Dịch giả: Nguyễn Xuân Thảo, Trịnh Như Lương
Chương 79

Trong các khu rừng sâu bên kia sông Oka (nơi cả bọn sống suốt mùa hạ), gã què Opdokim như cá gặp nước, hắn ưa may và táo bạo. Hắn tuyển một tốp nhỏ nông dân giàu kinh nghiệm và dày dạn, không sợ đổ máu mà cũng chẳng sợ chết, lảm việc gì đều tính toán kỹ. Chúng cắm trại trên một hòn đào, giữa một bãi lầy người hay vật muốn vào chí có mỗi một con đường mòn độc đạo ngoằn ngoèo. Đây là nơi tập trung mọi thứ lấy được: bánh mì, gà vịt, rượu vang, quần áo, đồ bạc cướp của các nhà thờ. Cả bọn sống trong những hố phủ cành cây. Một chòi gác được bố trí trên một cây thông cổ thụ, Yuda thường vẫn trèo lên để quan sát tứ phía.
Chín tên cướp trú chân trên đảo, còn hai tên táo tợn nhất bọn thì làm do thám lảng vảng trong các quán rượu và trên các nẻo đường. Một đoàn xe chở hàng nào rời khỏi Moskva đi Tula, hoặc một tên đại thần nào sửa soạn để đi đến lãnh địa của hắn, hoặc một gã chủ quán của triều đình say rượu khoe hở ra rằng có chôn của, - lập tức một chú bé người làng cầm chiếc gậy mục đồng hay cái giỏ tót luôn vào rừng rậm, rồi chạy thật nhanh đến dảo. Nó huýt một tiếng còi, Yuda ngồi trên cây thông huýt còi đáp lại. Opdokim còng gập người từ trong chỗ trú đi ra. Chúng dẫn chú bé qua bãi lầy vào tới đảo rồi hỏi chú. Opdokim có chân tay ở khắp các thị trấn giáp con đường cái. Có bị chặt khúc, chúng cũng chẳng cung khai nửa lời…
Opdokim ve vuốt chúng, đãi chúng ăn, biếu chúng ăn, biếu chúng một kopeik, hỏi thăm bố mẹ chúng. Nhưng lớn bé đều sợ hắn một phép: tính tình hắn lúc nào cũng bình tĩnh và thanh thản, nhưng ngay cả thái độ niềm nỡ của hắn cũng làm chúng khiếp sợ.
Sống trong bãi lầy chẳng vui vẻ gì. Tối đến sương mù nhờ nhờ như sữa toả lên. Gân cốt, các vết thương cũ khổ sở vì ẩm. Ban đêm Opdokim cấm đốt lửa. Có mệt đêm tối như mực, một tên trong bọn cướp lên tiếng:
- Bọn tống trấn và bọn lãnh chúa chưa đủ hay sao mà lại còn bị thêm một thằng quỷ cưỡi đầu cưỡi cổ thế nầy?
Rồi hắn đốt một đống củi. Opdokim ôn tồn mỉm cười lại gần hắn, tay trái cầm lấy đôi nạng, còn tay phải chẹn lấy cổ hắn. Hắn thè cả lưỡi, lòi cả mắt ra, chúng đem quẳng xác hắn xuống hầm.
Mặt trời mọc vàng bủng, không mang lại chút hơi ấm nào. Các ngọn cây khuất đến lưng chừng trong sương mù. Bọn cướp ho, gãi những cặp mông bị ăn roi, xỏ lại giầy, hâm lại ca thức ăn. Chẳng có việc gì cho ra công việc. Thật là sung sướng khi nghe thấy tiếng còi của người đưa tin trong rừng. Cả bọn suốt ngày nằm nghiêng đến mụ cả người.
Chúng buồn liền đem chuyện ra kể, nghêu ngao những bài hát của bọn tù đi đày, nghe xót xa đến quặn lòng. ít khi chúng nói về bản thân chúng và có nói thì cũng nói rất ít. Ngoài Yuda và Zemov ra, còn cả bọn toàn là nông nô đào tẩu, - người ta săn bắt chúng cùm chúng lại nhưng rồi chúng lại vượt ngục.
Opdokim thường ngồi lên một hòn đá phủ rêu kể chuyện. Cả bọn ngồi nghe, vẻ mặt rầu rầu trong cảnh rừng tịch mịch như ngủ. Opdokim kể những câu chuyện kỳ dị. Thà hắn cứ nói dối hẳn đi như những thằng khác còn hơn.
- Nghe đây nầy, các cậu ạ, - những thằng đó nói, - chẳng bao lâu sẽ có đạo dụ bằng vàng của Sa hoàng, rồi tất cả mọi người sẽ được tự do: cứ việc sống tuỳ sở thích, yên ổn, no đủ, chẳng phải lo nghĩ chuyện gì hết!
Cố nhiên, đấy là chuyện bịa, nhưng trong tiếng lá thông ẩm ướt reo, nghĩ đến vẫn thích…, Đằng nầy Opdokim lại không thế, hắn chẳng nói chuyện gì đáng phấn khởi bao giờ…
- Các cậu ạ có một thời, nhưng nó đã qua mất rồi, thời ấy đến sớm quá… Xưa kia tớ mặc một chiếc áo nẹp bằng dạ, đeo bên sườn một thanh gươm sắc và giắt một xấp thư phiến loạn trong lần lót mũ… Thời đó sẽ trở lại, các chú mầy ạ, cho nên tớ mới giữ các chú mầy lại trong rừng… Nhưng kẻ đói khổ những người khố rách áo ôm đã tụ tập nhau lại như bầy quạ, thành những đám đông vô kể… Họ mang theo một đạo dụ bằng vàng, khâu trong lần lót áo nẹp của Xtepan Timofeevich Razin, người Cô-dắc… Đạo dụ ấy viết bằng một mũi dao nhọn và bằng máu lấy ở các vết thương của chúng ta ra. Trong đạo dụ có ghi: hãy thẳng tay không chút thương xót với bọn nhà giàu, bọn lãnh chúa cùng với trại ấp của chúng, san phẳng hết thảy mọi thành phố và thị trấn cùng với đô thành Moskva… Trên dải bình địa, đưa dân Cô-dắc đến tự do sinh cơ lập nghiệp… Chà, việc đó không thành, các chú mầy ạ… Nhưng rồi đâu sẽ có đấy, chẳng sai đâu… Điều đó có ghi trong quyển sách của Chim câu…
Hắn tì chòm râu cằm lên chiếc mạng, giương cặp mắt lờ đờ, nửa lục nửa lam nhìn bãi lầy, nhẹ tay đập một con muỗi dậu trên má và khẽ mỉm cười:
- Nếu anh em ta còn sống được đến ngày lễ Thánh cáo thì sẽ được hái nấm, ở đây có rất nhiều… Và hễ tuyết bắt đầu rơi là tớ sẽ dẫn cả bọn đi, các chú mầy ạ, nhưng không đến Moskva nữa… Ở đấy làm ăn bây giờ gay go lắm. Vương hầu Romodanovski đã được bổ nhiệm giữ Bộ Hình. Người ta kể chuyện về hắn rằng: ngày nào, giờ nào hắn uống no máu thì hắn vui vẻ; nhưng hễ ngày nào hắn không có máu uống thì đến một mẩu bánh mì hắn cũng không nuốt nổi… Tớ sẽ dẫn các chú mầy đến bờ sông Vyga, vào tận trong rừng sâu, tới chỗ ở của những người razkonic. Ở đấy có một căn buồng lớn có nhiều giường. Họ đục nhiều lỗ châu mai để chống lại quân của Sa hoàng. Có nhiều súng hoả mai và thuốc nổ. Có một tu sĩ ở đó. Ông cụ thấp bé, già, tóc bạc trắng. Có chừng hai trăm tín đồ razkonic sống rải rác dọc sông Vyga… Họ ở trên nhà sàn. Họ cày ruộng không cần ngựa và cụ tu sĩ bảo gì họ làm tất. Càng ngày họ càng đông thêm. Chẳng ai giấu nổi ông cụ điều gì. Hàng tuần mọi người đều đến xưng tội với cụ. Cụ lấy một hạt nham lê đỏ, một nhúm bột lúa mạch hoặc kiều mạch đem trộn lẫn tất cả với nhau, cụ chỉ dùng có thế để làm lễ ban Thánh thể. Tớ sẽ dẫn anh em đến chỗ cái gốc nho về chiều đó bằng những con đường bí mật và các chú mầy ạ, tới đấy, bọn ta sẽ nghỉ ngơi, ngừng mọi tội ác.
Bọn cướp nghe Opdokim nói đến sông Vyga thì thở dài, nhưng thật ít đứa tin rằng chúng có thể sống mà tới đó được. âu cũng là chuyện bịa nốt.
Opdokim ít khi dự vào các vụ cướp. Hắn ở lại đảo một mình để nấu cháo, giặt quần áo. Nhưng khi nào chính hắn giắt một quả chuỳ chạm trổ vào dây lưng, là đồng bọn của hắn biết rằng chuyến đó sẽ gay go. Tuy tàn tật nhưng hắn lanh lẹn như một con nhện khi đêm đến hắn huýt còi nghe sởn tóc gáy, vác chuỳ xông vào đàn ngựa mà đập vào trán. Nếu khách qua đường là một tên quý tộc hay một gã nhà giàu thì hắn thẳng tay chẳng tha hắn sẽ tự tay hạ thủ. Nếu là những nông nô thì họ chỉ phải một mẻ sợ, hắn sẽ tha cho đi. Nhưng tai hoạ cho kẻ nào nhận được mặt hắn.
Ở Moskva, người ta biết rõ những vụ cướp xảy ra trên con đường đi Tula. Người ta đã nhiều lần phái binh lính do một trung uý chỉ huy đi dẹp bọn cướp. Nhưng không một mống nào vào rừng sống sót trở về. Chỉ có các bãi lầy, nơi Opdokim nhử họ vào, là biết được số phận hãi hùng của họ…
Bọn cướp sống như vậy, kiếm đủ ăn. Hết hè, Opdokim thu nhập ít đồ cho Digan, Yuda và Zemov đem đi bán ở chợ chính Tula.
- Các chú mầy hãy đem tiền về, đừng có để linh hồn mắc thêm tội… Dù sao các chú cũng chẳng sống được đâu không… Tớ sẽ tìm ra các chú…
Một tuần sau, chỉ có một mình Yuda trở về, bị thương ở đầu, đồ không còn mà tiền cũng hết. Hòn đảo vắng tanh, chỉ còn vương vãi một đống tro lạnh và mấy cái quần áo rách. Gã chờ, gã cất tiếng gọi. Chẳng có ai thưa. Gã tìm nơi Opdokim chôn tiền đồng và bạc nén, nhưng không tìm thấy.
Rừng rậm sừng sững, màu vàng xen màu đỏ, những sợi tơ hồng bay trên không, lá rụng lả tả. Yuda thấy lòng buồn rười rượi, gã nhặt vài mẩu cùi bánh khô rồi bỏ ra đi, chẳng biết là đi đâu, có lẽ là về Moskva.
Vừa ra khỏi đầm lầy, đến khu rừng thông đỏ sặc sỡ, gã trông thấy một đồng đảng là Fedor Fedorrop, nông nô đào tẩu của nhà Naryskin.
Fedor vốn hiền hành, đông con, tính tình nhẫn nhục như giống ngựa. Hắn phải nộp tô cao cho lãnh chúa và có thể nói là hắn lấy cái thân hắn ra để nuôi đàn con. Có một điều đã đem tai hoạ lại cho hắn: rượu vào là hắn điên lên; hắn vác gậy nhọn đi lang thang trong xóm, doạ đánh tan xác viên quản lý của Naryskin. Ai đã giết viên quản lý, hắn hay kẻ nào khác? Fedor thề với con cái là hắn vô tội trước Chúa rồi bỏ trốn. Nay hắn bị treo cổ trên cành thông, tay bị trói giật cánh khuỷu, đầu ngoẹo sang một bên. Yuda không dám nhìn thẳng vào mặt hắn: "Ôi! bạn ơi!" Gã bật khóc và đi vào phía rừng rậm.
 

Truyện PIE ĐỆ NHẤT Tiểu sử & chú thích Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Chương 119 Chương 120 Chương 121 Chương 122 Chương 123 Chương 124 Chương 125 Chương 126 Chương 127 Chương 128 Chương 129 Chương 130 Chương 131 Chương 132 Chương 133 Chương 134 Chương 135 Chương 136 Chương 137 Chương 138 Chương 139 Chương 140 Chương 141 Chương 142 Chương 143 Chương 144 Chương 145 Chương 146 Chương 147 Chương 148 Chương 149 Chương 150 Chương 151 Chương 152 Chương 153 Chương 154 Chương 155 Chương 156 Chương 157 Chương 158 Chương 159 Chương 160 Chương 161 Chương 162 Chương 163 Chương 164 Chương 165 Chương 166 Chương 167 Chương 168 Chương 169 Chương 170 (chương kết)