Chương 6
BIẾN ĐIỆU Ở BẮC ĐỚI HÀ

     ách Bắc Kinh khoảng 270 cây số về phía đông bắc có một thành phố ven biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp tựa tranh, khí hậu hiền hoà, không khô hanh như phương Bắc mà cũng không ẩm ướt như miền Nam, nơi thắng địa để du lãm và nghỉ dưỡng, đó là Bắc Đới Hà. Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tào Tháo đã từng đến đây. Năm 1893, chính phủ nhà Thanh quvết định xây dựng Bắc Đới Hà thành thành phố du lịch, và từ đó 700 biệt thự lần lượt mọc lên trên bờ Bột Hải, cả Bắc Đới Hà tựa vào Yến Sơn, càng vững chãi uy nghi. Sau 1949, chính phủ mới vẫn duy trì Bắc Đới Hà là thành phố nghỉ dưỡng, là nơi tham quan của du khách.
Nơi đây vào tháng tám năm 1962, giữa bầu trời thanh bình, giữa màu xanh của Yến Sơn và Bột Hải, giữa tiếng vọng của gió biển mơn man vào vách núi, một sự kiện hay nói đúng hơn là một tiếng sấm đã ầm vang trên đất bằng, bầu tròờ thần châu mây mù u ám.
Mao Trạch Đông phát biểu ở hội nghị Trung ương đã nêu ngay các vấn đề: giai cấp, tình thế và mâu thuẫn. Chủ tịch Đảng liên hệ với tình hình Liên Xô, phê phán quan điểm của Khrusov, rồi đem tất cả những phân kì về nhận thức trong nội bộ Đảng bỏ chung vào một rọ là “phản ánh của đấu tranh giái cấp”, xem tất cả những ý kiến bất đồng trên thực tế phù hợp với quy luật khách quan là biểu hiện của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, chụp cho cái mũ “luồng gió đen tối”. Ông nói, hiện nay có một số người xem tình hình chỉ là một màn đen tối, tư tưởng họ hỗn loạn, mất lòng tin, không nhìn thấy ánh sáng, cho rằng chủ nghĩa xã hội là không hợp, chỉ làm ăn riêng rẽ là tốt thôi. Luồng gió càng thổi đến thượng tầng, cường độ càng mạnh. Ông phê bình Đặng Tử Khôi và nhiều người đã ủng hộ khoán hộ, đã thay mặt lớp trung nông giàu có đòi hỏi cá thể, thậm chí đã đứng trên lập trường của các giai cấp phú nông, địa chủ, tư sản chống lại chủ nghĩa xã hội. Ông còn nói, phục hồi danh dự cho những người hữu khuynh là không đúng, không thể thổi sạch thành tích chống hữu khuynh năm 1959. Lúc bấy giờ Bành Đức Hoài chuyển lên Trung ường bức thư tâm huyết. Mao Trạch Đông cho đó là hành động xét lại, lật án, phải xử lí.
Chủ đích của hội nghị Bắc Đới Hà là nghiên cứu các quyết sách quan trọng về kinh tế, nhưng không ngờ Mao Trạch Đông đã đột ngột biến điệu, ông phủ nhận hầu hết các kết luận của Hội nghị 7000 người vừa mới kết thúc vào đầu năm.
Tại hội nghị Bắc Đới Hà lần này, Mao Trạch Đông vẫn chưa điểm danh phê bình đến Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, nhưng trong lời lẽ đã ít nhiều động chạm, rằng: làm ăn riêng rẽ tất yếu sẽ dẫn đến phân hoá hai cực, không đợi đến hai năm đâu là mà một năm thôi đã phân hoá rồi, có khó khăn, thì mới thử thách được kinh tế tập thể chứ; trong phong trào hợp tác hoá trên thế giới, chúng ta là nước thực hiện tốt nhất; thế mà từ năm 1960 đến nay không nói gì đến quang minh, chỉ toàn tuyên truyền hắc ám; đề ra khoán hộ đến mức 40%, đề ra kinh tế cá nhân và kinh tế tập thể cạnh tranh với nhau, như vậy chẳng phải là làm giàu cho bọn con buôn, cho các mụ chủ và đưa quân đội, gia đình liệt sĩ, công nhân, cán bộ vào cảnh khốn cùng hay sao? v.v... Hai năm sau, ngày 28 tháng chạp năm 1964. Mao Trạch Đông mới nói rõ chủ tâm, hội nghị Bắc Đới Hà phê bình “luồng gió làm ăn riêng rẽ” chính là nhằm vào Đặng Tiểu Bình. Ông nói: “Tại sao ở Bắc Đới Hà tôi phải nêu vấn đề tình thế, vì lúc ấy có người cho rằng - không khoán hộ thì phải mười năm mới khôi phục được kinh tế - như vậy là gì? Chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản? Là đấu tranh giai cấp chứ còn gì nữa”.
Sự bất mãn của Mao Trạch Đông đối với Đặng Tiểu Bình ngày một lộ rõ, công khai. Còn Đặng, ông vẫn giữ thái độ bảo lưu. Nhớ lại những lần về nông thôn điều tra tình hình, các câu vè luôn vẳng bên tai ông: “Tám giờ, đánh kẻng, chín giờ đi làm, làm thì nhác nhớn, nghe bãi vui liền”, phải chăng càng nghèo nàn càng vinh quang? Nếu như vậy thì làm sao Trung Quốc thịnh vượng phát đạt được? 18 năm sau, ngày 1 tháng tư năm 1980, khi nói chuyện về hội nghị Bắc Đới Hà, Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ đó là hội nghị gài số lui, là quay trở về vấn đề đấu tranh giai cấp và nâng lên một cấp độ cao hơn. Đối với Mao, hội nghị Bắc Đới Hà là điểm ngoặt cố ý của ông để đưa toàn Đảng chuyển sang “tả”, đưa Trung Quốc hướng tới “đại Cách mạng văn hoá”, thông báo của hội nghị xoáy vào một chủ đề “muôn ngàn lần không được quên đấu tranh giai cấp”. Người dân vừa chạy vạy thoát khỏi cảnh đói rét khốn cùng thì lại lâm vào nỗi lo âu mới - sự dày vò về tinh thần!
Một tháng sau, ngày 24 tháng chín năm 1962, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khoá 8 được triệu tập tại Hoài Nhơn Đường ở Trung Nam Hải, và Mao Trạch Đông nêu ra nguy cơ phục hồi chủ nghĩa tư bản, nhắc nhở việc kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê, đơn giản hoá những vấn để phức tạp nảy sinh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau hội nghị, cả nước dấy lên phong trào giáo dục và đấu tranh giai cấp.
Tháng hai năm 1963, Trung ương lại khai hội, Mao Trạch Đông tổng kết kinh nghiệm Hồ Nam, Hà Bắc và kết luận “đấu tranh giai cấp, vừa phóng ra đã diệu linh ngay” và quyết định thực hiện “tứ thanh” ở nông thôn, “ngũ phản” ở thành phố. Ấy là thanh tra sổ sách, kho tàng, tài sản, công điểm, ấy là chống tham ô ăn cắp, đầu cơ lật đổ, phô trương lãng phí, chủ nghĩa phân tán, chủ nghĩa quan liêu. Tháng năm, Mao Trạch Đông đi Hàng Châu chủ trì hội nghị thảo luận “Quyết định về một số vấn đề trong công tác nông thôn” - mười điều phần một, quyết định đã đánh giá quá nghiêm trọng đối với tình hình chính trị trong nước, cho rằng cuộc đấu tranh giai cấp lúc bấy giờ rất gay gắt, “tứ thanh, ngũ phản” là cuộc đấu tranh cách mạng nhằm đập tan âm mưu tấn công điên cuồng vào chủ nghĩa xã hội của các thế lực tư bản chủ nghĩa, yêu cầu các địa phương huấn luyện cán bộ để thực hiện thí điểm, chuẩn bị triển khai thành phong trào rộng khắp cả nước.
Tháng chín, căn cứ vào các vấn đề đặt ra trong thí điểm, Trung ương tiếp tục thông qua “Quy định một số chính sách cụ thể trong cuộc vận động giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nông thôn” - mười điều phần hai, cả hai mươi điều đều yêu cầu thực hiện phương châm “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”, một phương châm tả khuynh nhưng lại yêu cầu đoàn kết 95% cán bộ quần chúng, và phải dựa vào tổ chức cơ sở và cán bộ cơ sở. Mùa đông năm 1963 sang mùa xuân năm 1964, “tứ thanh” tràn ra nông thôn, còn “ngũ phản” thì được triển khai ở một số thành phố.
Nhân cơ hội “muôn ngàn lần không được quên đấu tranh giai cấp”, những “vệ binh du động” như Giang Thanh đã cao hứng khoa tay múa chân. Trong khi cả nưóc đang chịu đói chịu rét thì đệ nhất phu nhân Trung Quốc cùng Khang Sinh đi Hàng Châu, ban ngày họ du sơn du thuỷ, thưởng ngoạn cảnh đẹp mà có người đã ví “Thượng hữu thiên đường, hạ hữu Tô Hàng “ (trên có thiên đường, dưới có Tô Châu, Hàng Châu), còn ban đêm thì cùng nhau xem “kịch cấm”. Dựa vào tinh thần chỉ thị đấu tranh giai cấp của Mao Trạch Đông và với phương pháp không tin dùng một ai, Giang Thanh lập thế trận trên lĩnh vực sân khấu, điện ảnh. Bà chỉ trích vở “Lý Tuệ Nương” là kịch ma quỷ mà chủ nghĩa xã hội không thể dung nạp được (vì trong vở diễn có hồn ma xuất hiện). Tháng 5 năm 1963, Giang Thanh tổ chức báo chí phê bình vở “Lý Tuệ Nương” và những bài tán dương vở diễn đó, gây nên bầu không khí căng thẳng trong giới văn nghệ. Tháng chạp năm ấy, Mao Trạch Đông đã viết như sau: “Đối với các hình thức nghệ thuật như sân khấu kịch, thi ca, văn học v.v... vấn đề cũng không ít, người thì nhiều mà tiếp thu cải tạo xã hội chủ nghĩa lại rất nhỏ nhoi. Nhiều đảng viên cộng sản nhiệt tâm đề xướng nghệ thuật của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, ngược lại không nhiệt tâm với nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Đó chẳng phải là điều quái gở hay sao?”. Ông còn bổ sung thêm: “Bộ văn hoá là bộ đế vương tướng tá, là bộ tài tử giai nhân, là bộ người chết của nước ngoài”.
Và lập tức Bộ văn hoá và giới văn nghệ bị cuốn hút vào phong trào học tập chỉnh phong. Từ mùa hạ năm 1964, chỉnh phong đã lan sang lĩnh vực học thuật, triết học, kinh tế học, lịch sử v.v... đến các trường đại học, các viện nghiên cứu, các toà báo v.v.. và kết quả là nhiều tác phẩm, công trình bị phủ định, liệt vào “sách cấm”, nhiều nhà khoa học bị quy oan, cách thức, bị buộc thôi việc. Tết năm 1964, Mao Trạch Đông mở toạ đàm và sau đó thực hiện cải cách giáo dục một cách quá đáng. Cứ thế đại đa số trí thức lúc bấy giờ bị quy là “trí thức của giai cấp tư sản”. Bánh xe của cỗ pháo tả khuynh ào ào lướt tới và Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình không tài nào hãm thắng nổi, lí do đơn giản vì Chủ tịch là người cầm lái.
Người ta nhớ lại những năm tháng ấy không ai dám viết bài hay diễn thuyết, Tân Hoa xã mỗi ngày chỉ có hai bản tin, sân khấu toàn các vở diễn đánh nhau, còn điện ảnh cho quay phim nào thì dựng phim đó.
Thủ đô Bắc Kinh và cả nước như trong ngột ngạt, oi bức, báo trước một cơn giông bão sắp ập tới.