ã Thiên Thuỷ nhận được điện thoại của Vương Hồng Văn báo tin sẽ đi công cán Thượng Hải. Mã thở phào nhẹ nhõm, thế là những cái ghế của nhóm Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên vẫn chưa có gì lung lay. Họ còn nắm chặt quyền lực ở Trung ương thì hẳn có ngày Mã sẽ được điều lên Bắc Kinh làm Chủ nhiệm uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hoặc Phó Thủ tướng, càng tăng thêm sức mạnh cho những người anh em quê hương Thượng Hải. Nhưng đồng thời Mã Thiên Thuỷ lại phân vân tư lự, “mà bát cơm chính trị cũng thật khó nuốt, làm một chính trị gia, anh phải học cách đánh người và phòng người đánh, học vấn mênh mông lắm, nhỡ bước là đi đời...”, Mã Thiên Thuỷ đang được “nhóm bốn người” tín nhiệm, bàn mưu, tính kế, lấy Thượng Hải làm căn cứ cho mọi hoạt động cánh tả, nhưng rồi một mai không biết sao đây, người có tuổi, lại non gan như Mã thường hay suy nghĩ vẩn vơ.Sáng sớm ngày 21 tháng 9, một chiếc máy bay quân sự đảo mấy vòng trên vùng trời sông Hoàng Phố và sau đó hạ cánh xuống phi trường Hồng Kiều. Theo hẹn trước, ra đón Vương Hồng Văn hôm nay chỉ có Mã Thiên Thuỷ, Vương Tú Chân, Liêu Tổ Khang, không tổ chức quần chúng, phóng viên tấp nập như quy định đối với Phó Chủ tịch Trung ương Đảng.- Sao không thấy Từ Cảnh Hiền? - Vương hỏi.- Đồng chí ấy đi Bắc Kinh, theo lệnh của Xuân Kiều.- Thế mà tôi không biết.Cả đám ra vẻ quan tâm cùng đồng thanh hỏi:- Tình hình Bắc Kinh ra sao ạ?Vương chau mày:- Làm sao truyền đạt tình hình và nhiệm vụ ở đây được.Mã lo ngại, hẳn có chuyện gì đây và mời mọi người lên xe về cơ quan Thành uỷ.Quả vậy, chuyến công cán bí mật của Vương Hồng Văn lần này về Thượng Hải là để kiểm tra tình hình vũ trang của lực lượng dân quân tự vệ ở đây như thế nào và từ đó kịp thời chỉ thị hành động. Những người đứng đầu Thành uỷ Thượng Hải phần nào đã nhận thức được tình hình khẩn trương lúc này ở Bắc Kinh và chấp hành lệnh của Vương: nhanh chóng phát vũ khí cho công nhân.Còn ở thủ đô, ai có hỏi thì trả lời rằng: Vương đi kiểm tra tình hình chế tạo các thiết bị giữ gìn thi hài Mao Chủ tịch, thế thôi. Ngày hôm ấy, Giang Thanh, Mao Viễn Tân đang chăm chú đọc các tài liệu chưa từng công bố của Mao Chủ tịch và bày mưu sửa chữa trên những trang bản thảo di bút của Người. Đang khi bận rộn như vậy thì Uông Đông Hưng và Trương Ngọc Phượng tiến vào:- Xin mời các đồng chí ra khỏi phòng này và cho phép chúng tôi niêm phong toàn bộ những gì mà Chủ tịch để lại.Giang Thanh, Mao Viễn Tân mặt biến sắc. Giang Thanh đập bàn và hét lên:- Đây là nhà của tôi, các người làm sao đuổi tôi được, tôi không đi đâu hết.- Thưa đồng chí Giang Thanh, xin được phép nhắc lại lần nữa, đồng chí hãy để cho nhân viên Văn phòng Trung ương thực hiện công vụ, đồng chí có ý kiến gì, đề nghị tìm Hoa Thủ tướng phản ánh giải quyết, hoặc gặp tổ chức, nhưng trước tiên phải chấp hành kỷ luật của tổ chức.Uông Đông Hưng từ tốn nhưng rất đĩnh đạc yêu cầu Giang Thanh như vậy. Bà căm giận lời đe nẹt của Uông, nhưng kịp trấn tĩnh vì không khôn khéo thì dễ bị phế truất, nên đành ngậm quả bồ hòn mà rằng:- Thôi được, người ta đã thế thì chúng tôi chẳng chấp làm gì - Bà giục Viễn Tân - Ta đi gặp Quốc Phong, đi!- Khoan đã! - Trương Ngọc Phượng ngăn lại. - Xin đồng chí Giang Thanh trả lại những tài liệu đã mượn.- Ta đọc chưa xong!- Xem chưa xong, lần sau sẽ mượn, còn bây giờ phải trả để chúng tôi niêm phong theo quyết định của tổ chức. - Uông Đông Hưng kiên quyết.- Quyết định ấy bắt mọi người tuân theo, kể cả tôi? - Giang Thanh nhìn chằm chằm vào Uông như muốn nuốt cả ông.Uông Đông Hưng vẫn ung dung:- Đương nhiên.- Gớm thật. Hãy đợi đấy! - Giang Thanh ra lệnh cho Viễn Tân, và hắn ném lên bàn học hồ sơ cùng mấy văn bản rút trong cặp ra:- Tất cả chỉ có thế! - Viễn Tân nói như quát.Giang Thanh vội vàng viết mấy dòng cho Hoa Quốc Phong và dặn Uông Đông Hưng:- Thật là một sự hiểu lầm, anh đưa thư này cho Hoa Thủ tướng, xem xong, chuyển Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều.Nói xong, bà và Viễn Tân, kẻ trước người sau, rời khỏi bể bơi Trung Nam Hải - nơi ở của Mao Trạch Đông mà Trung ương thường gọi “Nội viện 202”.Hai người đi một lát thì Ngọc Phượng kêu lên:- Trời ơi, họ sửa nhăng nhít lên trên văn bản này và còn thêm vào biết bao là chú thích nữa.- Muộn rồi, hãy xếp lại và báo cáo Hoa Thủ tướng.Cùng lúc ấy, Lý Tiên Niệm đem đến cho Hoa Quốc Phong một bọc tài liệu ghi lại những hoạt động của Vương Hồng Văn ở Thượng Hải, chỉ huy công việc phát vũ khí cho công nhân, chuẩn bị đối phó nếu một khi “Khrusov Trung Quốc” lên ngôi, ngoài ra còn có những bài viết công kích Hoa Quốc Phong do nhóm sáng tác của Thành uỷ Thượng Hải và Đại học Thanh Hoa tán phát, Hoa xem xong và cười vang:- Họ chưa biết trong tay tôi có 3 câu văn, 3 thủ lệnh của Mao Chủ tịch trao cho. - Hoa kể lại.... Đêm 30 tháng 4 năm 1976, lúc bấy giờ Người đã rất mệt, nói không rõ, khi tiếp Thủ tướng Tân Tây Lan, đầu tiên Vương Hải Dung phải dịch tiếng Hồ Nam ra tiếng phổ thông. Người gật đầu đồng ý rồi mới dịch một lần nữa sang tiếng Anh. Sau cuộc hội kiến ấy, Thủ tưóng Tân Tây Lan dự đoán: “Người hùng phương Đông này chỉ vài tháng nữa sẽ đổ, tôi lo lắng Trung Quốc đỏ sẽ đối phó như thế nào với nguy cơ của thời kỳ sau Mao Trạch Đông”. Khách nước ngoài ra về, Người cho gọi Hoa và lấy bút ghi lên giấy ba câu: “Hãy từ từ, đừng vội”, “Làm theo phương châm trước đây”, “Đồng chí làm việc, tôi yên tâm”. Lý Tiên Niệm nghe xong, mừng rỡ:- Ba câu nói ấy khác nào như tam bảo kiếm, đồng chí sợ gì Giang Thanh và Mao Viễn Tân, tuy họ là người nhà của Chủ tịch, nhưng đều tay không.- Bà ấy có bức thư ngày 8 tháng 7 năm 1966 của Mao Chủ tịch, đó là vũ khí lợi hại mà lâu nay Giang Thanh vẫn dùng.- Không còn nguyên bản nữa, vì Chủ tịch đưa cho Lâm Bưu xem trước, dặn khẩu truyền và đốt ngay lá thư - Lý Tiên Niệm giải trình. - Nay Giang Thanh chỉ giữ bản sao qua lời nói, và đó lại là chuyện của 10 năm về trước. Từ bấy đến nay, Chủ tịch đã nhiều lần phê bình bà ta, và đây là toàn bộ tư liệu.Hoa Quốc Phong vỗ tay lên bàn:- Thế thì chúng ta phân công chuẩn bị, đợi đến hội nghị Trung ương sẽ đưa vấn đề ra giải quyết.Hoa Quốc Phong muốn tiến hành xử lý “nhóm Thượng Hải” một cách hợp pháp, còn Lý Tiên Niệm và cánh tiền bối lại yêu cầu “tiền trảm hậu tấu” vì tài liệu đã rành rành ra đó.Tháng 1 năm 1969, trước Đại hội 9 của Đảng có người gửi thư yêu cầu Trung ương bầu Giang Thanh làm uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban tổ chức, Mao phê ngay lá thư: “Đồ hữu hư danh, đồ bất thích đáng” (người này chỉ muốn tiếng tăm, không được). Ngày 20 tháng 3 năm 1974, Giang Thanh biên thư xin tiền, Mao đã phúc đáp: “...Đã nhiều năm tôi nói với cô, cô vẫn không chịu làm, sách Mác -Lê đó, sách của tôi đó mà cô có đọc đâu. Nay tôi 82 tuổi rồi, bệnh nặng, cô cũng không thông cảm. Cô có đặc quyền, thử xem tôi chết đi, cô sẽ làm như thế nào? Việc lớn chẳng bàn bạc, ngày ngày cứ sai khiến mọi người, cô cần nghĩ lại”. Ngày 17 tháng 7 năm ấy, tại hội nghị Bộ Chính trị, Mao phê bình Giang: “Đồng chí Giang Thanh cần chú ý, nhiều người có ý kiến về đồng chí mà không dám nói trực diện. Đồng chí không nên lập 2 nhà máy: sản xuất gang thép và sản xuất mũ, đồng chí chụp mũ cho người ta nhiều quá đấy”. Mao nhấn mạnh: “Các đồng chí phải chú ý, không được kéo bè phái thành nhóm bốn người”. Đã 2 lần Mao Trạch Đông khẳng định: “Giang Thanh, bà ta không đại diện cho tôi, mà chỉ đại diện cho chính mình thôi, chính mình thôi” - Mao nói lại lần nữa mấy tiếng “chính mình thôi”. Ngày 12 tháng 11, Mao cảnh cáo Giang: “Không được xuất đầu lộ diện, phê văn kiện, lập nội các. Người ta thù oán cô nhiều lắm đó, cần phải đoàn kết!”. Khi hay tin Giang Thanh muốn đưa Vương Hồng Văn làm phó uỷ viên trưởng (phó chủ tịch Quốc hội - ND) xếp sau Chu Đức và Đổng Tất Vũ, Mao liền nói: “Giang thật dã tâm, bà ta chuẩn bị cho Vương làm uỷ viên trưởng còn mình là chủ tịch đảng!”. Cuối năm 1974, ngày 24 tháng 12, Mao Trạch Đông phê bình Giang, Trương, Vương, Diêu: “Các đồng chí không nên bè phái, bè phái nhất định sẽ thất bại”. Đầu năm 1975, sau Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội - ND) khoá 4, thông qua 2 thư ký của Mao là Đường Văn Sinh và Vương Hải Dung, Giang Thanh đã lăng mạ hầu như tất cả các uỷ viên Bộ Chính trị. Mao nghe báo cáo và phán rằng: “Không mấy ai kính trọng bà ta, có chăng là chính bà ta mà thôi, tôi cũng vậy, chờ tôi chết, sẽ gây sự”. Cuối cùng, ngày 3 tháng 5 năm 1975, Mao Trạch Đông chỉ thị: “Vấn đề của bốn người này, sáu tháng đầu năm giải quyết không xong, thì sáu tháng cuối năm phải làm. Năm nay không xong, thì sang năm phải làm. Sang năm không xong, thì năm sau nữa...”Đọc lại những tài liệu có căn cứ này, Đàm Chấn Lâm - một cán bộ già - đã ấm ức, khóc rằng: “Mao Chủ tịch ơi, Mao Chủ tịch! Người anh minh, sáng suốt như thế mà tôi đã nghĩ sai cho Người, tôi thật có tội, tôi hối hận”. Đó là ý kiến của Đàm, còn lịch sử thì vẫn nghĩ rằng anh minh sáng suốt của Mao cũng không ngăn nổi sự tác oai tác quái của Giang Thanh - đệ nhất phu nhân, con người luôn “làm theo phương chấm đã định”. Vì Mao hay vì bản thân mình? Hẳn phải tốn nhiều bút mực và thời gian nữa mới trả lời được câu hỏi đó.