hiếc máy bay đưa Tưởng Giới Thạch an toàn hạ cánh xuống phi trường Nam Kinh, và người ta tưởng sự biến Tây An hoàn toàn hạ màn. Thế nhưng với con người ưa diễn kịch như Tưởng Giới Thạch thì sân khấu Nam Kinh vẫn còn tiếp nối những màn của ông. Tưởng vừa về đến Nam Kinh thì Khổng Tường Hy lập tức ra thông báo thôi giữ chức quyền viện trưởng viện hành chính, mọi công việc phục vị Tưởng viện trưởng điều khiển. Tưởng bị nghĩa quân vây bắt ở Tây An. Khổng lên thay, nay Tưởng được phóng thích và trở lại chức vụ cũ là đương nhiên, nhưng ông lại đề xuất một vấn đề không ai ngờ tới: “Để thể hiện trách nhiệm hành chánh và uỷ viên trưởng hội đồng quân sự”. Thật là một “kịch bản” xuất sắc! Ông mà cũng tình nguyện từ bỏ cái ghế uỷ viên trưởng hay sao? Dư luận nhanh chóng đánh giá, Tưởng Giới Thạch đang đeo mặt nạ, vì sau sự biến Tây An ông quả là bị mất mặt, tự trách móc mình rằng công lao 8 năm tiễu trừ Cộng sản bỗng chốc trở thành tay trắng. Đề xuất của Tưởng không được chấp nhận, người ta chỉ đồng ý ông nghỉ 1 tháng để chữa bệnh vì khi nhảy qua tường rào ở Hoa Thanh trì định trốn thoát. Tưởng Giới Thạch bị ngã khá đau và bắt đầu chứng nhức lưng từ bấy. Ở Tây An, Tưởng đã hứa “từ nay về sau tôi sẽ không tiễu Cộng nữa”, về đến Nam Kinh ông lại tiếp tục phát triển trên “Trung ương nhật báo”“ rằng, tinh thần yêu nước của quốc dân đồng bào thật là nhiệt thành, sẽ đảm bảo cho sự phục hưng của dân tộc v.v...Còn Mao Trạch Đông, ông thắng to qua ván cờ sự biến Tây An, công bố nhiều văn bản quan trọng, tiếp tục chỉ thị cho toàn thể Trung Cộng giám sát và buộc Tưởng Giới Thạch làm đúng lời hứa kháng Nhật cứu nước, vui vẻ chuyển dời Hồng đô từ Bảo An về Diên An và tiếp tục phát huy kết quả của cuộc khởi nghĩa Tây An.Những lúc gặp việc rối bời không thể “dục tốc”, Tưởng Giới Thạch thường tự nguyện “hạ bệ” hoặc trở về quê hương tĩnh dưỡng. Lần này cũng vậy, ông lại đi Khê Khẩu Triết Giang, ngoài ra Tưởng còn có nghĩa vụ chịu tang cho người anh cùng cha khác mẹ là Tưởng Giới Khanh vừa qua đời ngày 27 tháng 12 năm 1936. Giới Khanh con bà hai họ Từ, lớn hơn Giới Thạch 10 tuổi, chức vụ cao nhất là giám đốc hải quan Ninh Ba nên người đời thường gọi ông Tưởng giám đốc. Nghe nói, khi nghe tin Tưởng Giới Thạch bị bắt ở Tây An truyền về quê nhà, Giới Khanh đang xem kịch bỗng lăn đùng ngã bệnh vì ông sẵn chứng cao huyết áp. Giới Khanh nằm liệt giường từ đó và tắt thở vì quá vui mừng lúc người nhà báo cho ông biết, Tưởng Giới Thạch vừa được phóng thích trở về Nam Kinh.Nhưng trước khi đi Khê Khẩu, Tưởng Giới Thạch phải giải quyết vấn đề Trương Học Lương sao đây? Cho Trương về lại Tây An - mặt mũi Tưởng biết để đâu? Bắt giam Trương - chịu thế nào với dư luận, người ta thả anh ra, còn thân hành tháp tùng anh hồi kinh an toàn, vậy mà nỡ, thật là tiểu nhân! Tưởng Giới Thạch một tay đa mưu túc kế hẳn phải có một giải pháp tinh ranh, sau đây là “kịch bản” của ông với Trương. Trên đường bay Tây An - Nam Kinh, tất nhiên là Trương Học Lương không được ngồi cùng phi cơ với Tưởng, ông và 7 người tuỳ tùng đã hạ cánh sau Tưởng một tí, liền lên xe với Tống Tử Văn thẳng về dinh thự họ Tống. Những ngày đầu Trương sống nhàn nhã, tự do đi thăm thú bạn bè, đương nhiên lúc nào cũng có 2 xe bám riết để “bảo vệ” ông, nhưng đến sáng ngày 31 tháng 12 năm 1936 Trương được mời đi dự hội nghị hội đồng quân sự. Ông bước vào phòng họp, không phải! đây là toà án binh xử Trương Học Lương vì trọng tội “bạo hành uy bức thượng quan”, lãnh án mười năm tù. Tại phiên toà lịch sử này. Trương Học Lương cho công bố mật điện của Tưởng Giới Thạch gửi cho ông ngày 16 tháng 9 năm 1931, hai ngày trước khi xảy ra sự biến “9.18”. Hình như Trương Học Lương dự đoán sẽ đến bước đường cùng này nên trong túi áo của ông luôn sẵn sàng những tang chứng ấy. Bức điện ghi rõ ràng chỉ thị của Tưởng “Dù quân Nhật ở Đông Bắc có khiêu khích như thế nào, quân ta cũng không được đề kháng chống trả, tránh mọi xung đột”. Với chỉ thị đó, Trương bị người đời chê trách là “tướng quân không đề kháng”, bị Trung Cộng liệt vào “quân bán nước” và 3 tỉnh Đông Bắc bị Nhật xâm chiếm. Trương Học Lương đọc bức điện Tưởng gửi và trả lời với quan tòa vì sao ông phải dấy binh ở Tây An. rồi khẳng định “về chủ trương, tôi hoàn toàn không sai”.Nếu lịch sử dừng tại đây, Trương Học Lương lãnh án 10 năm tù, thì sau năm 1946, ông sẽ được trở về với gia đình, nhưng Tưởng Giới Thạch đã cao tay ấn, chuyển kịch bản sang một bước khác, bề ngoài trông có vẻ nhân đạo từ bi, song bên trong thì cực kỳ thâm hiểm, thỏa mãn lòng hận thù của mình.Chiều hôm ấy, 31 tháng 12 năm 1936, Tưởng trình lên chính phủ lời cầu xin ân xá cho Trương, chính phủ chuẩn y và giao quân đội, Hội đồng quân sự quản thúc. Khi mà Trương Học Lương đã sa vào mạng lưới quản thúc của quân đội thì không ai còn biết được cuộc đời đày ải đã diễn ra như thế nào đối với ông, duy có điều Trương từng bị cầm tù hơn 50 năm đi qua Khê Khẩu - Phụng Hóa, Hoàng Sơn - An Huy, Bình Hương - Giang Tây, Bang Châu, Vĩnh Hưng, Nguyên Lăng - Hồ Nam, Tu Văn, Đồng Tử, Quý Dương - Quý Châu v.v...Năm 1946, người ta bí mật đưa ông ra Đài Loan, vẫn cầm tù quản thúc cho tới năm 1986...Kịch bản của Tưởng Giới Thạch là xử án - ân xá - quản thúc, vừa rất thương gia, vừa rất cứng rắn, gạt bằng một trở ngại đáng gờm của mình trên con đường chính trị - tác giả sự biến Tây An, ông Trương Học Lương, người cùng Tưởng “Chính kiến chi tranh uyển nhược cừu địch”! TRƯƠNG HỌC LƯƠNG VẪN BÍ MẬT “YÊN TRONG” Tháng 12 bất hạnh đã qua, Tưởng Giới Thạch thoát hạn, bước vào tuổi 50. Tin tức ân xá cho Trương Học Lương đăng in trên mọi trang báo của Nam Kinh đã tạm xoa dịu tình hình. Ngày 2 tháng 1 năm 1937, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh đáp máy bay về Khê Khẩu nghỉ phép, dưỡng bệnh, ngày ngày hương khói cho mẹ và anh trai, nhưng kỳ thực đó là thời gian để Tưởng suy ngẫm tiếp tục nước cờ “yên trong” của mình và ông vẫn luôn luôn điều khiển từ xa đối với Nam Kinh.Ngay hôm tết dương lịch năm 1937, Hà Ứng Khâm đã hạ lệnh quân trung ương phân thành 5 lộ chuẩn bị tiến vào Tây An, còn Dương Hổ Thành chỉ huy quân Tây Bắc thì lập ra 7 đạo phòng tuyến sẵn sàng nghênh tiếp. Cũng ngày đầu năm 1937 ấy, quân Đông Bắc và quân Tây Bắc đã tụ tập mít tinh tại sân vận động Tây An kháng nghị Tưởng Giới Thạch bắt giam Trương Học Lương, và hô vang khẩu hiệu “bước trên con đường máu đấu tranh giải phóng dân tộc”. Tình hình những ngày hậu Tây An sự biến vẫn căng thẳng, như kiếm đã rút khỏi bao, tên đã lên trên cung, mật điện “Lạc Mao” (Lạc Phủ - bí danh tổng phụ trách Trung Cộng lúc bấy giờ, là Trương Văn Thiên, và Mao Trạch Đông) đã đến tay Phan Hán Niên, nhân vật quan trọng của Trung Cộng công tác tại Thượng Hải và Nam Kinh, nhắc anh yêu cầu Tưởng Giới Thạch giữ đúng lời hứa chấm dứt nội chiến cùng nhau kháng Nhật, đồng thời chỉ thị không để Chu Ân Lai về Nam Kinh đàm phán với Tưởng Giới Thạch, vẫn chốt cứ Tây An, phòng tránh âm mưu “Trương Học Lương thứ hai” của Tưởng.Từ Khê Khẩu, Tưởng Giới Thạch hạ lệnh cho Cố Chúc Đồng: “Quân ta tạm dừng tiến vào Tây An, nhưng phải luôn luôn uy hiếp, tránh mọi sự lỏng lẻo”, đồng ý giải quyết hòa bình hai đạo quân Tây Bắc, còn với Hồng quân, ông vẫn ngấm ngầm quan niệm “phỉ đỏ” như xưa, không chịu ký tên cùng Mao Trạch Đông bất kỳ văn bản gì.Ngày 2 tháng 2 năm 1937, Tưởng Giới Thạch đi Hàng Châu tiếp tục nghỉ dưỡng, nhưng vẫn không quên lèo lái tình hình với phương châm “yên trong”, kết quả thật khả quan cho Tưởng, quân Đông Bắc rút khỏi Đồng Quan phía đông Tây An hành binh về Giang Tô và An Huy biên chế lại tổ chức, đưa Dương Hổ Thành đi nước ngoài học tập bồi dưỡng, còn quân của Dương rút về Tam Nguyên, ngày 6 tháng 2 quân trung ương “hòa bình” thế chỗ ở Tây An, vấn đề còn lại chỉ là Hồng quân.Vòng đàm phán Quốc - Cộng đầu tiên được giao cho Chu Ân Lai và Cố Chúc Đồng. Cố Chúc Đồng là quân nhân tin tưởng của Tưởng Giới Thạch, sau này trở thành “thượng tướng ngũ hổ”, tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân Bảo Định, tham gia giảng dạy môn chiến thuật quân sự ở trường Hoàng Phố, và là phái hệ của Tưởng. Trước khi lên đường đi Tây An, Tưởng đã căn dặn Chúc Đồng “lấy chính trị làm chủ, quân sự là hỗ trợ”. Từ Lạc Dương. Cố Chúc Đồng chỉ huy 5 tập đoàn quân tiến vào Tây An một cách êm thuận và theo kịch bản của Tưởng giao, cùng Chu Ân Lai đàm phán nhằm hoà tan Hồng quân vào với Nam Kinh.