Phần II - Chương 1
MẬT SỨ NỘI TRƯỚNG

     au hai nước cờ “chiến hạm Trung Sơn” nhằm thăm dò hoả lực đối phương và “chỉnh lí đảng vụ” với mục đích tách cộng sản ra khỏi nội bộ Quốc dân đảng, Tưởng Giới Thạch tiếp tục phát động “chính biến 4.12” để triệt để thanh toán sự dính líu của Trung Cộng mà lúc bấy giờ thế giới đã phải cấ báo “ngọn lửa đấu tranh giữa KMT và CP ở Trung Quốc dã bùng cháy” (KTM - chữ viết tắt tiếng Anh chỉ Quốc dân đảng, CP - chỉ Đảng Cộng sản). Năm 1926, Tưởng thăng tiến như diều gặp gió, ngày 5 tháng 6: Tổng Tư lệnh, ngày 29 tháng 6: uỷ viên chính phủ, ngày 5 tháng 7: Trưởng ban quân sự, ngày 6 tháng 7: thay Trương Tĩnh Giang lên nắm chức Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Quốc dân đảng, ngày 9 tháng 7 tuyên thệ Bắc phạt, soái lĩnh tám quân đoàn với 10 vạn tinh binh lên đường tiêu diệt quân bắc phiệt Bắc Dương, nhanh chóng công phá thành trì Vũ Xương. Có thể nói ngày 9 tháng 7 năm 1926 như một lễ “đăng cơ” của Tưởng, trong tay nắm giữ ba quyền quân, chính đảng. Nhưng sự đòi quá dễ dàng đối với Tưởng Giới Thạch, “giặc ngoài” tạm xong, “thù trong” còn đó, thế trận Tưởng Giới Thạch - Uông Tinh Vệ - Hồ Hán Dân của nội bộ Quốc dân đảng luôn luôn diễn ra kịch bản “hai chọi một” rồi “hai chọi lẫn nhau” để dành vương vị. Đã lắm phen Tưởng Giới Thạch thất sủng, bị khai trừ đảng tịch, miễn nhiệm mọi chức vụ, phải tuyên bố từ chức đi Nhật hoặc về Khê Khẩu. Đã có lúc, hai chính phủ, hai trung ương cùng tồn tại, một bên là Tưởng và một bên là Uông. Và cuối cùng đành chấp nhận “thể chế Tưởng Uông” - Uông nắm chính quyền, Tưởng nắm quân đội, cả hai liên hiệp nắm đảng, còn Hồ Hán Dân được chia phần ở Tây Nam và Lưỡng Quảng (Quảng Tây và Quảng Đông).
Còn Mao Trạch Đông, sau vụ “chỉnh lí đảng vụ” phải từ chức quyền trưởng ban tuyên truyền Quốc dân đảng, ông lưu lại Quảng Châu ít lâu cho công việc huấn luyện nông dân, được mệnh danh là “nông vận đại vương”“, nhưng cuối cùng tháng 11 năm 1926 cũng rời Ngũ Dương thành đi Vũ Hán rồi về bản quán cho ra đời tác phẩm trứ danh “Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam”, năm 1927 lãnh đạo khởi nghĩa vụ gặt mùa thu, rút được kết luận “họng súng đẻ ra chính quyền”, kéo lên Tỉnh Cương Sơn hội sư cùng Chu Đức, lập nên quân đội Chu - Mao, thực lực cho những nước cờ sau này với Tưởng, về phần Trung Cộng, một quá trình lựa chọn lãnh tụ đã diễn ra, lần lượt từ Trần Độc Tú, Cù Thu Bạch, Hướng Trung Phát, Lý Tập Tam, Vương Minh đến Bác Cổ, mãi tới tháng 1 năm 1935, tại hội nghị Tuân Nghĩa, tay lái mới giao về Mao Trạch Đông, từ bấy hình thành “thể chế Mao - Trương” (Trương Văn Thiên) để chọi lại “Tưởng Uông” biến Quốc dân đảng và trong tay, họ cũng có chính quyền - Nước Cộng hoà xô-viết Trung Hoa, cũng có quân đội - Quân cách mạng công nông Trung Quốc.
Hai bên dàn trận, quân xanh quân đỏ, cuộc cờ vào lúc quyết liệt, phía bên Mao phải Vạn lí trường chinh từ Hoa Nam lên miền bắc Thiểm - Cam, tìm nơi đứng chân, phía bên Tưởng hô hào càn quét, tàn sát “cộng tắc”, “cộng phỉ”, “cộng quân”, một thời hợp tác lật đổ phong kiến, diệt trừ ngoại xâm đã lùi xa vào dĩ vãng, nay chả còn Quốc - Cộng giao tranh, câu chuyện Tàu của chúng ta lần tới chương 2 - “Mật sứ nội trướng”, kể chuyện đánh đánh đàm đàm cũng rất... Tàu.
TRẤN NHỎ BẢO AN Ở THIỂM BẮC TRỞ THÀNH HỒNG ĐÔ
 
Mỗi lần có khách quý tới thăm, người xưa thường rất lịch sự mà “xuất khoác tương nghinh” nghĩa là phải đi xa khỏi thành để đón tiếp. Đối với trấn nhỏ Bảo An nằm lọt thỏm giữa vùng đất hoàng thổ Thiểm Bắc này thì cái bờ tường xây bằng gạch kia có thể gọi là “khoác”, là “thành”.
Bảo An, hàm ý “bảo đảm an toàn” ở phía tây bắc Phu Thi (ngày nay gọi là Diên An), nguyên là đồn luỹ phòng ngự ngoại xâm của đời nhà Đường. Năm 1934 cải danh thành huyện Xích An, hai năm sau (1936) lại đổi thành Chí Đan. Chí Đan là tên của danh tướng Hồng quân Lưu Chí Đan, một trong những người xây dựng nên căn cứ địa Thiểm Bắc, sinh ở Bảo An, năm 1936, Lưu mới 34 tuổi và đã hy sinh tại trận tiền lúc giao tranh với quân Quốc dân đảng, vì vậy tháng 6 năm ấy, Trung Cộng quyết định mệnh danh cho quê hương anh là Chí Đan để mãi mãi ghi nhớ ý chí sáng ngời và đỏ thắm của người chiến sĩ cách mạng.
Đây vốn là một trấn nhỏ vô danh, không mấy ai để mắt, nhưng từ ngày 3 tháng 7 năm 1936, nó bỗng trở thành Hồng đô - thủ đô đỏ trong tầm nhìn của mọi người. Đó là hôm mà Mao Trạch Đông cùng cơ quan trung ương Trung Cộng trở về đồn trú tại đây. Tuy không thể so sánh với thủ đô Nam Kinh của Dân quốc muôn phần tráng lệ, Bảo An vẫn đương nhiên là trụ sở của chính phủ trung ương nước Cộng hoà nhân dân xô-viết Trung Hoa, và tương tự cái nhà hầm nằm sâu trong hốc núi vô cùng giản dị mà Mao Trạch Đông trú ngụ cũng không thể so sánh với văn phòng rất hào hoa của Tưởng Giới Thạch, nhưng đây vẫn là hành dinh của một vị chủ tịch.
Kể từ tháng 1 năm 1935, sau hội nghị Tuân Nghĩa, thể chế Mao - Trương (Mao Trạch Đông và Trương Văn Thiên) được xác lập trong nội bộ Trung Cộng và Hồng quân dần dần thoát khỏi vòng vây. Vượt qua hai vạn năm ngàn dặm trường chinh từ Hoa Nam, ngày 19 tháng 10 năm 1935, Mao Trạch Đông cùng Hồng quân đặt chân đến huyện Ngô Khởi - Thiểm Bắc, sau đó không lâu thì cơ quan trung ương Trung Cộng dời về Ngoã Dao Bảo (ngày nay gọi là Tử Trường) phía đông bắc Diên An. Thuở ấy Ngõa Dao Bảo bỗng trở thành Hồng đô tạm thời của Trung Cộng. Nhưng ngày 21 tháng 6 năm 1936, quân Tưởng truy kích và đánh vào Ngõa Dao Bảo, Mao Trạch Dông và cơ quan trung ương phải rút về Từ Dao mạn tây, cuối cùng là Bảo An, bắt đầu đứng chân và ổn định lại tất cả cái trấn nhỏ “bảo đảm an toàn” này.
Khoảng hơn 10 ngày sau khi Mao Trạch Đông vào trú thân tại nhà hầm móc sâu trong vách đá, thì một người khách viễn phương, giống mũi lõ đã dũng cảm tới đây xin được phỏng vấn Mao Chủ Tịch. Lịch sử nghi nhận anh phóng viên Mỹ, người vượt qua muôn trùng kiềm tỏa, lọt vào Bảo An là “ngoại tân” thứ nhất của Hồng đô, đó là ngày 16 tháng 7 năm 1936 rất đáng ghi nhớ.
Trong “Tây hành mạn ký”, người Mỹ ấy đã mô tả: “Tôi đến đó không lâu thì gặp ngay Mao Trạch Đông, ông có khuôn mặt xương gầy, trông như một gã lâm khẩn, cao hơn khổ người Trung Hoa, lưng hơi gù, đầu tóc đen nhánh, ken dày và để dài, hai mắt sáng long lanh tựa có thần sắc, mũi cao và lưỡng quyền nổi hẳn lên. Tất cả để lại trong tôi một ấn tượng tốt đẹp về con người trí thức thông minh ấy. Nhưng mấy hôm đó tôi vẫn chưa có dịp để xác tín một điều quan trọng đang âm ỉ trong lòng. Bỗng một chiều vào lúc hoàng hôn, Mao Trạch Đông đầu trần tản bộ, bên ông là hai người nông dân trẻ, họ vừa đi vừa hỏi chuyện. Thoạt đầu, tôi nhận không ra Mao Trạch Đông, bởi vì ở Nam Kinh người ta treo giải 25 vạn quan cho ai lấy được thủ cấp của Mao, còn đây ông vẫn thản nhiên sống giữa nhân dân, thiên hạ.
Ông và phu nhân (chỉ Hạ Tử Trân) ở trong hai gian nhà hầm, giản dị đến mức không thể giản dị hơn nữa, vách tường không treo gì cả ngoại trừ mấy tấm bản đồ, vật chất xa xỉ nhất của hai người chỉ là cái màn muỗi, mọi thứ khác đều theo tiêu chuẩn một chiến sĩ Hồng quân. Là lãnh tụ quân cách mạng, từng trăm ngàn lần tịch thu tài sản của địa chủ, quan lại v.v... mà giờ này của cải riêng mình chỉ vỏn vẹn tấm chăn, cái màn muỗi, vài bộ quân phục...”
Năm tháng sau khi người khác đầu tiên của Hồng đô rời khỏi vùng đất hoàng thổ, thì hôm nay lại một toán người ào tới, vó ngựa cuốn tung bụi vàng. Họ từ Tây An đi ô-tô đến Lạc Xuyên, xe dừng ở đó và thay ngựa, phi về bắc - nơi có cái trấn nhỏ Bảo An, đoàn người đều mặc quân phục kiểu Đông Bắc của Trương Học Lương. Vị chủ soái đã ngoại tứ tuần, tướng mạo oai phong, còn lại số tuỳ tùng tuy con nhà lính mà y như các thư sinh.
Phái đoàn đang căng yên ngựa, phải ngoài 20 dặm nữa mới tới Bảo An thì thoắt trông một trưởng giả mặc quân phục Hồng quân đứng đợi để làm nhiệm vụ “xuất khoác trương nghinh”.
Vị mang quân phục Hồng quân vừa dứt lời: “Diệp lão, vất vả cả một dặm trường”, thì vị mặc quân phục Quốc dân đảng cười to, âm vang sang sảng: “Lâm lão, ông ra đây chắc không phải đón tôi mà cốt để nhận mấy đồng “Quang Dương a”.
“Diệp lão” đây chính là Diệp Kiếm Anh, còn “Lâm lão” kia đích danh Lâm Bá Cừ. Lâm lúc ấy là Bộ trưởng tài chính mà trong tay khô kiệt, nay nhận điện là Diệp sẽ mang về năm vạn đồng Quang Dương, lòng mừng khôn tả, vì vậy nên phải ra khỏi cổng thành long trọng nghênh tiếp. Năm vạn đồng tuy chỉ bằng một phần năm của hai mươi lăm vạn tiền thưởng mà Tưởng Giới Thạch treo giải cho ai lấy được thủ cấp Mao Trạch Đông, nhưng đối với hoàn cảnh thiếu thốn của Hồng quân lúc bấy giờ chẳng khác nào như hạn hán gặp mưa rào.
Diệp Kiếm Anh đào đâu ra mà có những năm vạn đồng Quang Dương?