ội nghị mở rộng của Bộ Chính trị chưa kết thúc nhưng Giang Thanh, Khang Sinh đã truyền tin ra bên ngoài, cung cấp tư liệu cho giới báo chí công kích Thành ủy Bắc Kinh. Sau khi Trần Bá Đạt tiếp quản Nhân Dân nhật báo, ngày 6 tháng giêng năm 1966 ra xã luận “Quét sạch bọn yêu ma quỷ quái”, hiệu triệu quần chúng đứng lên làm cách mạng văn hóa.Ngày hôm sau, Mao Trạch Đông cho phép phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn quốc nội dung tờ báo chữ to của Nhiếp Nguyên Tử và nhiều sinh viên khác ở Đại học Bắc Kinh. Sinh viên công kích Đảng ủy nhà trường và Thành ủy Bắc Kinh. Sinh viên các trường như được tiếp sức, theo “đèn xanh” đã bật, nhanh chóng dấy lên làn sóng đấu tố bọn “hắc bang”, mà không ai khác là hiệu trưởng và các giáo sư đã từng dạy họ. Tình hình hỗn loạn lan rộng trong các giảng đường ở Bắc Kinh, ngọn lửa đại Cách mạng văn hóa đã bùng cháy từ thủ đô cổ kính làm cho mọi người lo lắng là ngọn lửa sẽ thiêu cháy cả đất nước.Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình sau khi bàn bạc với Thành ủy Bắc Kinh, đã cử tổ công tác về các trường đại học và cao đẳng tạm thời trấn an, ngày 4 tháng sáu đã bay đi Hàng Châu báo cáo tình hình với Mao Trạch Đông. Mao điềm tĩnh hút thuốc, sắc mặt không hề thay đổi, nhìn hai đối thủ đã vào trận giao tranh, nghĩ rằng chưa phải lúc ngã bài phân thắng bại, nên cứ tiếp tục đẩy họ ra trước đầu sóng ngọn gió, chặt đứt mọi con đường tẩu thoát.“Kính mong Chủ tịch trở về Bắc Kinh chủ trì công việc”, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình khẩn khoản yêu cầu, hai ông đều nhận định Mao phải xuất tướng thì mới yên, người dẹp trận không ai hơn người đã bày trận.Về Bắc Kinh? Nổi loạn như vậy chưa đủ độ, “hồi triều” lúc này là phải đối mặt với một thế cuộc khó chọn ra quyết sách, nếu bỏ mặt hỗn loạn thì còn mặt mũi nào ăn nói cùng thiên hạ như một đấng thủ lĩnh, nếu đình chỉ hỗn loạn thì cuộc chiến đánh đổ Lưu, Đặng chưa phân thắng bại, nhẽ nào lại chịu giữa đường gãy cánh, chuốc phần thua về mình. Suy nghĩ giây lát, Mao Trạch Đông trả lời: “Tôi chưa về được, hai đồng chí cứ liệu tình hình mà xử lý”.Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình lên máy bay trở về Bắc Kinh, trút được gánh nặng trong lòng, tuy thỉnh “thần” không xuôi, nhưng hai ông đã có trong tay thanh bảo kiếm “liệu mà xử lý” cứ thế mà phang.Hội nghị mở rộng Ban thường vụ Chính trị được triệu tập lập tức, mời thêm tất cả những người đứng đầu các ban của Trung ương, hội nghị quyết định cử Tổ công tác đến các trường đại học, cao đẳng uốn nắn tình hình. Lưu, Đặng cẩn thận đã điện báo quyết nghị này với Mao Trạch Đông hiện còn ở Hàng Châu, Mao trả lời đồng ý và công việc xử lý tình hình mới bắt đầu triển khai. Sau nhiều ngày nỗ lực, các sân trường đã trở lại yên tĩnh, ai cũng thở phào nhẹ nhõm, nhưng họ đâu ngờ những hành động nguy hiểm hơn đang được bí ẩn mật chuẩn bị trong tầng lớp sinh viên đã bị Giang Thanh, Khang Sinh, Trần Bá Đạt thao túng. Quả nhiên, ngày 8 tháng 6, sinh viên Đại học Bưu điện Bắc Kinh xắn tay áo xuống đường hô vang “Tổ công tác cút đi!”, thế là họ đã nã pháo và dây chuyền mấy chục trường đại học cao đẳng ở Bắc Kinh liên tục ầm vang. Chỉ mới hôm qua khi không vâng lời một bí thư chi bộ nào đó thì ngay tức khắc anh mang tội chống Đảng, mà giờ đây dám cả gan đuổi Tổ công tác đi do Trung ương cử về, thật không thể tưởng tượng nổi. Báo chí nằm trong tay của Tiểu tổ Cách mạng văn hóa đã đồng thanh la lớn “bọn yêu ma quỷ quái đàn áp sinh viên, đàn áp quần chúng cách mạng”. Đến lúc này, Mao Trạch Đông mới ra tay giải tán các tổ công tác vào ngày 28 tháng 7, kiểm điểm Lưu, Đặng đã phạm sai lầm về đương lối, ngăn cản cuộc đại Cách mạng văn hóa mà Trung ương vừa phát động hồi tháng năm. Ngày mồng một tháng 8, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 8, hội nghị đã cho in ấn và phát hành bài viết của Mao “Nã pháo vào Bộ Tư lệnh - tờ báo chữ to của tôi”.Bài báo viết: “Trong 50 ngày qua, từ trung ương đến địa phương đã xuất hiện một số đồng chí lãnh đạo... đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, thực hiện chuyên chính của giai cấp tư sản, đàn áp cuộc đại Cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản, đảo ngược phải trái, hỗn loạn trắng đen, bao vây quần chúng cách mạng, tiến hành khủng bố, rồi tự mình đắc ý trương lên thanh thế của giai cấp tư sản, tiêu diệt ý chí của giai cấp vô sản, họ thâm độc biết chừng nào!”, ông còn cho rằng trong Trung ương có Bộ Tư lệnh của giai cấp tư sản, tuy chưa điểm đích danh nhưng đã ám chỉ Lưu, Đặng và số người lãnh đạo công việc thường nhật của Trung ương.Từ phê phán “Hải Thụy bãi quan” đến thông cáo 5.16 của hội nghị Bộ Chính trị vào tháng năm và giờ đây là báo chữ to “Nã pháo...”, mức độ ác liệt của cuộc chiến ngày một gia tăng. Hội nghị lần này dựa theo ý kiến của Chủ tịch Đảng đã ra Nghị quyết 16 điều chỉ rõ mục đích của cách mạng văn hóa là: “Đấu gục phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, phê phán quyền uy học thuật phản động của giai cấp tư sản, phê phán hình thái ý thức của giai cấp tư sản và tất cả các giai cấp bóc lột khác, cải cách giáo dục, cải cách văn nghệ, cải cách tất cả thượng tầng kiến trúc không phù hợp với hạ tầng kinh tế xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho củng cố và phát triển chế độ chủ nghĩa. Trọng điểm của cuộc cách mạng là phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trong nội bộ Đảng”.Nghị quyết nhấn mạnh vai trò xung quanh của thanh thiếu niên trong cách mạng, khẳng định phương pháp báo chữ to, tranh luận và đấu tố. Ban thường vụ Bộ Chính trị bổ sung thêm bốn người là Đào Chú, Trần Bá Đạt, Khang Sinh và Lý Phú Xuân, có tất cả 11 người. Đào Chú - nguyên Bí thư thứ nhất Cục Trung Nam vừa được điều về Trung ương đảm nhiệm chức vụ Bí thư thường vụ Ban bí thư kiêm trưởng ban Tuyên huấn, mới 3 tháng đã vào Bộ chính trị, song sau đó bị bài xích, hãm hại cho đến chết. Lý Phú Xuân cũng vậy, sau này bị xử lý. Lưu Thiếu Kỳ từ vị trí thứ hai trong Bộ Chính trị đã bị xếp xuống thứ tám. Hội nghị lần này không bầu thêm phó chủ tịch đảng, nhưng về sau người ta chỉ tôn xưng Phó chủ tịch Trung ương Lâm Bưu, còn các chức danh Phó chủ tịch Đảng sẵn có của Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân thì không ai nhắc tới nữa.Trong những ngày hội nghị, Mao Trạch Đông gửi thư cho Hồng vệ binh Đại học Thanh Hoa, nhiệt liệt ủng hộ tinh thần tạo phản của họ, khiến cho lực lượng “tiểu tướng” cả nước càng phấn chấn hăng say làm cách mạng. Từ ngày 18 tháng 8 đến ngày 26 tháng 11, Mao đã lần lượt tiếp kiến Hồng vệ binh với 11 triệu lượt người. Trung ương, Chính phủ thông tri cho các địa phương cử đại diện Hồng vệ binh về Bắc Kinh tham quan “Cuộc đại Cách mạng văn hóa”, tất cả đều được miễn phí, nâng mức nổi loạn lên phạm vi toàn quốc.Tiếp đến là những ngày đen tối của lịch sử, từng làn sóng Hồng vệ binh đã tràn vào các cơ quan văn hóa, giáo dục, chính quyền và đảng ủy, tràn ra xã hội, đập phá tất cả những gì mà họ cho là “phong kiến, tư sản, xét lại”. Không biết bao nhiêu người đã bị quy là “phần tử đen”, “nhân vật đại biểu của giai cấp tư sản”, “uy quyền học thuật phản động”, “phần tử chủ nghĩa xét lại phản cách mạng”, lần lượt bị lôi ra để đấu tố, lăng nhục, ẩu đả, và tịch biên gia sản, họ là những nhân sĩ dân chủ, là công thương gia, nhà khoa học, nhà giáo dục, văn nghệ sĩ, kiều bào về nước, là những cán bộ, đảng viên của Đảng, viên chức của nhà nước.Tháng 10 năm ấy, hội nghị Trung ương tập trung chỉ trích Lưu, Đặng, bảo vệ những hành vi phá phách của Hồng vệ binh và nêu lên một tội danh mới “đường lối phản động của giai cấp tư sản”. Cũng thời gian đó, cuộc cách mạng tràn vào các trường quân sự, các cơ quan đảng và người ta định phát động nổi loạn đến cả nhà máy, đồng ruộng nhưng vô lẽ lại “đình công, ngừng sản xuất để làm cách mạng”, tuy vậy vẫn không ít cán bộ công, nông nghiệp đã bị cách mạng xử trí.Đến nước này, Đặng Tiểu Bình chỉ còn biết thở ngắn than dài, tuy vẫn là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị nhưng cách mạng đã đẩy ông đến bờ vực thẳm, song lấy cớ gì lật đổ ông? Chuyện gì cũng cần nhiều mưu mẹo, xin xem tiếp hồi sau.