Dịch giả: Nguyễn Xuân Thảo, Trịnh Như Lương
Chương 156

Chữ "berxecke" hay là "phát điên phát cuồng" có từ thời thượng cổ và bắt nguồn ở phong tục của dân Bắc Âu thường say sưa với những thứ nấm dại giết ruồi. Sau nầy, thời trung cổ, người Normandie(1) gọi những binh sĩ chiến đấu điên cuồng trong các trận đánh là "berxecke": họ chiến đấu không mặc áo giáp, không đội mũ trụ và không cầm khiên, chỉ mặc độc chiếc áo lót bằng vải thô và hung tợn đến nỗi ví dụ như, theo truyền thuyết, mười hai "berxecke" con vua Canut phải đi một chiếc riêng vì ngay người Normandie cũng sợ họ.
Cơn thịnh nộ của vua Charles chỉ có thể so sánh được với sự điên khùng của bọn "berxecke", đến nỗi tất cả dám cận thần có mặt trong lều nhà vua lúc đó đều phải kinh hoảng, sửng sốt; còn bá tước Pipe thì ông ta thậm chí còn lo cho cả tính mạng mình nữa.
Ngày hôm nọ, khi nữ bá tước Koxenka trao cho nhà vua bức thư do một con chim bồ câu đưa tới, vua Charles vẫn khăng khăng không lay chuyển trong ý muốn báo thù; trái với ý kiến của Pipe, của thống chế Renskjon và các tướng lĩnh khác, nhà vua một mực muốn thực hiện dự định của mình là diệt Auguste ngay tức khắc bắt toàn cõi Ba Lan phải thần phục Xtanixlav Lekzinski, và cho quân lính nghỉ ngơi để có thể, năm sau, chỉ trong một chiến dịch mùa hè, đánh cho tất cả các bầy rợ của Sa hoàng Piotr phải đại bại, kết liễu chiến tranh ở phía Đỏng. Vua Charles không hề lo ngại về số phận Narva và Yuriev, quân đồn trú ở hai thành nầy đều mạnh, tường lại kiên cố, bọn Moskva đụng vào sẽ phải gẫy răng; ở phía đó còn có Slipenbac, viên dũng tướng đứng đầu hàng dũng tướng. Hơn nữa phải thay đổi những dự kiến táo bạo của mình chỉ vì một bức thư mơ hồ do chim câu đưa tới mà lại do một ả giang hồ đồi bại trao lại, thì thật là quá nhục nhã đối với lòng kiêu hãnh của vua Charles, người thừa kế vinh quang của Alekxandr đại đế và của Cséza(2).
Tin viện binh Nga tới Xokan và Auguste đột nhiên tiến quân về Warsawa, ngay dưới mũi của vua Charles, (nhà vua như một con sư tử đã no nê, ung dung chưa muốn cắm nanh vuốt vào thịt con mồi của mình là vua nước Ba Lan) đã được một người báo cho quân Thuỵ Điển biết - người đó chính là gã quý tộc Ba Lan, trong bữa tiệc của lãnh chúa Xobexanski, đã vung gươm chém vỡ đôi đĩa xúc xích. Bá tước Pipe tiu nghỉu, tới đánh thức nhà vua vào lúc tang tảng sáng. Vua Charles đang ngủ ngon lành trên chiếc giường lính hai tay khoanh trên ngực. Ánh sáng nhợt nhạt của chiếc đèn đêm bằng đồng soi sáng cái mũi khoàm của nhà vua, cái má hóp, khắc khổ cặp môi mím chặt, ngay trong giấc ngủ nhà vua cũng muốn khác thường. Trông nhà vua giống như bức tượng đá của một hiệp sĩ nằm trên mộ hình.
Thoạt đầu bá tước Pipe hy vọng con gà trống của nhà vua sẽ giúp ông thoát khỏi nỗi lúng túng: lúc nầy đúng là lúc nó phải cất tiếng gáy. Nhưng con gà, bị buộc phải chia sẻ cuộc sống khổ hạnh của chủ, lục đục trong chuồng sau lều và chỉ rên lên một thứ tiếng "ê khê khê" mơ hồ.
- Tâu bệ hạ, xin bệ hạ hãy thức giấc! - bá tước Pipe khẽ thì thầm, hết sức nhẹ nhàng, và khơi cao ngọn đèn đêm. - Có tin dữ, tâu bệ hạ… - Vua Charles mở mắt ra, nhưng không hể động cựa - Auguste đã thoát khỏi tay chúng ta rồi!
Ngay lập tức, vua Charles mặc chiếc quần cộc bằng vải thô, đặt đôi chân đi tất len lên thảm trải ở chân giường, và hai nấm tay chống xuống giường, nhìn chòng chọc vào mặt bá tước Pipe. Bá tước, với tất cả sự dè dặt thận trọng của một triều thần, kể lại vận may xảy ra trong số mệnh của vua Auguste.
- Lấy ủng, lấy giầy cho ta! - vua Charles thong thả dằn từng tiếng và càng giương to thêm một cách khủng khiếp cặp mắt nhìn trừng trừng không chớp, nom như tóe lửa, hoặc giả có lẽ đó chỉ là ánh lửa của ngọn đèn đêm đang lụi? Pipe lao ra ngoài lều và trở lại ngay lập tức theo sau là Bijoockenjem đã chụp vội vàng bộ tóc giả lên đầu. Các tướng lĩnh cũng bước vào lều. Vua Charles giơ chân lên rất cao mặc quần, sỏ ủng, cài khuy áo làm gẫy mất hai móng tay và lúc đó mới để cơn thịnh nộ nổ bùng ra:
- Các ngươi suốt ngày hú hí với bọn đĩ điếm bẩn thỉu các ngươi béo quay ra như một tên thầy tu theo đạo Thiên Chúa! - vua Charles hét lên như sủa, quai hàm nhà vua bị chuột rút méo xệch và hai hàm răng đánh lập cập, quát tướng Roden là người không có gì đáng trách.
- Ngày hôm nay, các ngươi đã bị nhục nhã ê chề, - nhà vua quay về phía tướng Lovenhop hét như muốn đá ông nầy một cái. - Ngươi chỉ đáng đi theo quân đội ta trông đám hành lý, như một tên lính quèn. Trinh sát của ngươi đâu? Ta được biết tin tức sau tất cả mọi người? Một tin tối quan trọng, quyết định đến cả vận mệnh châu Âu, mà lại do một gã quý tộc hèn mạt say rượu bí tỉ mang đến cho ta! Ta phải lấy tin tức của một ả giang hồ! Ta đã chuốc lấy đủ điều lố bịch! Ta lấy làm lạ sao quân Cô-dắc chưa bắt được ta khi ta đang ngủ trên giường rồi giải ta về Moskova, thòng lọng buộc cổ? Còn ngươi, ông Pipe, ta khuyên ngươi hãy thay cái mũ bá tước trên huy hiệu của ngươi bằng cái mũ của thằng hề! Đồ chỉ ham ngốn chim dẽ, gà gô và các thứ chim muông khác, đồ say rượu, đồ con lừa! Ta cấm ngươi không được làm ra bộ oan ức! Ta sẽ ra lệnh căng xác ngươi ra mà đánh, phanh thây ngươi ra, ta sẽ rất hả lòng! Do thám của ngươi đâu cả, ta hỏi ngươi? Liên lạc viên của ngươi đâu; chúng có nhiệm vụ báo cho ta biết tình hình trước hai mươi bốn tiếng giở hồ kia mà? Ma quỷ bắt tất cả các ngươi đi? Ta bỏ quân đội đấy, ta sẽ làm một dân thường? Ta chán làm vua các ngươi lắm rồi!
Nói đoạn, nhà vua rứt đứt hết tất cả khuy áo, đá một cái thật mạnh làm thủng một cái trống; tóm lấy bộ tóc giả trên đầu nam tước Bijoockenjem xé nát ra từng mảnh… Không ai dám ho he, nhà vua lồng lộn trong lều giữa đám triều thần đang lùi giạt ra hai bên.
Khi cơn cuồng nộ kiểu "berxecke" đã bắt đầu nguôi, vua Charles chắp hai tay sau lưng, cúi đầu xuống và dằn từng tiếng:
- Ta ra lệnh báo động ngay lập tức trong toàn quân và nhổ trại. Các ngươi, ta cho ba giờ đồng hồ để chuẩn bị. Ta xuất chinh. Nhật lệnh ta sẽ thảo ra, sẽ cho các ngươi biết các công việc khác. hãy ra hết khỏi lều ta. Bijoockenjem, lấy cho ta bút, giấy và mực?
 
Chú thích:
 
(1) Người vùng Bắc Âu, nhất là Nauy, Đan Mạch, xưa kia nổi tiếng hung dữ và thiện chiến, đã từng đánh chiếm vùng sông Dniep nước Nga, ở thế kỷ IX, xứ Normandie của Pháp ở thế kỷ X và nước Anh thế kỷ XII.
(2) Vua Hy Lạp và hoàng đế La Mã cổ, lững lầy vì những chiến công hiển hách.
 

Truyện PIE ĐỆ NHẤT Tiểu sử & chú thích Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Chương 119 Chương 120 Chương 121 Chương 122 Chương 123 Chương 124 Chương 125 Chương 126 Chương 127 Chương 128 Chương 129 Chương 130 Chương 131 Chương 132 Chương 133 Chương 134 Chương 135 Chương 136 Chương 137 Chương 138 Chương 139 Chương 140 Chương 141 Chương 142 Chương 143 Chương 144 Chương 145 Chương 146 Chương 147 Chương 148 Chương 149 Chương 150 Chương 151 Chương 152 Chương 153 Chương 154 Chương 155 Chương 156 Chương 157 Chương 158 Chương 159 Chương 160 Chương 161 Chương 162 Chương 163 Chương 164 Chương 165 Chương 166 Chương 167 Chương 168 Chương 169 Chương 170 (chương kết)