Dịch giả: Nguyễn Xuân Thảo, Trịnh Như Lương
Chương 3

 
Ivaska và Digan dừng ngựa trước cổng lớn trên có cái nóc hai mái che một cây thánh giá. Chung quanh dinh cơ có một hàng rào kiên cố bao bọc, có thể đương đầu nổi một cuộc cướp phá của quân Tarta. Hai bác nông dân bỏ mũ ra… Ivaska nhấc chiếc vồ gõ cửa và theo tục lệ nói:
- Lạy đức Chúa Jesus là con của đức Chúa Trời hãy rủ lòng thương chúng con…
Người gác cổng Averian, chân dận ủng gai kêu lạo xạo từ trông lều đi ra. Lão ngó qua khe cửa: đúng là người nhà rồi. Lão nói "amen" rồi mở cổng.
Hai bác nông dân đánh ngựa vào sân. Họ đứng đầu trần, liếc nhìn về phía những khuôn cửa sổ nhỏ gắn mica ở ngôi nhà gỗ của chúa đất. Một cái thềm dốc đứng, xinh xắn, bằng gỗ chạm trổ, nóc hình củ hành dẫn vào các phòng. Phía trên là cái mái giống như nóc lều, hai bên khum khum hình thùng rượu bổ đôi với một cái chóp thếp vàng. Tầng dưới ngôi nhà làm bằng những khúc gỗ tròn chắc nịch: Vaxili Volkov muốn dùng nhà nầy làm nơi chứa lương thực cho mùa đông và mùa hạ - lúa, thức ăn, muối các loại. Nhưng hai bác nông dân biết rõ là trong kho chỉ có chuột thôi. Còn cái thềm lên xuống sang trọng kia, thì đến một vị vương hầu cũng phải lấy làm danh giá.
- Bác Averian, lãnh chúa cho gọi chúng tôi mang theo cả ngựa đến để làm gì thế, có phải để làm tạp dịch không? - Ivaska hỏi. - Hình như chúng tôi có còn nợ đức ông gì nữa đâu?
- Các bác sẽ đưa một số chiến binh đi Moskva đấy…
- À ra lại chuyện ấy, họ sẽ lại quần ngựa của chúng tôi kiệt sức phen nữa chăng?
Digan bước lại gần, hỏi:
- Có tin gì thế? Sẽ đánh nhau với ai à? Hay là có loạn chăng?
- Chuyện ấy đâu có phải của bác hay của lão, - Averian, mái tóc bạc phơ, cúi chào. - Khi nào có lệnh là cứ việc đưa họ đi. Hôm nay người ta mới cho đánh tới đây một xe chở đầy roi, để dành phần cho các người đấy…
Averian, đôi chân cứng đờ, quay vào trong lều.
Đây đó một khuôn cửa sổ nhỏ có thắp đèn lóe sáng trong buổi hoàng hôn mùa đông. Cái sân ngổn ngang nào là chuồng bò, chuồng ngựa, nào là kho chứa đồ, nhà ở bằng gỗ và một cái lò rèn nữa. Nhưng có đến một nửa số nhà đó vô dụng. Volkov chỉ giữ lại một số gia nô trong nhà mà ngay cả số người đó cũng chỉ có bánh mì và nước kvas (1) ăn uống qua ngày thôi. Dĩ nhiên là họ phải làm việc, cày ruộng được chăng hay chớ, gieo hạt, vào rừng kiếm củi. Nhưng như thế liệu có sống nổi không? Thật là một công việc của nông nô. Người ta đồn rằng Vaxili còn cho một người trong bọn họ đi Moskva giả bộ ăn xin ở cửa các nhà thờ, người nầy kiếm được tiền. Còn hai người nữa thì đi rong ở Moskva bán thìa, ủng gai và còi… Nhưng dẫu sao thì cơ sở vẫn là nông dân. Chính họ nuôi sống Volkov…
Ivaska và Digan đứng giữa sân trải bóng hoàng hôn, suy nghĩ. Họ không vội gì. Có điều gì tốt lành đâu mà chờ đợi. Theo lời các cụ kể lại thì quả thực là ngày xưa đời sống có dễ chịu hơn: không bằng lòng ở với lãnh chúa của mình thì cứ việc bỏ đi làm cho một lãnh chúa khác. Bây giờ thì điều đó đã bị cấm lệnh cho ở đâu thì phải ở đó. Đã có lệnh là phải nuôi Vaxili Volkov vậy thì hãy xoay xở mà nuôi cho được lãnh chúa. Mọi người đều trở thành nông nô cả. Và rồi ra có thể còn có những việc cực khổ nữa kia…
Bỗng có tiếng kẹt cửa đâu đấy; một nữ nông nô đầu trần, trơ trẽn, chạy hộc tốc trên tuyết đến:
- Đức ông ra lệnh tháo ngựa ra. Các bác sẽ ngủ lại ở đây. Nhưng lạy Chúa, chớ có lấy cỏ khô của đức ông cho ngựa ăn đấy…
Digan sắp đánh một roi vào cặp mông núng nính của cô ả thì nó đã bỏ chạy mất… Hai người thủng thẳng tháo ngựa rồi vào trong ngôi nhà gỗ dành riêng cho kẻ ăn người ở, để ngủ đêm. Đám nông nô - có tám người tất cả - xoáy được của lãnh chúa một cây nến mỡ liền đánh bài với những lá bài nhờn nhụa; họ vật bài đen đét xuống bàn: họ chơi ăn kopeik… Họ quát tháo, cãi lộn nhau; có người tìm cách giấu tiền trong mồm áp vào một bên má, người khác đã móc rách môi hắn ra toàn là đồ vô công rồi nghề, nhưng lại được nuôi béo!
Một đứa trẻ mặc áo dài bằng vải thô, đi ủng gai đã mòn vẹt, ngồi trên một chiếc ghế dài, lánh ra một nơi, đó là alioska con trai Ivan Artemist. Mùa thu qua, trong nhà đói quá, bố mẹ nó buộc phải gán nó làm nô lệ chung thân cho lãnh chúa để trang trải những khoản nợ còn khất lại. Đứa bé có đôi mắt to giống mẹ. Cứ trông mái tóc bù xù của nó cũng đoán được là ở đây nó thường bị đánh đòn. Ivan liếc nhìn con, bác thương nó nhưng lặng ngắt. alioska lẳng lặng cúi rạp đầu chào Ivan làm hiệu gọi con lại và thì thầm hỏi:
- Ở đây đã ăn uống gì chưa?
- Đã ạ!
- A, thế mà bố lại không mang bánh đi (bác Ivan láu cá nói dối vì chính ra bác có một mẩu bánh bọc trong một mánh vải thủ trong áo). Liệu con có thể xoay được cái gì không? alioska, bố có chuyện nầy muôn nói với con. Đến sáng mai, bố sẽ phục xuống chân đức ông. Bố còn nhiều việc phải làm. Biết đâu đức ông lại không ru lòng thương hố, để con thay bố đi Moskva?
Alioska nghiêm trang gật đầu: "Được thôi, bố ạ". Ivan tháo ủng ra và nói thật nhanh như thể mình vui vẻ no nê vậy:
- Thế nào, các người anh em, ra ở đây hôm nào cũng cứ vui như hội thế nầy à? A, quá là các người sống dễ chịu thật, phè phỡn ung dung thật!
Một gã to lớn, dáng người thô kệch, bỏ bài xuống bàn, quay mặt lại phía bác:
- Nầy tên kia, mầy là đứa nào mà dám trách móc chúng tao?
Ivan không đợi đến lúc người ta vả vào miệng, vội leo lên ổ ván nằm.
 
Chú thích:
(1) Một thứ nước uống hơi chua chua, cất bằng lúa mì, tựa như rượu nếp của ta song nhẹ hơn.

Truyện PIE ĐỆ NHẤT Tiểu sử & chú thích Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 phandau">Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 &chuongid=48">Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Chương 119 Chương 120 Chương 121 Chương 122 Chương 123 Chương 124 Chương 125 Chương 126 Chương 127 Chương 128 Chương 129 Chương 130 Chương 131 Chương 132 Chương 133 Chương 134 Chương 135 Chương 136 Chương 137 Chương 138 Chương 139 Chương 140 Chương 141 Chương 142 =" " href="index.php?tuaid=8960&chuongid=128">Chương 127 Chương 128 Chương 129 Chương 130 Chương 131 Chương 132 Chương 133 Chương 134 Chương 135 Chương 136 Chương 137 Chương 138 Chương 139 Chương 140 Chương 141 Chương 142 Chương 143 Chương 144 Chương 145 Chương 146 Chương 147 Chương 148 Chương 149 Chương 150 Chương 151 Chương 152 Chương 153 Chương 154 Chương 155 Chương 156 Chương 157 Chương 158 Chương 159 Chương 160 Chương 161 Chương 162 Chương 163 Chương 164 Chương 165 Chương 166 Chương 167 Chương 168 Chương 169 Chương 170 (chương kết)