khuyên họ không nên gặp, họ còn định gây sự với tôi, tôi phải mời họ uống nước đái ngựa. Nói với đại nhân chuyện này đại nhân chưa chắc đã hiểu, chẳng hạn tối nay chúng ta cùng ngồi với nhau nói những chuyện này, cũng đều là số trời định
Phạm Thời Dịch nói:
- Những lời này của ngài thật khó hiểu. Bây giờ điều tôi lo nhất là Thập tam da...
Ông chưa nói hết câu đột nhiên im bặt, vì Doãn Tường đã động đậy chân tay rồi trở mình ngồi dậy.
Thần sắc Doãn Tường trông có vẻ hoang mang. Ông thực sự vừa tỉnh dậy từ trong cảnh mộng, nhưng đi vào cảnh mộng như thế nào thì ông hoàn toàn không nhớ. Ông liếc nhìn Giả Sĩ Phương đang tủm tỉm cười, dửng dưng nói với Phạm Thời Dịch:
- Ngươi trợn mắt ra làm gì thế? Không quen ta sao? Đây là đạo sĩ Phương, sao lại ở đây?
Phạm Thời Dịch chưa kịp đáp thì Giả Sĩ Phương đã đứng dậy, mỉm cười nói:
- Vừa nãy Thập tam da nói chuyện với Thánh tổ, người đưa mảnh giấy báo gấp cho ngài chính là bần đạo. Ngài yên tâm, đó chỉ là mộng! Thế gian này chẳng qua cũng chỉ là một giấc mộng lớn, Ung Chính da lúc này đang an tọa ở Bắc Kinh, chỉ là có một chút bệnh nhỏ, không đáng ngại. Cho dù có kẻ mời vua mũ sắt gì gì, cũng không thay đổi được mệnh lớn này!
Doãn Tường ngẩng mặt nhớ lại giấc mơ vừa nãy, rồi lại nhìn Giả Sĩ Phương từ đầu đến chân, than rằng:
- Ta hiểu rồi, đại hạn của ta đã đến. Ngươi vừa cứu t
- Nếu đại hạn đã đến thì không ai cứu nổi Thập tam da - Giả Sĩ Phương lạnh lùng nói: - Thập tam da chẳng qua là thân thể suy nhược, mất đi nguyên khí mà thôi. Bần đạo biết, ngài còn muốn hỏi giấc mộng đó là thật hay giả. Nói vương gia biết, Phật gọi đó là không biến sắc, đạo gọi là hư ánh thực, thế giới muôn đời cũng chỉ là một giấc mộng hư không. Huống hồ là mộng trong mộng? Vương gia đã đọc bao nhiêu sách vở, có lẽ chúng ta lúc này đang ở trong cảnh mộng của vương gia lúc nãy.
Nói xong lại dập đầu lạy. Khi anh ta nói, không ngừng nhìn vào tay Doãn Tường. Doãn Tường cảm thấy một luồng khí nóng hết đợt này đến đợt khác không ngớt táp vào mặt, từ ấn đường thấm vào cơ hoành xuống ngực, như gió xuân hiu hiu thổi vào ngũ tạng, kín đáo vuốt ve, hết sức dễ chịu, trong chốc lát cảm thấy khí trong mắt sáng. Bèn thay đổi nét mặt nói:
- Tiên trưởng thật là người đạo đức cao thâm. Tiên trưởng có thể bồng bềnh giữa không - sắc, thực - hư, có thể thông hành ở con đường u tối của tạo hóa, Doãn Tường thật là có duyên!
- Vô lượng thọ phật - Giả Sĩ Phương cười: - Vương gia nói như vậy là đúng rồi. Bần đạo vừa đến đã nói với Phạm tướng quân, là muốn kết thiện duyên với vương gia.
Phạm Thời Dịch đần mặt nghe hai người nói chuyện, ông là một tướng quân xuất thân quan võ, tuy đã đọc mấy quyển sách, nhưng cũng chỉ là giả vờ đội mũ "tướng Nho", chỉ hiểu được ý mà thôi, nghe hai người nói những chuyện này như hiểu mà chẳng hiểu, cảm thấy chẳng có gì hay ho, thấy có đầu đề câu chuyện, vội nói:
- Vương gia và Giả tiên trưởng quả là có duyên. Nô tài chưa kịp giới thiệu, vị này chính là Giả Sĩ Phương mà trên đường nô tài đã kể với vương gia, từ chỗ Trương chân nhân núi Long Hổ Giang Tây tới.
- Đã có duyên, xin mời Giả tiên trưởng theo ta về kinh hoa một chuyến.
Doãn Tường đau ốm triền miên, hôm nay lại ngất ở trong quân Phạm Thời Dịch, ngồi nói chuyện với Giả Sĩ Phương mấy câu, đã thấy tay chân xương cốt toàn thân sảng khoái thông thoát. Nghĩ đến Ung Chính hoàng đế thường bị bệnh nhiệt, mấy lần nhắc mình lưu tâm hỏi tìm người giỏi mật tiến vào cung chữa trị. Những điều mà Giả Sĩ Phương đang ngồi trước mặt nói chuyện với mình, đều là học vấn chính phái trong Đạo tàng, không kìm được xúc động trong lòng, ông cười nói:
- Hoàng thượng dùng đạo nhân hiếu của Nho gia trị thiên hạ, học thuật trong ngài bao la vạn lượng, ngài không hề bài xích Phật, Đạo, nếu có thiện duyên, Giả tiên sinh có thể làm nhiều việc cho xã tắc thiên hạ.
Giả Sĩ Phương vẫn giữ vẻ mặt tỉnh bơ, như cười như không, lơ đễnh nói:
- Xin tuân vương mệnh. Đây là đại thiện duyên làm sáng môn đạo của tôi. Đạo sĩ có được sự sáng suốt thông hiểu lớn như vậy hay không, còn phải xem số trời sắp đặt.
Anh ta đứng dậy vái chào Doãn Tường rồi nói:
- Vương gia, hôm nay ngài rất mệt mỏi rồi, sở dĩ có thể ngồi nói chuyện ở đây hứng thú như thế này là vì bần đạo dùng khí tiên thiên giữ, xin mời vương gia đi nghỉ.
Thấy Doãn Tường gật đầu, Phạm Thời Dịch vội vàng chạy lại đích thân sắp xếp, hầu Doãn Tường ngủ, lại nói với Giả Sĩ Phương:
- Bên kia tôi đã cho người thu dọn một phòng tĩnh cho tiên trưởng, mời tiên trưởng sang nghỉ.
Giả Sĩ Phương cười đáp:
- Ta chỉ là ngồi nhập định chưa bao giờ ngủ cả, vương gia cũng còn phải do ta đích thân chăm sóc.
Nói xong liền đi đến trước tường phía tây ngồi khoanh chân, mặt ngoảnh về hướng đông, đôi mắt rực sáng long lanh rồi lập tức nhắm mắt nhập định, không nói thêm một câu nào. Phạm Thời Dịch khi nghe Doãn Tường trở giấc, thì đã ngáy khò khò, khi khép cửa đi ra xem, đã thấy chùm sao Cán Gáo chuyển ngược, dải Ngân Hà mờ mịt. Ông vẫn không yên tâm, lại đẩy cửa vào, đích thân ngồi ở giường ngủ để canh chừng.
Doãn Tường suốt đêm ngủ rất ngon, nhưng tỉnh dậy rất sớm, nghe tiếng gà từ một làng xa gáy canh ba, dụi mắt nhập nhèm nhẹ nhàng ngồi dậy, thấy Giả Sĩ Phương ngồi tĩnh tọa ở góc tường như tượng mộc trong miếu, Phạm Thời Dịch tựa người vào thành giường gật gà gật gù ngủ, ông vừa thấy buồn cười vừa cảm động. Phạm Thời Dịch đã nghe tiếng động của Doãn Tường, vội sai người vào hầu rửa, rồi nói:
- Trời hãy còn sớm, vương gia nên ngủ thêm một lát.
Doãn Tường nhìn Giả Sĩ Phương nhắm mắt ngồi thiền, nói:
- Ta ốm đau bệnh tật, có được giấc ngủ như đêm qua thật là khó. Đừng làm kinh động vị đạo trưởng này, thực ra anh ta chữa bệnh cho ta cũng mệt lắm rồi.
Thế là hai người cùng rón rén đi ra.
- Vương gia - Phạm Thời Dịch nhìn bãi luyện quân trống không nói: - Sợ ngài nghỉ không yên, tối qua nô tài đã hạ lệnh, hôm nay binh lính phải kéo đến bãi tập nhỏ ở phía bắc tập luyện.
Doãn Tường hài lòng gật đầu nói:
- Đó là tấm lòng của ngươi. Thực ra ta dậy sớm quen rồi, ngươi đưa ta đi dạo ở đây một lát, điểm tâm xong, chúng ta đến Cảnh Lăng gặp Thập tứ da.
Thế là hai người men theo thảm cỏ ven bãi tập dạo bước chậm rãi. Doãn Tường dường như có tâm sự gì chắp tay sau lưng ngắm nhìn ánh ban mai đằng đông im lặng lê bước, Phạm Thời Dịch cũng không dám khuấy động tâm tư ông, chỉ dám bước theo sau. Một lúc lâu, Doãn Tường đột nhiên dừng bước hỏi:
- Thời Dịch, người đang nghĩ gì?
- Nô tài... - Phạm Thời Dịch bất ngờ không kịp đề phòng, ngẩn mặt một lúc mới đáp: - Nô tài đang nghĩ, tên họ Giả này chưa biết chừng là một yêu nhân. Thần kỳ quá, mà cũng huyền bí quá. Lúc trước thì ở Sa Hà, bây giờ thì ở đây anh ta cũng có mặt, tựa hồ như cố ý khoe tài trước mặt vương gia. Thập tứ da là người mà Đức vạn tuế nhiều lần hạ mật dụ quản thúc nghiêm ngặt. Thực lòng mà nói nô tài một nửa tâm t để ở việc quân, nửa còn lại để cả vào Thập tứ da. Lần này ngài về Kinh lại mang Thập tứ da cùng đi, còn tên Giả Sĩ Phương nửa người nửa tiên này đi theo nữa, nô tài quả thật khó mà yên tâm được.
- Ngươi nói đúng. - Doãn Tường gật gật đầu: - Giả Sĩ Phương quả thật có cái gì đó không bình thường. Có điều cái đạo lý về số mệnh mà hắn nói vẫn là những điều đúng đắn hợp lý, ta cũng có đề phòng, ngươi hiểu chứ? Đức vạn tuế ngọc thể không được khỏe lắm, đang tìm người giỏi y thuật, ta muốn thử xem, nếu thấy có thể dùng được thì tiến cử lên. Không thể dùng thì cũng thôi. Ta không đưa hắn gặp Thập tứ da, cũng không mang hắn cùng về Kinh với chúng ta, đến lúc đó ngươi giam lỏng hắn, đợi thư của ta rồi mới ra chủ trương là được, sợ gì?
Hai người đi lòng vòng trên thảm cỏ đầy sương bên cạnh đài duyệt binh vừa lững thững bước vừa thì thầm trò chuyện, cho đến khi mặt trời lên cao mới quay về thư phòng. Không thấy Giả Sĩ Phương đâu Phạm Thời Dịch liền hỏi quân sĩ:
- Giả đạo trưởng đâu?
- Giả đạo trưởng đi được một lúc rồi ạ. - Quân sĩ bẩm báo: - Trước khi đi còn để lại một mảnh giấy, nói mời vương gia và quân môn khi về xem.
Doãn Tường thấy dưới cái chặn giấy trên án thư quả nhiên có một bức thư, bước lên mấy bước mở ra xem thì thấy là bài thơ:
Nại hà đào lý nghi xuân phong, Đạo gia bất mộ xung hư danh. Vô tình tâm hương nan độ hóa. Hữu duyên dị
nhật trí tương phùng. Tạm dịch:
Lẽ nào đàn lý ngại gió xuân Đạo sĩ không màng mang danh hão Tâm hương vô tính-sao độ hóa Có duyên ngày khác hẹn tương phùng. Doãn Tường sững sờ đưa tờ giấy cho Phạm Thời Dịch, ông nói:
- Chúng ta phụ lòng, anh ta đi rồi.
Phạm Thời Dịch lại cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng, cười nói:
- Đây đều là những điều anh ta nói, hữu duyên vô tình đều là "số" cả. Ngày khác gặp nhau, hôm nay nô tài bớt đi nhiều lo lắng!
Ăn xong bữa sáng, Doãn Tường và Phạm Thời Dịch đánh ngựa lòng vòng theo đường Mã Lăng Dụ nhằm hướng đông tiến về Cảnh Lăng nơi mai táng hoàng đế Khang Hy. Trên mười mấy dặm đường dịch đạo núi non hiểm trở, cứ ba bước lại một bốt canh, năm bước một vọng gác đ̓canh phòng của Phạm Thời Dịch bố trí xong từ đêm. Đi được khoảng gần nửa giờ, Phạm Thời Dịch ngồi trên ngựa giơ roi chỉ ra đằng xa nói:
- Thập tam da, phía trước là lăng tẩm Cảnh Lăng, nơi đây cùng một phép tắc như Tử Cấm Thành, xin ngài xuống ngựa đi mấy bước nhé.
Doãn Tường nheo mắt nhìn về phía đông, quả nhiên thấy từ cửa Mã Lăng Dụ ra chừng một tầm tên bắn, trên một khoảng đất rộng là khu lăng tẩm Cảnh Lăng không một bóng người. Cảnh Lăng cao lớn đục núi mà thành, sát phía nam núi là bái điện nguy nga, bao quanh Ủng thành là những hàng tùng bách già xanh thăm thẳm, ở giữa thấp thoáng những ngôi điện thờ... Ngoài cửa chính tẩm cung là ba tảng đá được đẽo từ một phiến đá nguyên, con đường rải đá cuội xuyên qua chính giữa. Hai bên đường cũng là tùng bách um tùm, che lấp những đôi tượng đá ngựa đá... kéo dài mãi đến con đường dịch đạo ở phía nam. Doãn Tường giẫm lên lưng một tên lính hộ vệ từ từ xuống ngựa, vứt chiếc dây cương. Một luồng gió thổi đến, ông thấy lạnh, bèn mặc chiếc áo khoác da báo xa-li đang khoác trên vai vào nói:
- Ta đã đến Cảnh Lăng ba lần nhưng chưa lần nào đi qua con đường này. Đường dịch đạo ở đây đan chéo dọc ngang, lại đều che lấp dưới những vách đá cây to quả thật như một mê hồn trận.
Phạm Thời Dịch cũng nói:
- Ngài đến Cảnh Lăng là thay thiên tử tế lăng, đều là đi những con đường chính thông thẳng đến tẩm cung lăng khuyết, lại là tiền hô hậu ủng mà đến, đâu có lưu tâm đến những thứ này?
Vừa nói, vừa ấn kiếm đi theo sau Doãn Tường thẳng hướng cột đá tước Cảnh Lăng.
Linh cữu cửa hoàng đế Khang Hy phụng đưa về Cảnh Lăng tuy mới vài ba năm, nhưng tẩm cung này tu tạo đã được gần 50 năm rồi. Bức tường trổ mờ xám bám đầy rêu và những dây leo khô. Trên tấm lưới sát trên lầu quan sát ở cửa chính rơi đầy phân chim. Một bầy quạ thấy nhiều người đến, "vụt" một cái cũng bay đi xa dần cùng với những tiếng kêu "quạ quạ" khó nghe. Mười mấy tên thái giám giữ cửa tẩm cung thấy một lúc bao nhiêu lính đến như vậy, lại vây quanh một vị vương gia rồng rắn đến gần, đều kinh hoàng nhìn quanh quất không biết làm gì. Một lúc liền thấy một thái giám quản sự mũ gài lông công chạy như bay ra. Anh ta nhận ra Doãn Tường, từ đằng xa đã cúi chào thỉnh an, rồi lại quỳ xuống dập đầu ba cái nói:
- Nô tài Triệu Vô Tín xin vấn an Thập tam da!
- Ừm - Doãn Tường gật gật đầu hỏi: - ở đây chỉ có một mình ngươi là thái giám quản sự?
- Bẩm Thập tam da! - Triệu Vô Tín vừa nói vừa dập đầu ba cái: - Còn có một người là Tần Vô Nghĩa, theo hầu Thập tứ da, anh ta đang ở trong, nô tài xin vào gọi anh ta.
- Không cần. Bản vương lần này phụng
chỉ đến thăm Doãn Đề. - Doãn Tường nhìn cảnh tượng thê lương hoang vắng xung quanh, thở dài một tiếng, nói: - Cũng không cần bẩm báo, ngươi đứng dậy dẫn ta vào.
- Bẩm vâng!
Thế rồi Triệu Vô Tín đi trước dẫn đường cho Doãn Tường, Phạm Thời Dịch theo sát bên cạnh men theo con đường rải đá ở cửa Nghi môn ở phía tây tẩm cung đi vào. Chỉ thấy vườn chính tẩm cungắng lặng không một bóng người, gió tây bắc lướt qua làm cả khu vườn vi vút thông reo. Doãn Tường vừa đi vừa hỏi:
- Thập tứ da ngươi ở đâu?
- Bẩm, đi thẳng theo con đường này, ngài xem, trước cửa điện ở tít phía bắc ba đang có người, chính là ở đó ạ.
- Ông ấy vẫn khỏe chứ?
- Bẩm vương gia, Thập tứ da sức khỏe không đến nỗi, có điều ngài ăn không ngon miệng ngủ không yên giấc ạ!
- Hằng ngày ngủ dậy vẫn luyện công chứ?
- Bẩm ngài không luyện công nữa, chỉ thỉnh thoảng luyện Thái cực quyền. Thập tứ da thỉnh thoảng cũng đi bộ, chỉ có điều trước đến giờ ngài không hề nói gì.
- Có gẩy đàn không? Có đánh cờ không?
- Bẩm Thập tam da, ngài không gẩy đàn cũng không đánh cờ, Thập tứ da thường viết chữ, nhưng viết xong lại đốt đi.
Doãn Tường không hỏi thêm gì nữa, mắt thấy ở dưới bậc thềm son điện phía tây một đám cung nữ thái giám đang quỳ xuống, một thái giám cẩn thận ra đón, đoán là Tần Vô Nghĩa, bèn phẩy tay ra hiệu miễn lễ, bước thẳng lên thập cấp mà vào. Lại thấy một người đi giầy đen mặc quần áo đen, lưng thắt một dải dây cũng màu đen đứng trước án, một tay cầm bút viết. Doãn Tường đứng ở cửa, đắn đo một lúc rồi nhẹ nhàng thở dài nói:
- Thập tứ đệ ta đến thăm đệ đây.
Doãn Đề ngẩng đầu, ông ta kém Doãn Tường chưa đầy 2 tuổi, cặp lông mày hình chữ bát, khoảng cách giữa hai lông mày rất rộng, vóc dáng đều rất giống Doãn Tường, chỉ có hàng ria mép hình chữ "nhất" viết bằng chữ Lệ đậm nét là khác với bộ ria hình chữ "bát" của Doãn Tường. Doãn Tường chăm chú nhìn người em cùng được gọi là "Hiệp vương" (vương gia hào hiệp) như mình đang đứng trước mặt, trong lòng xúc động không nói ra lời. Sững sờ một lúc sau mới nhắc lại:
- Ta đến thăm đệ đây.
Vùng lông mày Doãn Đề giật giật, ông ta bỏ bút xuống, lắp bắp hỏi:
- Phụng
chỉ đến phải không?
- Ừ...
- Là giết công khai hay... hay là hạ độc?
- Tiểu đệ, đệ đừng như vậy...
- Giết công khai hay hạ độc?
Ánh mắt trên khuôn mặt hốc hác của Doãn Đề rực lửa, tựa như nhìn một kẻ lạ mặt một cách ác ý. Ông ta không nói lắp nữa, trên khuôn mặt nhợt nhạt đến mức không ai dám nhìn gần hơi hé một nụ cười châm biếm, nói:
- Ung Chính cử thân vương mũ sắt như ông đến gặp tôi, còn có chuyện gì khác đây. Ông nên hỏi tôi hai cách chết này tôi chọn cách nào, tôi có thể bảo với Thập tam ca là ông, nếu ý chỉ bắt trói Doãn Đề giải ra chợ phía tây mà chém đầu dưới con mắt của bàn dân thiên hạ, thì Doãn Đề lập tức khấu đầu tạ ơn và xin phụng chiếu; còn nếu dùng rượu độc hạ tôi thì gọi hết cung nữ thái giám hầu hạ ở đây lại, tôi sẽ uống rượu trước mặt mọi người. Nếu chau mày thì tôi không phải là hậu duệ của Ái-tân-giác-la nữa.
- Thập tứ đệ đệ hiểu lầm to rồi.
Doãn Tường thấy Doãn Đề thân rơi vào vòng tù tội vẫn khí phách ngang tàng như vậy, trong lòng thầm khâm phục, ban đầu vốn định nhắc lại những lời của Ung Chính, thấy tình thế như vậy đành phải đổi cách nói. Ông cố nở một nụ cười cởi mở, ngồi xuống chiếc ghế đối diện, nói:
- Mời Thập tứ đệ cũng ngồi xuống, ta và đệ cùng một cha, là anh em ruột thịt; đương kim hoàng thượng và đệ lại cùng cha cùng mẹ, thì càng là anh em ruột, làm sao lại nghi ngờ đến như vậy, sao phải xa lạ đến nước này. Nào, ai là thái giám hầu hạ cạnh Thập tứ da?
Tần Vô Nghĩa đang đứng ở cửa vốn cũng tưởng Doãn Tường đến truyền chỉ lệnh bắt Doãn Đề tự sát, sợ tái mặt, nghe tiếng truyền gọi vào, suýt nữa vấp ngã ở bậc cửa, tiện thể lủi vào dập đầu nói:
- Nô tài Tần Vô Nghĩa xin nghe vương gia sai bảo!
- Chẳng có gì sai bảo cả, - Doãn Tường không nén được cười hỏi: - Thập tứ da hàng ngày ăn mấy lần cơm, mỗi ngày ăn bao nhiêu thịt?
- Bẩm vương gia, Thập tứ da mỗi ngày ăn hai bữa chính sáng và tối, ngài không ăn thịt ạ.
- Ăn có ngon miệng không? Là Thập tứ da không chịu ăn thịt hay các ngươi cắt xén?
- Nô tài đâu dám cắt xén ạ. Thập tứ da vẫn là Cố Sơn bối tử dù không có tước vị, ngài cũng là lá ngọc cành vàng! Ngài chỉ chịu thỉnh thoảng dùng chút trứng gà, một ngày cũng chỉ ăn vài ba lạng lương thực.
- Sáng tối có người hầu hạ bên cạnh không?
- Bẩm có! Trong phòng này mười hai giờ đồng hồ không lúc nào bên cạnh Thập tứ da không có ít hơn bốn người hầu.
- Thập tứ da đến đây là để giữ lăng đọc sách, không phải là cầm tù. - Doãn Tường nói tiếp. - Các ngươi cũng phải thường xuyên đưa Thập tứ da đi đây đi đó dạo bộ một chút.
Tần Vô Nghĩa liếc nhìn bộ mặt không chút biểu lộ của Doãn Đề, khấu đầu không ngớt nói:
- Việc này nô tài làm không tốt. Thập tứ da suốt ngày chỉ quanh quẩn trong tẩm cung này, không bao giờ ra ngoài. Bọn nô tài cũng không dám tự mời Thập tứ da ra ngoài.
- Đứng dậy đi! - Doãn Tường lạnh lùng nói, rồi quay mặt sang Doãn Đề cười nói: - Thập tứ đệ, đừng kéo căng dây đàn như vậy nữa, làm tiểu ca của đệ nhìn thấy mà đau lòng. Những lời vừa nãy chính là ta phụng
chỉ hỏi, còn đệ chưa chi đã làm ầm lên.
- Thậ
Doãn Đề dường như hơi bất ngờ, liếc nhìn Doãn Tường, rồi vội thu ánh mắt lại, cúi đầu xuống "hừm" một tiếng, nói:
- Thế thì nhờ Thập tam ca nói lại với Ung Chính, Thập tứ này yên phận rồi! Tôi nghĩ, ông ấy nhất định còn muốn hỏi tôi có ý kiến gì nữa. Cũng chẳng ngại gì mà không nói thẳng, tôi nghĩ tôi là một kẻ bất trung, bất hiếu, bất hữu, bất đễ, phúc gì cũng đã được hưởng, tội gì cũng đã từng chịu, chỉ muốn sớm thoát nợ. Ông ấy là hoàng thượng, tôi là bề tôi, vua muốn bề tôi chết bề tôi không chết chẳng phải là bất trung sao? Giết tôi đi là tốt nhất, khỏi cần phải lo tôi cấu kết với vương gia nào chống lại ông ấy, cũng chẳng phải nghi ngờ tướng quân nào bức hiếp tôi đi làm hoàng đế bù nhìn nữa! Sợ rằng ông ấy không chịu khai ân lớn này. Tứ da này hiểu hơn tôi, không ai lanh lợi bằng ông ấy. Nếu sợ mang tiếng giết em, thì xin ông ấy cho tôi xuống tóc đi tu, nếu được như vậy thì tôi thực lòng cảm kích ông vua nhân từ này!
Doãn Tường nghe ông ta đĩnh đạc nói lung tung lẫn lộn, toàn những điều không thể nói thẳng lại với Ung Chính, biết ông ta đã ôm lòng quyết chết, bèn thở dài nói:
- Ta hiểu, ta cũng biết.
- Cái gì? - Doãn Đề đang cao hứng nói, mắt ngấn lệ đột nhiên bị Doãn Tường chêm vào một câu, không nén nổi kinh ngạc ngẩng đầu lên.