HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU
Vua thế tập miếu đường tan chí khí
Đế hùng tài thiết triều ban tân chính

    
oãn Lộc mang nặng tâm sự trong lòng, nằm trằn trọc suốt đêm không ngủ được, vừa mơ màng chợp mắt, thì nghe tiếng gà gáy một hồi dài từ xa vọng lại, biết vẫn còn sớm, kê thêm một cái gối định ngủ tiếp, thì chuông đồng hồ để trước tượng Quan Âm lại vang lên, đánh liền bốn tiếng vang rền. Doãn Lộc thở dài một tiếng, đã tỉnh như sáo, hai con mắt ráo hoảnh, đã thấy Tứ trắc phúc tấn Ngô thị khoác áo ngồi bên mép giường liền hỏi:
- Còn sớm, sao nàng đã dậy?
- Ngài ngủ không ngon, thiếp càng ngủ không yên. - Ngô thị thấy ông đã tỉnh hẳn, liền xỏ giầy dậy rót cho ông một cốc trà nóng bê đến, cười nói: - Vương gia súc miệng, rồi cố ngủ thêm một giấc. Nếu không ngủ được, thì nhắm mắt nghỉ ngơi một chút cũng tốt.
Doãn Lộc súc miệng xong, nói:
- Nàng nghe tiếng động bên ngoài xem, liệu có ngủ được không?
Vừa nói, một tay ông vừa kéo Ngô thị ngồi sát lại gần, một tay thò vào áo trong nàng, thoa nhẹ lên bộ ngực ấm mềm của nàng. Ngô thị thấy tay ông lần xuống dưới, liền đỏ mặt nói:
- Thiếp cũng 30 tuổi rồi, để bọn a hoàn nhìn thấy thì còn ra cái gì nữa? Đã vậy, sao tối qua không... Vương gia cũng thật là...
Doãn Lộc thấy nàng nũng nịu e thẹn, lại càng hứng, liền kéo nàng vào chăn, miệng thì thầm:
- Đàn bà ấy à, ba mươi như sói, bốn mươi như hổ, qua năm mươi còn ngồi chờ "chia của" cơ mà! Chẳng phải nàng vẫn ao ước có một thế tử đó sao...
Lúc này người đàn bà đã nằm gọn trong lòng ông.
...Xong việc, Doãn Lộc tự dậy mặc quần áo, sửa mũ, ho một tiếng đầy uy nghiêm bước ra khỏi phòng, nhìn về hướng đông, ngôi sao mai vừa mọc. Từ mái hiên, ông vừa bước xuống bậc thềm, vừa nói với gia nhân ra đón:
- Ta phải vào chầu ngay, chuẩn bị kiệu! -Giục các thế tử mau dậy, mỗi người viết một bài Tử Kiến Nam tử khi về ta sẽ kiểm tra bài đấy!
- Xin vương gia ra đề mục ạ.
- Ờ. Đề mục là: Ta chưa từng thấy người hiền đức như người hiếu sắc, không được viết dưới một ngàn chữ!
Doãn Lộc vừa nói, đã ra khỏi Nhị môn.

*

Doãn Lộc ngồi kiệu Hạnh Hoàng đến Tây Hoa môn, ngước nhìn lên, sao mai đã lên đến đầu hồi nhà. Ngoài cửa Tây Hoa đã có 5, 6 chiếc kiệu lớn nhỏ hai viên quan ngoại tỉnh đang đứng dưới chiếc đèn lồng màu vàng treo ở cửa, thấy ông đến, đều nâng vạt áo quỳ xuống. Doãn Lộc vì thấy không quen, chỉ mỉm cười phất tay ra hiên đứng dậy. Khi định thần nhìn kỹ, những người còn lại đều là quan viên làm việc với mình ở phủ Nội vụ, liền vẫy tay gọi Du Hồng Đồ lại, hỏi:
- Bát da, Cửu da và mấy vị thân vương kỳ chủ mấy giờ thì có thể đến? Các người đều ở cả bên này, thật sơ ý quá!
- Bẩm Thập lục da, - Du Hồng Đồ khom người, nói: - nô tài không dám khinh suất. Tối qua ở chỗ nghỉ của các vương gia đều bố trí người thường xuyên thăm dò và báo cáo, vừa nãy thám mã đã qua đây, báo là các phủ đều đã thắp đèn, các vương gia đều đã dậy. Trương tướng da cũng đã vào đại nội, khi đi qua đây có dặn nô tài, nếu vương gia đến thì mời vào phòng Quân cơ nói chuyện. Ngoài ra, Trương tướng không nói thêm gì, nô tài cũng không dám tự tiện. Các vị vương gia đến, chúng nô tài có thể ở đây đón tiếp trước, nô tài đoán là hoàng thượng vẫn đang ở Sướng Xuân viên, đợi hoàng thượng đến xin nghe ý chỉ và nghe ngài điều phái.
Chưa dứt lời, thì một thái giám từ con đường nhỏ bên trong chạy ra, thấy Doãn Lộc đã ở trước cửa trước hết nói với hai viên quan ngoại tỉnh rằng:
- Hôm nay hoàng thượng và phòng Quân cơ đều không tiếp kiến, hai vị đến bộ Lễ, lát nữa theo bá quan văn võ vào triều kiến hoàng thượng.
Rồi quay người đi đến trước mặt Doãn Lộc, tươi cười vấn an, nói:
- Hoàng thượng tối qua đã về cung, Trương tướng da, Ngạc tướng da đều trực ở phòng Quân cơ. Hoàng thượng có dặn, nếu vương gia đến, thì mời vào trước.
Nói xong cúi người chào rồi vội vã vào Tây Hoa môn. Doãn Lộc đang định vào, lại có một chiếc kiệu lớn dừng lại trước cửa, thấy là Lý Phất từ trong bước ra, bèn đứng lại cười nói:
- Cự Lai, hôm qua hẹn ngươi đến phòng Thượng thư làm ngươi mất công đến mà ta lại bận quá làm lỡ hẹn, rất xin lỗi. Vừa nãy truyền chỉ hôm nay thiết triều các ngươi từ Ngọ môn vào đấy chứ!
- Ồ, là Trang thân vương! - Lý Phất chạy vội lên mấy bước, vấn an rồi cười nói: - Tệ chức đã biết là có thiết triều. Tuyến giữa từ Tây Hoa môn đến Chính Dương môn do nha môn tổng đốc Trực Lệ của tệ chức bố phòng, tệ chức vừa kiểm tra từ phía nam lại. Họ báo Dương Danh Thời đã vào Kinh, dâng lệnh bài ở bên này, sao không thấy? Chẳng nhẽ bọn thuộc hạ lại dám lừa tệ chức? Còn hôm qua, tệ chức cũng không uổng công, đã gặp được Tạ Tế Thế ở phòng Thượng thư, tệ chức vốn nghe nói ông ấy từ Triết Giang đến, nhưng không biết là ở Kinh thì đang nghỉ ở đâu, đang hỏi thăm, thì vừa lúc ông ấy cũng đang tìm tệ chức, liền mượn phòng Thượng thư hàn huyên một canh giờ. Tệ chức còn mời ông ấy ăn cơm, tuy không gặp được vương gia, nhưng cũng rất vui.
Doãn Lộc không nhịn được cười, nói:
- Các ngươi là đồng niên mà! Ông ta dâng mật sớ vạch mười tội lớn của Điền Văn Kính, lại là người tài yêu quý người tài, đương nhiên là vui rồi. Bản sớ vạch tội Điền Văn Kính của ngươi đã viết chưa? Khoan hãy đưa ra, đợi chúng ta bàn đã rồi hẵng hay. Đợt này bận quá, mấy hôm nữa ta mới rỗi rãi được. Dương Danh Thời mà ngươi nói ta cũng không quen. Vừa nãy có hai viên quan ngoại tỉnh ở đây, đã sang bên Ngọ môn rồi. Ngươi sang đó xem, nếu đúng là Dương Danh Thời thì ắt sẽ gặp được thôi.
Nói xong liền bước vào Tây Hoa môn.
Lúc này hừng đông đã sáng rõ, con đường trong cửa Long Tông được quét dọn sạch bong không một chút bụi. Dưới ánh ban mai trong trẻo, trước cửa Càn Thanh một bầu không khí trang nghiêm cổ kính, bên tám chiếc vạc đồng lớn mạ vàng, tám viên thái giám đang bê hộp than củi cẩn thận cho than vào đầu rau bằng đá dưới vạc đồng. Mấy chục thị vệ sắc phục tươi sáng, đứng nghiêm trang không nhúc nhích trước cửa Càn Thanh nguy nga, khiến người ta cảm thấy không khí nơi đây thật trống trải, vắng vẻ và có phần điêu tàn. Chỉ có mấy người ở phòng Quân cơ đang chỉ huy bọn lính vội vàng chuyển từng chồng văn thư vào, đem đến cho không khí căng thẳng này một chút sức sống. Thấy Doãn Lộc vào đến cửa Long Tông, mấy tên lính quân cơ lập tức chạy ra đón, bẩm:
- Bẩm vương gia, vừa rồi có chỉ, hễ vương gia đến thì vào điện Dưỡng Tâm gặp hoàng thượng ngay. Xin mời vương gia! Phương tiên sinh, Trương tướng, Ngạc Nhĩ Thái và cả Thập tam da đều đang đợi ngài đấy ạ!
- Tam bối lặc đâu? - Doãn Lộc lúc này mới biết, mọi người đều đến sớm hơn mình, trầm ngâm do dự một lát, bỗng dưng cảm giác sắp xảy ra chuyên nghiêm trọng, vừa bước đi vừa hỏi: - Cả Thập tam da cũng đến rồi ư?
Tên lính vừa lật đật chạy theo vừa đáp:
- Tam bối lặc vào được nửa canh giờ rồi. Thập tam da tối qua ngủ ở phòng Quân cơ, vừa nãy ngài vào, bên này mới chuyển văn thư qua...
Thấy Doãn Lộc không nói gì chỉ một mực bước đi, tên lính mới dừng bước quay trở lại.
- Tốt, tốt, tốt! - Ung Chính đang nói chuyện với mấy đại thần ở gác Đông Noãn điện Dưỡng Tâm, thấy Doãn Lộc vào, liền cười nói: - Vương gia đại quản sự của chúng ta đến rồi! Miễn lễ, ngồi xuống bệ bên kia với Doãn Tường.
Doãn Lộc lúc này mới để ý mấy người trong phòng, Trương Đình Ngọc và Ngạc Nhĩ Thái đang đứng, Hoàng Thời quỳ bên giường, Phương Bao và Doãn Tường đều ngồi trên bệ sứ. Cuối cùng ông vẫn hành lễ rồi đoán vị trí của mình ngồi vào sau Doãn Tường, cười nói:
- Tôi cứ tưởng là tôi vào sớm nhất, hóa ra lại đến sau chư vị.
Ung Chính dường như rất vui, mỉm cười uống một ngụm sữa, rồi nói:
- Chỗ Lý Vệ rất thuận lợi, 2 tỉnh Giang Nam, Triết Giang đã thực hiện sung công tiền bù hao. Bạc dưỡng liêm phát xuống, tiền bù hao nộp lên, phiên khố thu thêm được bốn phần so với những năm trước. Xem tình hình các bản mật sớ từ các huyện phủ tấu lên, trên quan trường không có nhiều lời kêu ca phàn nàn, không ai dám thu sưu cao thuế nặng, cũng không ai dám lười nháặc biệt là những chức quan quèn còn khuyết như huấn đạo, giáo dụ, rồi cả những châu huyện nghèo không ai muốn làm, nay cũng đã bố trí ổn thỏa. Những chức khuyết nhiều vốn rất khó điều động nay cũng có người tranh làm, vì suy cho cùng vẫn nhiều bạc dưỡng liêm hơn chức khuyết ít. Lý Vệ lại bỏ tiền ra xây kho cứu đói phát chẩn cho dân nghèo không có cơm ăn áo mặc. Thuế má vừa phải, kiện tụng ít, quan lại thanh liêm, quan vừa ý, dân hài lòng, đương nhiên trẫm càng vui. Phía bên Điền Văn Kính khó hơn Lý Vệ, vì dân Hà Nam xảo trá, không thuần, quan trường hỗn loạn quen rồi, Điền Văn Kính lại tâm cao chí lớn, không chịu lạc hậu, quan lại thân sĩ nhất thể nộp lương và sung công tiền bù hao tiến hành song song, nhất thiết phải hoàn thành cả hai việc trước mùa thu hoạch, cho nên đã có mấy bản sớ kể tội Điền Văn Kính. Có điều đều là những lời nói láo sau lưng của một số quan nhỏ. Quan lớn chỉ có Hoàng Chấn Quốc của nha môn Phiên Tư. Trẫm thấy cũng là vì Điền Văn Kính chặn mất đường phát tài bằng bóc lột của hắn, mới dâng sớ này, cho nên trẫm bác bỏ, chuyển lại cho Điền Văn Kính toàn quyền xử lý.
Dứt lời, Cao Vô Dung dẫn thái giám Tiểu Tô Lạp bưng khay vào dâng sâm, có vẻ như Ung Chính đã sai từ trước, vì Doãn Lộc đến sau, ung Chính bèn lệnh:
- Đưa bát của Hoằng Thời cho Trang thân vương, gia pháp nhà Thanh càng là con cháu càng phải nghiêm khắc, càng thân cận càng phải "tỏ ra xa cách".
Hoằng Thời vội đứng dậy, cử động đôi chân đã tê cứng, tự bưng bát nước sâm cho Doãn Lộc, rồi cười hì hì quay lại quỳ tiếp. Doãn Tường nói:
- Gần đây ở Hà Nam và bên ngoài, người kể tội Điền Văn Kính không ít, tình cảnh của ông ta rất khó.
- Có người vạch tội chắc đã không tốt, ai cũng nói tốt thưa chắc đã tốt. Doãn Tường chưa đọc Tả truyện sao? - Ung Chính uống một ngụm sâm: - Hồi trước khanh cũng chẳng phải như vậy sao, thúc truy nộp thâm hụt của bộ Hộ, làm đến mức oán hờn dậy đất, còn bị giam lỏng oan mất 10 năm! Làm người chủ, phải lưu tâm bảo vệ cô thần. Trẫm và khanh đều từng là cô thần, thấy tình hình này chỉ có thể băng nhanh đến cứu, giúp ông ta giải vây, không thể vì ông ta có chút sai lầm nhỏ này nọ mà làm che lấp khí tiết lớn của ông ta. Biết bảo vệ cô thần mới là bậc minh chủ hiền tướng. Thái Đĩnh ở Vân Nam áp chế Dương Danh Thời, nói Dương Danh Thời tham ô, trẫm nói ngươi có chứng cứ gì không? Không có. Quan phong sứ Tôn Gia Kiềm, Thái Đĩnh cũng nói không tốt, trẫm nói với Thái Đĩnh: "Thiên hạ chỉ một mình ngươi là người tốt, trẫm thật hồ đồ rồi!". Trẫm dứt khoát giữ Tôn Gia Kiềm ở Vân Nam, xây nha môn quan phong sứ cho ông ta!
Doãn Lộc vốn chỉ nghĩ, hôm nay hội triều tiếp kiến kỳ chủ, không biết Ung Chính có dụ chỉ gì, nghe Ung Chính đầy hứng thú nói về Lý Vệ rồi lại nói đến Điền Văn Kính, nói về Thái Đĩnh rồi lại nói về Dương Danh Thời, bất giác trong lòng thấy sốt ruột. Khó khăn lắm mới chờ được đến lúc Ung Chính dừng lời, vội khom người cười nói:
- Bọn Đô La và Bát ca, Cửu ca tối qua hội nghị đến nửa đêm...
Ung Chính cười, phẩy tay nói:
- Vừa rồi bên ngoài đã báo vào, họ trước tiên quỳ đợi ở ngoài Ngọ môn, lát nữa nghe chỉ tham gia hội triều, hội triều xong trẫm mới tiếp kiến. Trẫm ở đây là để sắp xếp kế hoạch một chút. Sau hội triều lần này sẽ yêu cầu các tỉnh trong thiên hạ triển khai toàn diện chính sách mới của trẫm!
Doãn Lộc không nén nổi ngạc nhiên, lúc này ông mới hiểu, hội triều lần này hoàn toàn không phải là mở riêng để giải quyết công việc các kỳ và tiếp kiến các kỳ chủ, thậm chí không phải là vấn đề chính của buổi hội triều. Nghĩ đến mong muốn cháy bỏng của mấy thân vương kia, bất giác thấy lòng nguội lạnh. Ung Chính dường như không để ý đến vẻ cụt hứng của ông ta, vẫn ung dung đĩnh đạc nói theo mạch suy nghĩ của mình:
- Việc "cải thổ quy lưu" của Vân Quý, Ngạc Nhĩ Thái đã mấy lần dâng bản điều trần, viết rất tỉ mỉ, suy xét cũng rất thấu đáo. Dương Danh Thời làm tổng đốc Vân Quý ở đó, đã có cái hẹn 7 năm với trẫm, 7 năm không động đến chức vị của ông ta. Nhưng ông ta phản đối trẫm "cải thổ quy lưu", cho nên trẫm cũng triệu ông ta vào Kinh. Trẫm đã quyết tâm "cải thổ quy lưu", nếu ông ta phản đối, thì đành phải chuyển vị trí đó cho người vui lòng chấp hành thánh chỉ làm.
Tam a-ca Hoằng Thời vốn không ưa Dương Danh Thời thấy Ung Chính nhìn mình, liền dập đầu nói:
- Dương Danh Thời có cái danh của bậc đại nho nhưng không có cái thực của bậc đại nho. Ông ta không những phản đối "cải thổ quy lưu", mà ngay cả các chế độ sung công tiền bù hao, quan lại thân sĩ nạp lương, chế độ dưỡng liêm đều không tán thành, thực ra chỉ là hạng mua danh cầu tước. Kính xin hoàng a-ma lưu ý!
- Xem ra Dương Danh Thời thực sự bị khanh ghét rồi! Đây là lần thứ hai khanh nói với trẫm điều đó - Đang hòa nhã vui vẻ, Ung Chính bỗng tắt nụ cười: - Rốt cuộc ông ta có điều gì đắc tội với khanh? Chẳng qua khi ở kinh sư nhậm chức đã kể tội a-ca tôn thất bỏ bê nghiệp học, làm bẽ mặt khanh chứ gì? Chẳng nhẽ điều đó đáng để khanh canh cánh trong lòng như vậy sao? Dương Danh Thời tuy chính kiến không hợp với trẫm, nhưng ông ta cũng có những ưu điểm không ai theo kịp. T bù hao của Vân Quý chỉ thu có 3 tiền, thiên hạ chẳng có ông quan nào thanh liêm hơn ông ta nữa! Hai tỉnh Vân Nam - Quý Châu từ khi ông ấy đến, triều đình không hề phải cấp thêm 1 lạng bạc, mỗi năm tiết kiệm được 70 vạn lạng bạc, khanh hiểu không? Đủ để cứu tế cho Sơn Đông hai lần thiên tai lớn! Chính kiến không hợp là một chuyện, không nên suy nghĩ nhỏ nhen! Đợi khi thấy được cái tốt của chính sách mới, ông ta mà làm thì tốt hơn ai hết.
Hoằng Thời nhìn ánh mắt giận dữ của vua thì trong lòng sợ hãi, vội khấu đầu nói:
- Nhi thần lòng dạ hẹp hòi, nhưng quả thật không phải là thù dai! Dương Danh Thời đã phản đối chính sách mới, bất kể bố trí đến tỉnh nào, thì chính sự tỉnh đó cũng khó mà hòa nhịp với triều đình trong lòng nhi thần nghĩ như vậy, mong hoàng a-ma thánh xét.
Ung Chính cười nói:
- Không nhất định phải ở tỉnh nào, có thể điều đến bộ nào đó làm thượng thư, hoặc làm thái phó Đông cung. Với học vấn của ông ta, làm thầy của các khanh, dạy học ở cung Dục Khánh, chẳng lẽ lại không làm hết sức mình.
Doãn Lộc từ khi nhận công việc đến nay, vừa phải quán triệt ý đồ, tôn chỉ của triều đình, vừa phải làm dịu sự bất bình của các vương gia phương Đông, suốt ngày tất tả ngược xuôi nói tốt cho hai bên, tự nhủ đây là công việc cực khó, tất là công việc quan trọng nhất của triều đình. Nghe Ung Chính cắt đặt mãi, đến cả việc cải thổ quy lưu dân tộc Mèo - Dao ở vùng đất xa xôi hẻo lánh của Vân Quý cũng đều nghĩ rất chu đáo, còn công việc của Doãn Lộc thì không hề nhắc đến, máu tự ái trong lòng ông nổi lên. Song ông vốn là người mát tính, ít khi cáu giận, nên chỉ đứng ngây ra, không nghĩ ra cái gì. Hoằng Thời dường như cũng hơi sợ, sững người một lát thấy Ung Chính nói một thôi một hồi đã xong, bèn hỏi:
- Công việc Bát Kỳ ở trên hội triều cũng bàn chứ a?
- Việc các kỳ Doãn Tường và Liêm thân vương, Cửu bối lặc làm rất khá. - Ung Chính cười nói: - Mấy vương gia kỳ chủ đều tán đồng tôn chỉ chỉnh đốn công việc Bát Kỳ của triều đình, đó là điều tốt. Việc chính sự các kỳ cũng như việc "cải thổ quy lưu" Vân Nam, không phải là việc đại sự của toàn thiên hạ, chỉ có thể nói là việc nhà trong một tổ của người Mãn Châu chúng ta. Chẳng cần phải Bát Kỳ nghị chính, mà chỉ cần "nghị" cái việc "kỳ" này là được. Trước hết là hội triều, sau đó trẫm mới nói chuyện riêng với mấy vương gia công huân này. Doãn Lộc đã quản việc này, có thể cứ lui ra trước đi khanh sẽ dẫn họ vào, được không?
- Dạ! Vâng!
Doãn Lộc đang trong bụng không vui, thấy Ung Chính nói đến việc của mình, mặc dù có ý khen ngợi, lại dường như không nói đến toàn cục! Nhưng lời dạy bảo của Ung Chính cứ thay đổi xoành xoạch, chả biết làm thế nào? Trong lúc đang ngơ ngác lại nghe lệnh mình ra dẫn họ vào hội triều, ngỡ ngàng một lát ông mới sực tỉnh trả lời:
- Thần xin đi truyền đạt ý chỉ!
Nhìn điệu bộ của ông, Ung Chính bật cười, phẩy tay lệnh cho ông ta đi ra, rồi nói tiếp:
- Phương tiên sinh chưa bao giờ nhậm chức. - Ung Chính nhìn sang Phương Bao cười nói: - ông ấy bây giờ trên danh nghĩa là tu sử ở Quốc sử quán, thực ra là tham tán luôn ở bên trẫm. Lần này hội triều rất quan trọng, liên quan đến ệc thực hiện toàn bộ chính sách mới của trẫm, có những đại thần không tán đồng thì vẫn phải để cho người ta nói, chưa biết chừng phải tranh luận tại chỗ, cho nên Phương tiên sinh không thể vắng mặt. Theo trẫm có thể ban cho Phương tiên sinh danh nghĩa đại học sĩ điện Vũ Anh để vào chầu, các khanh thấy thế nào?
Mọi người nghe xong không ai nói gì, chỉ có Phương Bao nói:
- Cho dù tranh luận tại chỗ, thần cũng chỉ là tham tán cho hoàng thượng phát ngôn. Thần vốn không có chức phận, bỗng nhiên phong làm nhất phẩm, e rằng không hợp với lễ. Nếu hoàng thượng cảm thấy không phong không được, thì cho thần danh nghĩa chương kinh phòng Quân cơ là được, thần không xứng đáng với chức vị lớn quá!
Trương Đình Ngọc và Ngạc Nhĩ Thái cũng không tán thành ý kiến của Phương Bao. Ngạc Nhĩ Thái nói:
- Bình dân áo vải được phong tướng, ắt nghe mà kinh sợ, và cũng dễ đánh vào lòng hãnh tiến của những kẻ tầm thường. Nhưng ở Phương tiên sinh là lão thần của hai triều, thừa tư cách để làm thị lang điện Vũ Anh, có gì phải băn khoăn.
Lập tức mấy bề tôi chủ chốt mỗi người một ý, lại quay ra bàn bạc gần một canh giờ. Đến khi chuông đồng hồ điểm bảy tiếng, Cao Vô Dung chạy vào bẩm:
- Giờ Thìn đã đến!
- Khởi giá đến cung Càn Thanh! - Ung Chính thần sắc nghiêm trang đứng dậy: - Truyền chỉ ngoài Ngọ môn, cửu khanh lục bộ, chính quan nha môn các ty và chư vương ở Kinh, lần lượt từ cửa tả hữu vào cung Càn Thanh hội triều
Trong khoảnh khắc, tiếng chuông ở Cảnh Dương nổi lên, tiếng chuông du dương trầm bổng tràn qua lớp lớp lầu quỳnh gác ngọc, vượt qua lầu Ngũ Phượng cao lớn mờ xám, truyền thẳng ra Ngọ môn.
- Hoàng thượng khởi giá cung Càn Thanh!
- Hoàng thượng khởi giá cung Càn Thanh!

*

Doãn Lộc chạy đến ngoài Ngọ môn, móc đồng hồ ra xem, còn mười lăm phút nữa mới đến giờ Thìn. Lúc này trên quảng trường duyệt binh rộng lớn của Ngọ môn đâu đâu cũng là quan viên các bộ đến hội triều. Phía nam tấm bia đá khắc dòng chữ "Quan văn đến đây xuống kiệu, quan võ đến đây xuống ngựa" cũng xếp ngay ngắn từng hàng một. Các quan viên trên quảng trường duyệt binh có người từ bên ngoài vào Kinh báo cáo công việc, có người là danh khoa đồng niên nhưng làm việc khác nha, cùng nhau nhận đồng hương, đồng niên, hoặc tìm quan ty nha môn các bộ khác kéo đến chỗ vắng người nói chuyện, giới thiệu, họ túm năm tụm ba, hết tốp này sang tốp khác. Tốp thì cười nói oang oang, tốp thì thì thầm nói riêng, người thì trầm ngâm nhìn cung điện, kẻ thì ngó nghiêng tìm bạn, đâu đâu cũng quan là quan, phải đến trên nghìn người. Doãn Lộc dướn mắt tìm mãi, mới thấy mấy người đang quỳ ở phía nam phòng Thị vệ, người đầu tiên hình như là Doãn Tự, liền chạy vội lại, quả nhiên thấy Doãn Tự, Doãn Đường đang quỳ ở hàng đầu xếp hàng sau là Đô La, Vĩnh Tín, Thành Nặc và Lặc Bố Thác. Bốn vương gia đều đội mũ kim long hai tầng, trang sức mười hai hạt châu, trên có đá hồng ngọc, mặc áo mãng bào màu xanh lam. Trong hàng nghìn quan quân lớn nhỏ trên quảng trường, chỉ có mấy người tôn quý nhất phụng chỉ đặc biệt quỳ đợi còn các quan nhỏ của các bộ, viện lại có thể tùy ý đi lại, vì vậy mấy vương gia ai cũng có vẻ ấm ức, chỉ có Duệ thân vương cúi đầu tựa hồ đang nghĩ ngợi điều gì, còn các vương gia khác đều ngẩng cao đầu như thách thức, nhìn chằm chằm vào Doãn Lộc đang đến gần. Doãn Lộc vừa đi, mặt vừa cười cười, từ đằng xa đã nói:
- Bát ca, Cửu ca, sao lại bảo các vương gia quỳ cả ở đây? Mau dậy đi, mau dậy đi!
- Bọn ta là phụng chỉ "quỳ đợi" cơ mà! - Sắc mặt Doãn Tự không hiểu vì lạnh hay vì tức giận, vừa xanh tái vừa trắng bệch: - San dám tự ý trái chỉ chứ?
Doãn Lộc vừa nghe đã cười, vội nói:
- Những quan viên kia có ai không phải là phụng chỉ quỳ đợi ngoài Ngọ môn? Nhưng đều chỉ cần nhìn lên cung điện khấu đầu một cái là được, ai như các vương gia lại quỳ thật thế!
Doãn Tự cười nhạt một tiếng, nói:
- Chẳng nhẽ ngay cả việc này ta cũng không hiểu sao? Chúng ta là phụng "đặc chỉ", khó mà như người khác được!
Doãn Lộc nghe họ bắt đầu vặn vẹo, trong lòng lại càng nao núng, liền cười làm lành nói:
- Đó không phải là "đặc chỉ", tất cả những người đến Ngọ môn đều nói là "quỳ đợi", đã quỳ rồi cũng đợi rồi thì không coi là trái chứ? Đông người th các vương gia làm chối mắt quá, xin mau dậy đi.
- Bây giờ còn nghĩ đến chuyện chối mắt - Doãn Tự thấy một số quan viên xung quanh đang lắng tai nghe, càng hăng máu, nói lớn: - Tuy nói là anh em, nhưng cũng có thân sơ xa gần. Thập tứ đệ vừa nãy đã theo Tam ca vào cửa Càn Thanh "quỳ đợi" rồi. Ông ấy chẳng phải cũng phụng chỉ vào Kinh chỉnh đốn việc kỳ sao? Xem ra vẫn phải cùng một mẹ với hoàng thượng mới được nể mặt hơn một chút.
Trong số những người con của Khang Hy, Doãn Tự vốn là người ôn hòa dễ gần nhất, nhưng chỉ trong một đêm bỗng thay tính đổi nết, trở nên gàn bướng cố chấp chỉ việc bé như hạt cải này mà khủng khỉnh trước mặt bao nhiêu người. Doãn Lộc lập tức không biết làm gì, xòe tay ra, nhìn những người xung quanh, rồi thấp giọng nói:
- Mau bình thường lại đi. Thế này là thế nào? Người ta nghe thấy thì còn ra gì nữa?
Doãn Tự lúc này mới hừ một tiếng chống tay đứng dậy, những người còn lại cũng tự đứng dậy xoa tay phủi áo. Doãn Đường liền hỏi:
- Hoàng thượng có ý chỉ gì? Việc nghị chính đệ tấu lên chưa?
- Các huynh đều muốn gặp hoàng thượng, việc này đệ giấu giếm làm gì? Tối qua đã nói với Hoằng Thời vừa nãy hoàng thượng cũng nói chuyện này.
Doãn Lộc lòng rối như tơ vò, lúc này ông sợ nhất là mấy vương gia này trong buổi hội triều xúm lại đòi "Bát vương nghị chính" gì gì đó, làm rối loạn đại cục chính sách mới của Ung Chính. Bèn kể lại những lời huấn thị của Ung Chính ở điện Dưỡng Tâm, rồi
- Lần này hội triều, chỉ bàn bạc những vấn đề đó. Chúng ta là phiên vương, không can dự triều chính, chỉ nghe thôi. Hoàng thượng nói, kỳ chủ Bát Kỳ nghị chính là việc nhà của người Mãn Châu, hội triều xong tiếp kiến riêng bàn bạc về công việc kỳ, xin chư vị lưu ý.
Đang định nói tỉ mỉ hơn, thì thấy chuông trong đại nội vang lên, hai đoàn thái giám vỗ tay chạy ra cửa tả và cửa hữu, liền nghe từ trong truyền ra: "Hoàng thượng khởi giá cung Càn Thanh!". Trên quảng trường lập tức im phăng phắc, các quan viên lúc này mới "quỳ đợi", còn mấy vương gia vừa mới đứng dậy lại đứng nổi trội giữa đám đông.
Doãn Tự nhìn thấy Thành thân vương Doãn Chỉ từ cửa tả do các thái giám tiền hô hậu ủng đi ra, xanh mắt nhìn Doãn Lộc đang lúng túng không biết làm gì chửi thầm "Đồ ngốc!", miệng lại lạnh nhạt nói:
- Xem ra chúng ta vẫn phải quỳ mới xong?
Thế là mấy người lại cúi đầu tiu nghỉu quỳ tiếp. Doãn Lộc đứng một mình thấy không ổn cũng vội quỳ xuống.
Thành thân vương Doãn Chỉ bước đi oai vệ giữa đám thái giám thị vệ đến giữa Ngọ môn, thì đứng lại với vẻ không tự nhiên, dùng tay xoa nhẹ hàng ria chữ bát, nói to:
- Có thánh chỉ, bách quan quỳ tiếp!
- Hoàng thượng vạn tuế, vạn vạn tuế!
Tất cả quan viên đều phủ phục xuống tung h
- Đức vạn tuế đã khởi giá. - Lời Doãn Chỉ vang vọng khắp quảng trường trước Ngọ môn: - Truyền cửu khanh lục bộ dẫn quan viên các ty, Doãn Lộc, Doãn Tự, Doãn Đường dẫn chư vương Phụng Thiên, từ hai cửa tả hữu vào cung Càn Thanh hội triều. Khâm thử!
- Hoàng thượng vạn tuế!
Doãn Chỉ tuyên chỉ xong, nhìn khắp đám đông một lượt, không vào đại nội mà bước chậm rãi đến trước phòng Thị vệ, hai tay đỡ hờ mấy vương gia đang quỳ, cười nói:
- Bát đệ, Cửu đệ, Thập lục đệ, mời chư vị vương gia khởi giá, tôi sẽ dẫn các vị vào.
Ông năm nay vừa tròn 50 tuổi, nhưng nhờ biết trau chuốt, lại sống có chừng mực, nên trông chỉ bằng tuổi Doãn Lộc kém ông 16 tuổi, gương mặt ông hồng hào, cả những nếp nhăn trên đuôi mắt cũng không rõ. Ông có cử chỉ khoan thai, nho nhã, trông rất cởi mở dễ gần, đợi chư vương đứng dậy, lại bước lên trước bắt tay chào, hỏi han ân cần từng người, giữa ba quân thiên hạ như vậy, mấy vương gia cũng thấy mát mặt, vơi hẳn nỗi ấm ức trong lòng. Chỉ có Doãn Tự nhìn vị Tam ca này bằng ánh mắt hoang mang: Người này một tay chụp xuống Thập tứ a-ca, kiên quyết không tham gia việc "chỉnh đốn việc kỳ", theo như lời trong cung truyền ra, thì hình như cũng không có quan hệ dây mơ rễ má lắm với triều đình, bây giờ lại giở cái trò giả tạo này, là có ý gì? Biết đâu ông ta cũng đang có mưu mô gì? Doãn Tự trong bụng đoán già đoán non, ngoài miệng lại cười nói:
- Mời Tam ca đi trước, chúng đệ chỉ biết làm theo Tam ca thôi.
không nói thêm gì, dẫn đám vương gia đi từ cửa trái vào đại nội. Bốn vương gia kỳ chủ này trong thời Khang Hy cũng đã từng vào Kinh triều kiến, riêng Lặc Bố Thác không chỉ một lần. Nhưng họ đến Kinh đều là từ cửa Tây Hoa dâng lệnh bài vào trong, hoặc ở cửa Càn Thanh, hoặc ở cung Càn Thanh bái yết Khang Hy. Khang Hy cuối đời thân thể đã mệt mỏi, không thích trống giong cờ mở, trịnh trọng tổ chức hội triều. Việc tiếp kiến hay gặp mặt vua tôi, hoặc thưởng trà ban tiệc, đều là trường hợp nhỏ, gần gũi thân mật như trong gia đình. Mấy người vừa bước vào cung liền có cảm giác khác lạ hẳn so với lần trước. Từ dãy chính điện phía bắc cầu Kim Thủy, những chiếc đỉnh đồng sơn son ở cửa chính cửa Thái Hòa, điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa ngậm vào những vòng đồng, đều phong kín. Hai hàng quan viên kính cẩn bước theo thứ tự, qua cửa Chiêu Đức, cửa Trinh Thuận, từ cửa Trung Tả, cửa Hậu Tả, cửa Trung Hữu, cửa Hậu Hữu bước vào. Trước cửa gác Hoằng Hy và gác Thể Nhân, trên quảng trường rộng lớn của điện Thái Hòa, hai hàng quan xếp theo phẩm trật tạo thành hình chiếc khánh đồng kéo dài đi về phía bắc đến điện Thái Hòa - "Thiên hạ đệ nhất điện". Từ con đường lát gạch ở giữa đến các đường ra vào cửa tả, hữu, cứ cách ba bước lại có một thân binh doanh Thiện Bổ mang dao, mặc trang phục quan võ, đứng nghiêm không nhúc nhích. Trước ba đại điện cao to sừng sững, đỉnh đồng, rùa đồng, hạc đồng đều đã đốt hương, khói hương nghi ngút từ miệng những con rùa con hạc từ từ tỏa ra khắp nơi tạo thành một màn sương sắc tím, khiến lầu vàng điện ngọc thêm phần trang nghiêm cổ kính. Mấy vương gia vừa đi, vừa không ngừng than thở trong lòng, nào là bề tôi bậc nhất, chư hầu một phương, nào là ra canh gác vào dẹp đường! Đến đây rồi mới thấy chẳng còn nghĩa lý gì. Đợi đến cửa Càn Thanh, Cao Vô Dung lên trước lớn tiếng tuyên hô:
- Xin vương gia tạm thời dừng bước!
Mấy vương gia vẫn còn chìm đ̑ trong xúc cảm đó nghe tiếng hô, liền mềm nhũn gối gần như quy xuống. Doãn Tường ở trong cửa Càn Thanh vừa uống xong một bát sâm tam thất, đã hơi đỡ ho, lấy khăn tay lau miệng rồi ra đón. Ông nói với Cao Vô Dung:
- Không cần ngưng lại ở đây, bộ Lễ đã bố trí xong bên trong rồi. Mời, Tam ca. Mời, Thập lục đệ. Mời, Bát ca. Mời, Cửu ca. Mời, Duệ vương gia. Mời... - ông lần lượt bắt tay chào các vương gia ở trong cửa, đích thân đưa họ vào cung Càn Thanh, mời họ quỳ đợi ở mé đông tòa Tu Di của vua Ung Chính. Lúc này, "lửa giận" trong lòng các vương gia đã tiêu tan từ lâu. Vừa quỳ xuống, vừa đưa mắt nhìn quan viên các bộ dưới sư chỉ đạo của quan ti bộ Lễ theo trật tự bước vào quỳ đợi. Lại chợt nhìn thấy trước bình phong phía đông ngự tọa bày một hàng mười mấy cái ghế, đoán là chỗ dành cho các vương gia, ai nấy thầm lấy làm bằng lòng.
Lúc này, trong điện, các quan tiến vào càng đông, tiếng hít thở, tiếng áo chầu sột soạt khắp nơi. Cửa gác Tây đột ngột mở ra lặng lẽ, một viên thái giám đứng giữa cửa, quăng roi kêu liền vun vút ba tiếng. Bên ngoài, dưới dãy hành lang, hơn trăm viên thái giám ở gác Sướng âm gõ trống rung khánh, gẩy đàn thổi tiêu. Chuông vàng gióng giả, chuông nhỏ ngân nga, nhã nhạc vang lừng. Dàn đồng ca thủng thỉnh cất giọng:
Muôn nước ngóng trời, mừng tuổi nguyện thời thịnh. Rạng mây lành, nắng lung linh giữa đỉnh. Dòng Hấp non Kiều ghi văn thơ, vung cương vút dậy sao lấp lánh. Sửa cong thẳng, ân uy sẽ lớn mạnh. Theo gót vàng vang vang, theo gót vàng vang vang!
Lòng vua nghiêm ban ơn vua rộng, ngân chuông gõ khánh cùng xe loan. Đức theo gió đưa cỏ lộng, hình phạt giữ, quân binh chặt, công tích sáng trong. Xuân thu khắp chốn theo vua cùng, theo vua cùng, câu bày nghiêm túc văn chương rạng, hoa rộn quyến luyến thời thịnh vượng. Thời thịnh vượng, cờ tung bay, phấp phới oai hùng... Xóm làng khắp chốn sẽ thanh bình, đồng bãi bội thkho đầy ắp. Một khi rồng giáng hạ, chín trời chấn động đón rồng ngời.
Phong tục đẹp tươi, suối nguồn khiêm tốn. Đều khiêm tốn, thành nhạc rộn, tránh xấu tới Đào Đường...
Thời chúc mừng, năm tốt lành, ý thanh thỏa. Mênh mang trải, tiếng vang rộn rã, đàn sáo vang lừng, uống cạn ly, ca múa đi...
Trong tiếng đồng ca trầm hùng ấy, Ung Chính rảo bước từ cửa gác tây, từ tốn hướng về bệ rồng đặt chính giữa. Nét mặt ông dường như đọng mãi một nét cười, ông dừng trước bệ rồng lắng lại chốc lát rồi nghiêm trang ngồi xuống. Doãn Tường, Doãn Chỉ, Hoằng Thời, Phương Bao, Trương Đình Ngọc, Ngạc Nhĩ Thái cũng nối nhau bước ra, rẽ về phía bình phong bên đông, theo thứ tự quỳ xuống. Hàng trăm quan viên lớn nhỏ cúi đầu phủ phục.
Hoàng đế Ung Chính ngồi trên bệ rồng thênh thang không nghiêng ghé vào đâu, đưa mắt nhìn khắp điện, tia mắt sáng rỡ. Vì tranh giành ngôi vị đệ nhất thiên hạ này, trong 24 anh em hoàng tộc, có 9 kẻ bị cuốn vào vòng quay bè đảng loạn trời náo đất. Ngay từ khi hoàng đế Khang Hy tại thế, 9 người anh em đã dốc toàn tinh lực, khổ tâm, đổ máu, giành giật vỡ đầu nát trán, kẻ thì thua, kẻ thì chết, kẻ thì điên. Được trời trao đại trọng trách có dễ dàng gì đâu.
Thuở còn đức Khang Hy, Ung Chính từng nói câu làm vua là việc khổ nhất để tỏ ra mình không có dã tâm đoạt ngôi vị. Nhưng sâu trong lòng, ngôi vàng tôn vinh cao vời, một lời nói có uy lực định đoạt sự vinh nhục sống chết của người đời, một chiếu thư ban ra có quyền bính xáo trộn 9 châu, quả thực điều ấy khiến ham muốn cháy bỏng chẳng thể qua đêm chợp mắt.
Ông tự mình là đứa con tài cán nhất của cha, cũng là người giữ trọn nhân đức nhất, một khi lên ngôi báu, ắt sẽ nổi sấm kêu sét, mau chóng quét sạch hủ bại hàng trăm năm, làm trong sạch tài chính, chỉnh đốn nề nếp quan lại, cho xứng là vị chúa tể muôn đời như cha vậy.
Vậy mà, 5 năm đã qua, việc chỉnh đốn quan lại, việc quân sự biên Tây với những án nghịch trầm trọng của Nặc Mẫn, Niên Canh Nghiêu, Long Khoa Đa, bao nhiêu kẻ chọc gậy bánh xe, bao nhiêu kẻ phá hoại ngang ngược. Hàng ngày ra triều, bút son phê chỉ muôn lời ngàn chữ, thâu đêm suốt sáng. Chỉ có lúc này, khi nhạc Quân Thiên tấu lên, Ung Chính mới thực sự được nếm mùi vị của ngôi Hoàng đế. Cảm giác cao hơn tất thảy mọi người thực không có gì sánh được Những mệt mỏi, chán nản, trầm uất, nén chịu bao nhiêu ngày qua tan biến trong tiếng nhạc vương cung.
- Nhạc dừng! - Giọng hô kéo dài của Hoằng Thời kéo Ung Chính khỏi huyễn tưởng mê đắm. Vừa mới định thần, Hoằng Thời lại gióng giả:
- Hướng về hoàng thượng ta, hành đại lễ 3 quỳ 9 lạy.
- Vạn tuế! - Cả cung điện, các bề tôi dập đầu.
Ung Chính đưa tay, ý cho bình thân, cười mỉm quay sang Doãn Lộc:
- Các vị thân vương, cả Cửu bối lặc, hãy ngồi đi. Các vương gia, đại thần phòng Quân cơ cùng ngồi xuống.
Đợi khi bọn Doãn Tường đều an tọa, Ung Chính thấy ghế còn trống mấy chỗ, bỗng nói:
- Chu Thức đại học sĩ, ngài từng là sư phụ của trẫm, lại có tuổi rồi, xin ngồi đây!
Mọi người nhìn quanh, có một vị trong hàng bộ Lễ, tóc bạc trắng, giọng run run nói to:
- Thần Chu Thức kính tạ long ân hoàng thượng.
Rồi người ấy, y phục nhất phẩm, chậm chạp uy nghi bước ra. Ung Chính chợt động lòng, đích thân bước xuống, dìu Chu Thức đến ngồi vào ghế rồi lại quay về bệ rồng. Khắp điện ran lên tiếng tắc lưỡi khen ngợi.
- Các khanh! - Ung Chính nghiêm mặt, nâng giọng đủ lớn, thanh âm vang mạnh: - Buổi chầu mừng Nguyên đán không lâu, lại mời các khanh tới là bởi có mấy việc đại sự khẩn cấp, muốn cùng mọi người bàn định. Nay là năm Ung Chính thứ 6, từ năm nay, cả thiên hạ sẽ thi hành chính sách mới của trẫm, đổi mới quan lại, thuế khóa cân bằng, theo dấu Thánh tổ văn tài võ mạnh oanh liệt, làm rạng rỡ thánh đức của tổ tông nhà Đại Thanh ta, chấn hưng phong tục đã suy đồi hàng trăm năm, tạo dựng một thời đại cực thịnh. Bắt đầu từ hôm nay đó!
Tiếng nói nhà vua âm vang khắp điện.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI