Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 26 (B) Kết

Lúc ấy có một Ngự mã thái giám là Vĩ Hàm, tuy không ở Tư lễ giám, song rất thân cận với hoàng thượng, có quyền lực và giàu có. Bào Thạch vốn là thuộc cấp của ông ta. Vĩ Hàm ngẫu nhiên bị ốm, Bào Thạch đã đến xin một số bùa cho ông ta chữa bệnh, không ngờ bệnh khỏi. Viên thái giám ấy rất cảm động, mang tiền tới tạ ơn và mở tiệc mời Lý Tử Long. Thấy Lý Tử Long tướng mạo đàng hoàng chững chạc, Vĩ Hàm rất vui thích và từ đó thường đi lại với nhau.
Dương Đạo Tiên nói:
- Tốt rồi, ông ấy là người vừa có tiền vừa có thế lực, sự nghiệp của chúng ta phần lớn dựa vào ông ấy. Song ông này cũng có một chút hiểu biết, nên việc làm không được lộ liễu. Nếu đem việc này nói với ông ta, đây là việc mưu phản thì làm sao mà ông ta nghe theo. Hơn nữa, chúng ta mong phú quý, mà ông ta đã phú quý rồi thì làm sao ông ta dám làm việc mạo hiểm? Nếu một người không theo mà lộ ra thì sự nguy hại thật khó lường. Việc này phải dùng kế để lôi kéo ông ta.
Hắc Sơn nói:
- Ngài Dương rất giỏi mưu kế, ngài hãy tính kế đi.
Dương Đạo Tiên nghĩ một lát rồi nói:
- Nghĩ ra rồi. Ông ta có một người em là Vĩ Lão Nhị, một người ngu đần, chơi thân với Bào Thạch. Ông ta có một đứa con gái mười bảy tuổi, Vĩ thái giám nuôi từ hồi còn bé, cần phải tìm cho nó một tấm chồng. Song cô ta là tú tài, nên Vĩ Hàm không muốn gả cho những người phú quý bậc trung, và cũng không muốn kết hôn với võ quan. Ngoài ra những thương nhân và phú hộ Vĩ thái giám cũng không muốn gả. Thấy tướng mạo luôn luôn xuất chúng, thái giám rất kính trọng. Phải thuyết phục Vĩ Lão Nhị nói với thái giám. Nếu họ thông gia được với nhau, thì sướng khổ cùng nhau, lo gì Vĩ thái giám không theo.
- Nếu lấy vợ, - Lý Tử Long nói, - thì e rằng không phải là hành vi của Thượng sư.
- Chúng ta sẽ có cách nói để lay động ông ta. - Hắc Sơn nói.
Tưởng mình Lệ Thực Kỳ(1)
Uốn lưỡi Tề thành, hạ,
Giữa chừng gặp sự biến,
Đầu phải chui vạc dầu.
(1) Lệ Thực Kỳ (? - 203 trước CN), người Can Dương, Trần Lưu thời Hán, nhà nghèo làm lính gác cửa. Khi Lưu Bang tới Can Dương, hiến kế đánh thành Trần Lưu, được phong Quảng Dã Quân. Vì sau thuyết phục Tề vương là Điền Quảng theo Hán. Khi Hàn Tín theo kế Bàng Thống đánh Tề chiếm Lâm Tri, Điền Quảng cho rằng Lệ Thực Kỳ bán mình, bèn bỏ Thực Kỳ vào vạc dầu.
Đúng lúc ấy Bào Thạch tới, nói với Dương Đạo Tiên:
- Vĩ thái giám rất kính trọng thượng sư và cho rằng tướng mạo thượng sư không phải là người thường.
- Việc này rất may cho thái giám. - Hắc Sơn nói.
- Chỉ có điều gần đây thấy hơi lạ. - Dương Đạo Tiên nói. - Thượng sư bảo là: "Hoàng đế có phải dễ làm đâu, khi làm thật là phiền toái", hình như có ý không muốn làm hoàng đế. Tước công, hầu, bá sắp đến tay chúng ta rồi, nếu thượng sư thay đổi ý định, thì việc của chúng ta không thành. Ta muốn tiền tài và hưởng thụ thì Thượng sư cho rằng đó là cái bề ngoài hoàn toàn không quan tâm tới, cái đó không ràng buộc ngài được. Làm hoàng đế phải có hoàng hậu, tam cung lục viện, chúng ta phải dùng gái đẹp để giữ ngài lại. Mỹ nữ thuộc loại tà dâm, nhất định ngài không chịu. Trừ phi tìm cho ngài một chính cung phải tìm một người con gái có số đại phúc, và cần phải có một người làm hoàng thân quốc thích cũng không ai có con gái đẹp, cho nên rất lo.
- Thượng sư là Phật làm sao lấy vợ được? - Bào Thạch nói.
- Xưa kia Cưu Ma La Thập(1) là Phật, Tây Tần vương từng tặng ông mười cung nữ, hạnh một lần được hai đứa con trai, chuyện ấy đã có, ta e ngại gì nữa.
(1) Cửu Ma La Thập (344-413 sau CN), là một cao tăng thời Đông Tấn.
- Thế thì Vĩ thái giám có một người cháu gái, tướng mạo rất phúc hậu, - Bào Thạch nói, - Vĩ thái giám lại rất kính trọng Thượng sư, trước hết ta nói qua với Vĩ Lão Nhị để Vĩ Lão Nhị nói việc này với Vĩ thái giám.
Chim sâu sánh chim phượng,
Chép, mè muốn cưới rồng.
Tưởng rằng dưới mái tranh,
Nến hồng huy hoàng chiếu.
Hắc Sơn nói:
- Vĩ thái giám tuy kính trọng Thượng sư, song việc sắp tới của chúng ta không thể nói với ông ấy được. Chỉ nói là Thượng sư là người có quý tướng, hôm nào đó thái giám giúp ông ấy một chút, văn quan cũng phải làm tới trung thư thuộc phẩm hàm khanh, mà võ quan thì cầm chắc là làm tới chức cẩm chỉ huy. Cứ nói thế thôi.
Bào Thạch nói:
- Tôi sẽ nói y như các ông.
Khi Bào Thạch nói với Vĩ Lão Nhị thì Vĩ Lão Nhị nói:
- Việc này là tùy ở Vĩ thái giám.
Khi Vĩ Lão Nhị nói thì Vĩ thái giám chẳng hỏi han gì đến lai lịch của Lý Tử Long mà nói:
- Người này tướng mạo khác thường, nếu dựa vào ta thì ông ấy thiếu gì áo mão. Cháu cũng đã lớn rồi, ta cũng chẳng kể gì đến lễ vật, thôi thì gả cho ông ta.
Sau đó dựng cho Lý Tử Long một ngôi nhà ở ngoài cửa Đông Hoa, và chuẩn bị hàng ngàn lạng vàng làm của hồi môn, chọn ngày lành tháng tốt làm lễ cưới.
Lau sậy lướt theo dòng,
Thỉnh thoang lai vãng tới
Bao giờ sen bừng nở,
Lã lướt ở bên mình.
Ban đầu Dương Đạo Tiên biết lai lịch của gả côn đồ này, đến nay lại là thân thích của thái giám. Hằng ngày Lý Tử Long nghênh ngang xe ngựa, mũ cao áo thụng sai khiến kẻ hầu người hạ, giao lưu với mọi người. Ta nghĩ rằng một gã tiểu nhân nghèo kiết xác làm hòa thượng, vô gia cư, đi khắp nơi khất thực, nay đã có vợ có tiền của tha hồ sử dụng, ấy thế mà không biết dừng lại. Song dù hắn có dừng lại thì những kẻ mưu đồ vinh hoa phú quý cũng không muốn dừng. Người này dẫn người đến bái kiến, người kia móc nối người đến nhập bọn. Lòng dạ của những kẻ không biết thế nào là đủ, cứ nóng lòng sốt ruột nghĩ rằng năm Thân - Dậu cũng không muốn từ chối những người này. Bởi thế sự việc này dần dần lộ ra.
Lúc ấy có cẩm y vệ hiệu úy là Tôn Hiền, ở bên cạnh là một người lính nghèo là Cam Hiếu. Người này nghèo rớt mồng tơi cả nhà ăn đói mặc rét. Người vợ cứ thường trách móc anh ta, Cam Hiếu nói:
- Thôi đừng cắn rứt ta, chỉ chịu đựng vài ba tháng nữa thôi, ta theo ông ấy cũng kiếm được chức trăm hộ, được hàm chính thất phẩm, thì chúng ta tha hồ mà chi dùng. Hãy kiên nhẫn chờ đợi một chút nữa.
Tôn Hiền nghe thấy, ngày hôm sau nói với anh ta rằng:
- Anh Cam có chỗ nào tốt thế? Nói giúp cho tôi với.
- Ông giúp tôi được chứ làm sao mà tôi giúp được ông.
- Anh ạ, thuyền đông không ngại bến hẹp. Nếu tôi được chỗ tốt thì đâu dám quên ơn anh.
Biết rằng Cam Hiếu thích rượu, đến tối Tôn Hiền mua rượu và thức nhắm mời Cam Hiếu, nhờ Cam Hiếu dẫn đường chỉ lối. Uống được mấy chén thì Cam Hiếu chỉ trời vạch đất nói:
- Tôi không giúp nổi ông đâu, ở đấy chỉ có Lý thượng sư mới giúp được ông thôi. Thế nào ngày mai tôi cũng đưa ông tới bái yết ngài, chắc chắn ông sẽ có chỗ tốt.
Rượu vào lời ra,
Cơ mưu bại lộ.
Lời đã nói rồi,
Ngựa sao đuổi kịp.
Sáng sớm hôm sau Tôn Hiền đến tìm Cam Hiếu không sao nuốt lời được, chần chừ thêm mấy ngày nữa cuối cùng đành phải dẫn Tôn Hiền đến bái kiến Lý Tử Long. Tôn Hiền rập đầu thề rằng:
- Thề sẽ đồng tâm hiệp lực phù trợ Thượng sư cứu vớt sinh linh không hề thoái lui. Nếu một dạ đối lòng thì kiếm chém dứt đầu, cả nhà bị diệt.
Thề xong Tôn Hiền nhập bọn, trước hết theo dõi những người lai vãng, rồi nhớ thật kỹ. Sau đó xem xét khắp nơi, biết rằng đây là việc mưu phản, đã định vào giờ Thân - Dậu năm Ất Dậu, trong đánh ra, ngoài đánh vào chiếm đoạt kinh thành.
Lúc ấy Vĩ thái giám đang định tiến cử Lý Tử Long làm trung thư, rồi bảo với Vĩ Lão Nhị, Vĩ Lão Nhị nói:
- Ông ạ, ông ấy muốn làm to cơ, chứ không muốn cái chức lẹp nhẹp ấy đâu?
- Thế ông ấy muốn quan gì? - Vĩ thái giám nói.
- Ông ấy muốn chức sai khiến quan cơ. - Vĩ Lão Nhị hạ giọng nói tiếp. - Mệnh và tướng mạo đều khớp nhau, đáng là chân mệnh thiên tử. Bên ngoài đã sắp xếp xong xuôi rồi, bên trong cũng có người rồi, còn muốn anh giúp đỡ một chút. Việc thành anh không những là quốc thích mà còn là công thần.
Nghe xong thái giám thét lên một tiếng.
Cầu lưỡi không thể hạ,
Miệng câm chẳng thành lời.
Kinh sợ mồ hôi toát,
Thân, phách lạc hồn bay.
Vĩ thái giám kinh sợ không sao cất nên lời, thì Vĩ Lão Nhị nói:
- Việc này cũng không phải tại anh. Giúp ông ấy mình vẫn có lợi. Nếu không giúp, việc không thành thì anh cũng không trốn thoát.
Vĩ thái giám thấy thế vừa kinh hãi vừa tức giận. Chờ hắn nổi loạn, sự việc lộ ra cũng chết. Bây giờ mình là người thân cận triều đình, áo tía đai vàng, phú quý tột bậc còn muốn gì nữa, nếu làm theo hắn chỉ chuốc lấy tai vạ. Giờ thì đã gả cháu gái cho hắn rồi, còn xoay trở sao được nữa, quả là không thoát được rồi. Đang lúc lo lắng buồn rầu, thì Lý Tử Long cùng với Dương Đạo Tiên đã lén lút may áo hoàng bào, mũ cánh chuồn, chẳng khác gì diễn kịch, chỉ chờ thanh la nổi lên là bước ra sân khấu.
Song tại kinh sư, chú cháu Tào Cát Tường từng làm phản. Bốn chú cháu đều trong cung cấm, trong nhà nuôi dưỡng quan lại lính tráng mà cũng không làm nổi. Huống hồ là mấy nội thần không có thực quyền, một vài quan võ quen và mấy binh lính nghèo mà định khởi sự, thì làm sao nổi. Không ngờ Tôn Hiền đã mò ra sự thực, báo cho chỉ huy chưởng vệ ấn Viên Bân. ông lập tức sai người bắt Lý Tử Long, khám thấy hoàng bào. Rồi bắt Dương Đạo Tiên, Hắc Sơn. Lúc ấy hoàng bào là tang vật phản nghịch. Viên Bân là người vùng sa mạc, theo vua mà được làm quan. Ông ta là người trung hậu. Nếu vào tay người khác muốn lập công to, thì cuối cùng sẽ làm thành vụ việc can hệ đến người trong hoàng cung, nhất định là họ nhờ vả ông, song ông cũng chẳng đòi hỏi gì. Ông nghĩ rằng: "Những người theo sư chẳng qua cũng là cùng dân dốt nát. Mà nói là mưu phản thì âm mưu chưa thực hiện và cũng chỉ là mấy đứa ngông cuồng, đặt ra chủ trương thôi. Ngay cả thân thích những người này cũng không ai hay biết, làm sao mà vu cho những người ngu xuẩn này được?”
Hiếu sinh hành nhân đức,
Mở ba mặt lưới vây,
Thỏ hoang bị ăn thịt,
Phù dung vui thoáng tròng.
Chu Quảng, Bào Thạch là người không thể che giấu được, Viên Bân đành viết sớ tấu lên cấp trên. Rốt cục vì sự việc liên quan tới người trong hoàng cung, nên dù có âm mưu táo bạo để mưu cầu lợi lộc, song thánh chỉ cũng không nghiêm trị. Nhưng việc này đã đến Lập pháp ty, Vĩ thái giám nghĩ rằng: “Lý Tử Long mưu phản là sự thực, ta lại là người chí thân của hắn, người trong Vệ tuy có che giấu cho ta, song Pháp ty không chịu. Những người nắm pháp luật này, lòng dạ họ xấu xa. Họ tấu trình lên, nói ta là cận thần mà thông đồng với bọn phản nghịch, thì còn tốt làm sao được. Nếu thánh thượng biết sẽ ra lệnh chém đầu, thôi thì cứ chết trước đi thì thi thể mình mới còn nguyên vẹn”. Thế là Vĩ thái giám uống thuốc độc chết.
Giữ mình theo năm tháng
Cầu phú quý làm chi.
Chết thành đống tro lạnh,
Vì theo bọn côn đồ.
Thương cho Vĩ thái giám đã bị kẻ khác lừa dối. Những phạm nhân đến Pháp ty thì Pháp ty cũng chỉ căn cứ vào bản tâu trình của Viên Bân, thêm vào một số lời khai rồi trình lên thánh thượng. Trong bản tâu trình viết: "Lý Tử Long, Hắc Sơn, Chu Quảng, Bào Thạch là kẻ chủ mưu. Thôi Hoằng, Trịnh Trung, Vương Giám, Thường Hạo, Mục Kính, Vương Nguyên là tòng phạm, đều phải xử tội. Giang Triều, Chu Đạo Chân, Phương Thủ Chân cũng theo đó mà luận tội". Song Thánh thượng khoan dung, biết rằng đây là bọn ngông cuồng hoang đường, tự chuốc lấy họa vào thân. Những quan viên trong triều cũng là một lũ ngu xuẩn, bị kẻ khác mê hoặc. Chỉ hành quyết năm tên cầm đầu thuộc bọn Lý Tử Long, còn bọn Thôi Hoằng cho thiến rồi sung vào quân lính. Vương Nguyên chuyển đi Vệ khác, những tên còn lại theo pháp luật thi hành. Thật nực cười thay, Lý Tử Long một tên ngông cuồng lại muốn làm hoàng đế, Dương Đạo Tiên, Hắc Sơn, Chu Quảng lại muốn lập công đầu để được phong bá. Bào Thạch cũng muốn chức đại tư lễ, song nay đã sa cơ.
Ơn chúa lòng rộng mở,
Đáng cười bọn ngu si.
Phú quý giờ đâu nhỉ,
Phơi thây bên lề đường.
Quả thực, bộ Hình cho rằng bọn Bào Thạch đã móc nối giữa trong và ngoài, âm mưu chống lại triều đình, tội ác của chúng quả là ghê gớm. Nếu nặng về tình, nhẹ về pháp luật thì không thể trừng trị bọn phản loạn và làm cho phép nước sáng tỏ, bởi thế bộ Hình xin chém đầu bọn Vương Nguyên theo pháp luật. Song Thánh thượng vẫn khoan dung cho rằng đã ban hành rồi, hãy miễn truy cứu tiếp. Tuy bên trong nhưng chỉ là một nhóm nhỏ, những quân trong kinh thành theo chúng, và nhũng tên vô lại chúng kết giao hằng ngày, ta truy lùng bắt bớ, e rằng sẽ xảy ra to chuyện.
Xử nghiêm thủ mưu,
Khoan dung tòng phạm.
Nếu bắt bớ bừa,
E rằng biến loạn.
Ta nghĩ rằng, trong bốn loại dân thì: kẻ sĩ mong muốn được làm quan, nông phu thì muốn giữ được nghiệp nhà, thương nhân thì cầu mong được hành nghề khác, cũng chỉ nên lừa người kiếm chút tiền nuôi miệng, thì nói năng cũng phải theo lẽ phải. Những cao tăng thì phải làm sáng rõ cái tâm cái tính, chăm lo bản tính và du dưỡng cái chân nguyên để hoàn tất sự sinh tử. Còn chúng sinh thì tụng kinh niệm phật để chăm lo cuộc sống cuối đời. Đúng như Thái Tổ Cao hoàng đế triều Minh nói: “Mọi người yên phận sống và làm việc, đừng làm những việc không thể làm được. Còn như những kẻ làm nghề bói toán, nói bừa rằng người ta sẽ làm hoàng đế, bởi thế một ngã tăng nhân du thủ du thực muốn được làm hoàng đế”. Dương Đạo Tiên là một phú gia, không cần quan chức, cũng sống ung dung. Chu Quảng là chức quan thế tập, không cần địa vị cao, vẫn có thể đời đời nối dõi làm quan. Bào Thạch là nội thần, cũng có chức nghiệp. Tại sao bọn họ lại ngu ngốc điên cuồng, rồi đi vào chỗ chết. Những lời nói quỷ quái bừa bãi ấy, quả thật không nên nghe. Cho dù nghèo xơ xác đến mức phải chết đói, thì vẫn là người dân lương thiện. Bọn người này không những bị chém đầu mà còn mang tiếng là kẻ phản nghịch, há chẳng đáng chê cười sao. Bởi thế làm người dân cần phải giữ gìn cẩn thận, mọi người làm theo nghề nghiệp của mình để bảo toàn tính mạng cho cả nhà. Không nên chạy theo phú quý công danh sau này, mà làm mất hết ruộng vườn, vợ con đã có.

Hết


Xem Tiếp: ----

Truyện Đoán Án Kỳ Quan Lời Giới Thiệu Tập 1 - Chương 1 (A) Chương 1 (B) Chương 2 (A) Chương 2 (B) Chương 3 (A) Chương 3 (B) Chương 4 (A) Chương 4 (B) Chương 4 (C) Chương 5 (A) Chương 5 (B) Chương 5 (C) Chương 6 (A) Chương 6 (B) Chương 7 (A) Chương 7 (B) Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 17 (C) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 18 (C) Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 24 (C) Chương 25 Chương 25 (B) Tập 2 - Chương 1 Chương 1 (B) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 3 (C) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 5 (B) Chương 6 Chương 6 (B) Chương 6 (C) Chương 6 (D) Chương 6 (E) Chương 7 Chương 7 (B) Chương 8 Chương 8 (B) Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 20 Chương 20 (B) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 22 Tập 3 - Chương 1 Chương (B) Chương 1 (C) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 2 (C) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 10 (C) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 11 (C) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 12 (C) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 19 (B) Chương 20 Chương 20 (B) Chương 20 (C) Chương 20 (D) Chương 20 (F) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 21 (D) Chương 22 Chương 22 (B) Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 25 Chương 25 (B) Chương 26 Chương 26 (B) Kết