Dịch giả: Nguyễn Xuân Thảo, Trịnh Như Lương
Chương 115

Mặt trời tháng chín xế tà trên bờ sông cây cối um tùm. Ngày lại ngày, càng đi người lên phương Bắc càng thấy vắng vẻ. Hàng đàn chim cất cánh từ mặt sông yên tĩnh bay lên. Cây đổ ngổn ngang, đồng lầy, hiu quạnh. Thỉnh thoảng lại thấy một túp lều ngư dân và một con thuyền nhỏ kéo lên bờ. Phải bảy ngày nữa mới đến hồ Beloie.
Mười bốn người kéo một sà-lan nặng chở đầy lúa mì. Đầu cúi gằm, hai cánh tay buông thõng, họ dùng ngực kéo quai dây. Họ đã đi như vậy từ Yaroslav. Mặt trời đang lặn sau rặng tùng đen ngòm nhấp nhô như một hàng lỗ châu mai, buổi chiều tà cứ bảng lảng mãi không tắt trong một ánh đỏ rực hải hùng. Từ sà-lan có tiếng gọi: "Ô-hê, vào bờ thôi!"
Phu kéo thuyền đóng một chiếc cọc xuống đất hoặc cột dây vào một thân cây. Họ kiếm củi nhóm lửa. Trên bờ sông sình lầy, rừng tùng dần dần chìm trong làn sương mù trắng như sữa. Đàn vịt trời lướt qua, in bóng vươn cố dài trên nền trời hoàng hôn. Những con nai phương Bắc, lênh khênh như những con ngựa, dẫm lên cành khô lần ra sông uống nước. Trong rừng đầy những loài thú chưa từng biết sợ người, chưa hề có ai bắn giết.
Có tiếng mái chèo vỗ nước. Chính chủ nhân, thánh lão Andrey Denixov, chèo thuyền từ sà-lan vào bờ. Lão mang cho phu kéo thuyền bánh khô, bột mì, đôi khi có cá - và những ngày ăn mặn còn có cả thịt muối nữa. Lão xem neo có chắc không. Lão luồn hai tay vào thắt lưng da, dừng lại trước đống lửa. Lão còn tráng kiện, bận áo dài thầy tu, đội mũ bằng dạ, râu xoăn, mắt sáng. Lão hỏi: "Anh em khỏe cả chứ? Phải chịu thương chịu khó, Chúa ưa ta siêng cần. Cứ vui lên, mọi công lao của anh em sẽ được đền bù. Anh em đã thoát khỏi vòng xú uế của bọn Nikon, riêng điều đó cũng đã là một đại phước rồi. Và khi chúng ta tới được hồ Onega, thì, chà chà, phong cảnh nơi đó tuyệt đẹp. Thực là cảnh thiên đường
Lão cựa mình, rút tay ra khỏi thắt lưng, ngồi xổm xuống trước đống lửa. Đám phu thuyền mệt mỏi lắng nghe lão kể:
- Xưa kia, ở vùng đó, có một lão đạo sĩ sống bên bờ sông Vyga. Cũng như bọn ta ngày nay, Người đã bỏ trốn đi để trốn tránh mọi cám dỗ của Quỷ vương. Người vốn là một thương gia, có cửa cao nhà rộng, nhiều cửa hiệu và kho hàng. Một lần Người thấy hiện lên một đám lửa trong có một người, và có tiếng nói của Người: "Ta đã sa vào vòng cám dỗ, đời đời kiếp kiếp bị đầy đoạ". Người liền trao tất cả của cải cho vợ và các con trai, rồi ra đi. Người dựng một căn nhà bằng gỗ cây sống một mình, cảm giao với Chúa, dập tắt mọi dục vọng còn bừng bừng cháy trong lòng. Người xới đất bằng chiếc que cời than, gieo hai mũ đầy lúa mạch giống, Mùa hè cũng như mùa đông, Người khoác một tấm da dê tươi; tấm da khô dần ttên mình. Đồ đạc chỉ có một chiếc âu gỗ, một cái thìa và một quyển kinh đạo chính thống. Chẳng bao lâu quyền phép của Người vượt xa các ma quỷ, đến nỗi xem chúng chẳng hơn gì một bầy ruồi nhặng… Người người tìm đến. Người rửa tội cho họ, dùng một chiếc lá hoặc một trái cây rừng để làm lễ ban thánh thể cho họ. Người dạy rằng: thà chết thiêu trong lửa hồng còn hơn bị khổ ải đời đời. Năm nầy sang năm khác, người người tìm đến vùng người ở đề sinh cơ lập nghiệp. Họ đốt cây rừng, cầy chỗ đất đã phá hoang. Họ săn thú, đánh cá, hái nấm và trái cây. Mọi việc đều làm chung, kho tàng, hầm chứa đều là của chung. Người để đàn ông, đàn bà sống riêng..
Có tiếng nói nghiêm nghị chêm vào:
- Làm như vậy rất đúng, vì nếu ở chung với đàn bà thì chẳng dành dụm được gì hết!
Lão Denixov đưa con mắt hân hoan nhìn vào khoảng tối xem ai đã nói. Rồi lão tiếp tục kể:
- Nhờ những lời cầu nguyện của lão đạo sĩ, thú vật cứ việc để cho người ta bắt; và đôi khi đánh được những mẻ cá kỳ lạ? Nấm lành, quả ngọt mọc đầy. Người chỉ cho biết những nơi có mỏ sắt, mỏ đồng. Người ta dựng lò luyện kim… Thuở ấy, nơi đó trở thành một thánh địa, đời sống yên lành.
Andriuska Golikov ngồi sau đóng củi khô đứng dậy đến ngồi cạnh Denixov, nhìn thẳng vào mắt lão. Golikov làm phu kéo thuyền vì đã có phát một lời nguyện. - Ngày hôm trước, tại nhà Reviakin, vị thánh lão đã làm lễ rửa tội cho Golikov; lão lấy thừng quất anh và bảo anh đến Yaroslav đợi chiếc sà-lan chở lúa mì của Denixov - Trong số mười bốn phu thuyền, có chín người cũng như Golikov, đã tìm đến để thực hiện một lời nguyện hoặc sám hối.
Denixov kể tiếp:
- Trước khi tịch, người đã ban phước lành cho chúng ta, Xemion, anh ta và ta, Andrey; Người cử chúng ta làm thầy cả ở tu viện Vyga. Người làm lễ thông công cho chúng ta, rồi chúng ta ra đi. Căn lều Người ở hơi riêng biệt, khuất trong một thung lũng nhỏ. Vừa đi khỏi thì, ô kìa, chúng ta đã thấy gì? Chúng ta thấy sáng rực lên. Lều của Người bốc cháy như một bụi cây rực lửa. Ta định bỏ chạy Xemion níu tay ta lại: đứng im? Từ đống lửa vẳng lên một tiếng hát du dương, và ở bên trên ngọn lửa, trong đám khói, một bầy ma quỷ đen như bồ hóng đang quằn quại kêu sủa. Anh em thấy có lạ không? Anh ta và ta liền quỳ xuống và cũng hát theo… Sáng hôm sau, chúng ta trở lại nơi đó. Từ đống tro tàn, chảy ra một dòng suối trong vắt. Chúng ta đẵn cây dựng lên một nhà nguyện có cả khung cho một bức tranh thánh nhỏ, trên bờ suối… Nhưng chúng ta không mướn được thợ để vẽ tranh như ý chúng ta muốn.
Golikov thốt lên một tiếng nức nở. Denixov nhẹ nhàng đưa tay vuốt những mớ tóc dài loà xoà trên đầu anh.
- Anh em ạ? Điều không may là cứ ba năm lại có một lần mất mùa lúa mì. Mùa hè vừa qua, trời mưa ngập hết mùa màng, rơm rạ cũng chẳng được cắt. Cho nên phải chở lúa mì từ xa đến… Nhưng việc chúng ta đang làm đây là một việc công đức, các con ạ. Chúng ta không uổng công đâu.
Denixov tiếp tục kể một lát nữa, rồi lão đọc kinh cầu nguyện cho tất cả mọi người. Lão xuống thuyền bơi về sà lan; con thuyền lướt qua dải sông phản chiếu ánh hoàng hôn nhợt nhạt. Đêm đến trời lạnh; đoàn người chịu rét nằm ngủ trong manh áo rách.
Trời vừa tảng sáng, Denixov lại trở vào bờ đánh thức mọi người dậy. Họ húng hằng ho, tay gãi sồn sột.
Đọc kinh xong, họ nấu cháo. Khi mặt trời mọc, tựa một quả bóng lầy nhầy đục dây vào vai, lê giầy gai trên bờ sông ẩm ướt. Dặm nối dặm, ngày lại ngày. Trên trời, từ phương Bắc mây ùn ùn tuôn xuống. Một cơn gió mạnh nổi lên. Nước sông Sesna dâng tràn bờ.
Giờ đây mây bay là là trên mặt hồ Beloie động sóng. Đoàn người đi ngoặt sang phía Tây, hướng về Belozesk. Sóng ập vào bờ hồ vắng vẻ, xô ngã những người phu thuyền. Kéo được chiếc sà-lan đi lúc nầy thật và vất vả. Đến giờ ăn, họ trú vào một túp lều ngư dân để hong quần áo cho khô. Ở đây, hai người phu mướn cãi nhau với Denixov về chuyện ăn uống; họ đòi thanh toán tiền công - mỗi người được bảy mươi lăm kopeik, rồi bỏ đi thẳng
Sà lan bỏ neo trên chỗ đá ngầm, trước thành phố. Gió đã trở lạnh, thổi xói vào mọi người, buốt đến tận xương. Nghĩ đến nông nỗi phải kéo thuyền lên phương Bắc, ai nấy đều ngao ngán trong lòng. Cả bọn phu mướn đều cãi lộn với Denixov rồi bỏ đi, tản mát vào các làng ngư dân. Cả những người phu tình nguyện cũng vậy: người thì gặp bạn, kẻ thì biến mất lúc nào không ai biết, bằng cách nào chẳng ai hay.
Ba người ngồi trên một chiếc thuyền úp trên đá cuội ướt: Andriuska Golikov, Iliuska Dekhtiarev - một nông dân vùng Kasira đi trốn - và Fetka, biệt danh là Mõm bẩn, một anh chàng gù lưng sống lang thang nay đây mai đó, nguyên trước là nông nô trong một tu viện và đã từng nhiều lần bị đánh đập tra khảo. Ba người đưa mắt nhìn quanh.
Nơi đây cảnh vật tiêu điều: mặt hồ vẫn đục, sóng bạc đầu trắng xoá, từ phương Bắc mây lớp lớp ùn về; bên kia bờ để, trên dải đồng bằng phẳng lì, một thành phố nhà gỗ cũ nát tứ bề mây phủ như bưng: nóc tháp thì thủng, gác chuông hình củ hành của nhà thờ thì hoen gỉ, mái những ngôi nhà gỗ cao thì sụp đổ. Những con sào phơi lưới lung lay trước gió. Trước sau không một bóng người. Đâu đây, chuông nhà thờ buông từng tiếng não nuột
- Denixov chỉ khéo nuôi người bằng nước bọt. Đợi cho đến được thiên đường của lão ta thì bọn mình chỉ còn phần hồn thôi, - Mõm bẩn vừa nói vừa lấy ngón tay gãi vào cái chai ở gan bàn tay.
- Mầy phải có đức tin! Mầy phải có đức tin chứ, - Golikov tức giận quát; rồi anh buồn rầu nhìn những làn sóng trắng xoá. Sao mà buồn thảm, cô quạnh, lạnh lẽo nhường nầy… Có lẽ cả ở đây cũng vậy. Chúa cũng vẫn xa vời.
Iliuska Dekhtiarev, một nông dân lực lưỡng, miệng rộng, đôi mắt vui vẻ, chậm rãi khẽ kể:
- Tớ liền hỏi anh ta: tại sao xã anh trống rỗng, tại sao đến một nửa số nhà cửa bị bịt kín? Anh ta trả lời: "Xã chúng tôi trống rỗng vì bọn thầy tu bóc lột chứng tôi… Biết bao lần, chúng tôi đã gửi đơn kiện lên Moskva! Nhưng trên ấy, hẳn là người ta còn lo đến nhiều việc khác… Trong Tuần lễ Thánh, thôi thì bọn chúng thả sức hoành hành, kể sao cho xiết… Bọn thầy tu ở tu viện kéo ra trên mười chiếc xe trượt tuyết, mang theo các tranh thánh - đứa thì đổ ra phố, đứa thì kéo vào thị trấn, đứa thì sục vào làng… Chúng ập vào từng nhà ấn thánh giá vào mồm gia chủ, ra lệnh: "Giơ ba ngón tay lên làm dấu, hôn thánh giá đi!". Chúng hạch đủ thứ: nào bánh, nào kem, nào trứng, nào cá. Chúng vơ vét sạch sành sanh. Chúng lại còn nã tiền nữa… "Mầy là một thằng razkonic, một tên vô giáo trưởng - chúng bảo thế; mầy giấu những sách kinh cựu của mầy ở đâu? Rồi chúng bắt khổ chủ giải về tu viện, xích lại tra tấn".
Bỗng nhiên, Mõm bẩn ngửa cổ phá lên cười ồ ồ:
- Thôi thì chúng ta tha hồ ăn, thôi thì chúng ta tha hồ uống? Hừ, bọn thầy tu ấy, cầu sao cho chúng chết toi đi cả lũ!
Dekhtiarev hích đầu gối vào người Fetka. Một tên thầy tu, để râu như người di-gan, mũ tròn kéo chụp xuống ngang lông mày, đi người gió tiến lại gần chiếc thuyền, tay giữ tà áo cho khỏi tốc. Y trừng cặp mắt dữ tợn nhìn chiếc sà-lan đang kêu ken két lắc lư trên sóng. Rồi y quay về phía ba người hỏi:
- Sà-lan nầy ở đâu đến?
- Thưa cha, từ Yaroslav đến, - Dekhtiarev uể oải trả lời.
- Sà lan chở gì?
- Có ai nói cho biết là chở gì đâu.
- Chở lúa mì à?
- Có lẽ thế!
- Chúng mầy kéo sà-lan đi đâu?
- Ai mà biết được? Người ta sai chúng tôi kéo đến đâu thì chúng tôi kéo đến đấy!
- Mầy nói dối, mầy nói dối, mầy nói dối! - Tên thầy tu xắn phắt tay áo phải lên. - Sà lan nầy của Denixov. Bọn mầy chở lúa mì đến Povenez tiếp tế cho các tu viện razkonic, đồ khốn!
Bất thình lình, y xông vào túm lấy ngực Iliuska Dekhtiarev lắc lấy lắc để, khiến anh nông dân sợ xanh mặt. Rồi tên thầy tu quay về phía thị xã, gân cô gào thật to:
- Ra giúp tôi một tay với?
Golikov vùng dậy, theo ven bờ hồ chạy tháo về phía các lều ngư dân.
- Ra giúp tôi một tay với - tên thầy tu gào lên lần thứ hai, rồi nghẹn cổ. Mõm bẩn đã túm lấy tóc y, gỡ Dekhtiarev ra, quật tên thầy tu ngã uống đất, rồi nhìn quanh tìm một hòn đá. Tên thầy tu nhanh chân đứng phắt dậy, đánh vào sườn Fetka. Nhưng Fetka nổi hung cứ trơ trơ như đá, không hề nao núng; hắn lại túm lấy tên thầy tu, vít đầu y xuống, nhè cổ mà đánh. Tên thầy tu rên lên. Bốn người vác gậy nhọn từ một đường phố nhỏ xông tới.
Golikov khiếp đảm, núp sau một lều ngư dân nhìn ra. Mõm bẩn một mình địch năm tên; hắn giằng lấy gậy trong tay một tên, chồm lên đánh trả, vừa đánh vừa la hét dữ tợn. Cả đời, Golikov chưa từng thấy ai nổi hung đến như vậy… "Một con quỷ, quả là một con quỷ! Dekhtiarev cũng xông vào cuộc hỗn chiến: hắn nhanh tay đánh vào mang tai tên thầy tu; tên nầy ngã quay xuống đất, lần nầy là lần thứ ba. Bộ hạ y bắt đầu lùi. Trong phố lác đác có vài người thập thò ở ngưỡng cửa theo dõi cuộc ẩu đả, đếm từng đòn: "Đánh nữa đi, thật đáng kiếp, thật đáng kiếp!".
Iliuska và Fetka đã thắng thế, đuổi theo bọn hung đồ; nhưng chỉ một lát sau hai người đã quay trở lại bờ sông, chùi máu mũi đang chảy rồi đi thẳng về phía túp lều nơi Golikov đang run như cầy sấy.
Mõm bẩn báo Golikov:
- Thật ra, cả mầy nữa, cũng đáng sửa cho mầy một trận. Đồ ngu, ngữ mầy mà cũng đòi lên thiên đường
Một cái đầu rối bù, với bộ râu màu khói mọc lan lên tận mắt, thò ra ở cửa túp lều đất vách bằng đất nện, quay lưng ra hồ. Một người béo lùn, chân đi đất, mình đầy bồ hóng, bước ra khỏi lều, mắt nhấp nháy. Anh ta nhìn về phía phố: không còn bóng dáng ai nữa.
- Mời các anh vào, - anh ta nói và bước trở vào căn nhà lụp xụp. Ánh sáng lọt vào khe khoét ở phía trên cửa. Gian nhà sực mùi cá tanh ngòm, nửa nhà ngổn ngang chài lưới. Ilya, Andrey và Fetka bước vào nhà, và giơ hai ngón tay làm dấu. Anh dân chài nói:
- Mời các anh ngồi. Các anh vừa đả ai các anh có biết không?
- Suốt đời tôi bị đánh đập, có lần nào người ta hỏi tôi là ai đâu, - Mõm bẩn thủng thẳng trả lời.
Các anh vừa đả thằng Feodoxi, thủ từ tu viện Tôn sùng Thánh giá đấy. Nó là một tên kẻ cướp, một tên kẻ cướp thực thụ, tưởng chừng như quỷ Satan hiện hình! Một con chó dại!
Thấy họ là người đồng hội đồng thuyền, anh dân chài liền ngồi xuống ghế xen vào giữa, hai tay khoanh trước ngực, bàn tay thọc vào nách, lắc lư nói:
- Vùng nầy lắm cá, lẽ ra ở đây có thể làm ăn khấm khá được, ấy thế mà tôi cũng muốn bỏ đi… Không thể sống được, thằng quỷ Satan ấy chiếm đoạt tất cả cái hồ nầy… Mùa đông đánh được bao nhiêu cá đã phải nộp cho bọn thầy tu một phần tư rồi, đến mùa cá vược mỗi mẻ cá cũng phải nộp cho chúng một phần nữa.
- Thế mà nó vẫn chưa cho là đủ. Chợt thấy một cánh buồm, là nó chạy ngay ra bãi, vơ vét tất cả, chỉ để lại cho vài con cá đủ ăn một bữa… Ai cưỡng lại, nó liền hạch: "Mầy thử làm dấu xem nào?" Tất nhiên, đành chịu tội với Chúa mà giơ ba ngón tay lên làm dấu. "Không phải thế, thằng nầy khéo vờ! Theo tao, đi!". Theo nó đi, còn lạ gì nữa: nó giải anh về tu viện giam vào hầm kín, xích lại. Biết bao lần nó xé rách lưới của anh em, nó đập vỡ biết bao thuyền của anh em… Anh em kêu lên tên tống trấn. Nhưng chính tên tổng trấn cũng chỉ lo ăn cướp của dân. Điều vô phúc là chính đại chủ giáo đã thông tri cho bọn thầy tu ở đây thủ tiêu tất cả tín đồ đạo gốc. Các anh ơi, các anh nên bán xới vùng nầy mà đi cho sớm.
- Ồ không, bọn tôi đi với Denixov - Golikov nói, sợ sệt đưa mắt nhìn Dekhtiarev và Fetka.
- Denixov có thế lực, lão sẽ nộp tiền chuộc… Dù có vứt lão vào lửa, lão cũng không chết cháy đâu… Ở phương Bắc xuống, lão chở lông thú, ngà và đồng, và lão nộp tiền. Trên đường về lão cũng nộp tiền. Lão đã quen nghề rồi… Đâu đâu lão cũng có tay trong
Mõm bẩn mỉm cười chua chát, nói:
- Lão là một tay thợ nói! Trong suốt chuyến đi, lão cho chúng tớ ăn toàn bánh khô. Thế mà lão nói khôn nói khéo cứ như là lão cho chúng tớ ăn thịt gà ấy!
Nghe bạn nói thánh lão của vùng Vyga chẳng ra gì Golikov nhăn nhó méo xệch cả mặt. Anh nhớ lại đôi khi Denixov đưa tay âu yếm viết nhẹ tóc anh mà hỏi: "Thế nào con, phần hồn con tươi tỉnh chứ? Tốt lắm…" Anh nhớ lại những câu chuyện kỳ lạ lão kể bên đống lửa: anh hình dung thấy lão ngồi trên con thuyền - chiếc mũ tròn nhọn chỏm in bóng đen trên mặt nước long lanh ánh chiều tà. Chính trong các bức tranh thánh thời cổ cũng có vẽ hình các thánh ngồi trên một con thuyền nhỏ như vậy. Vì Denixov, có phải nhảy vào đống lửa anh cũng không từ.
Mấy người ngồi thừ trên chiếc ghế dài, bàn đi tính lại: làm gì đây? Chạy đi đâu? Cứ tiếp tục đi lên phương Bắc?
Anh dân chài can: kéo bộ lên phương Bắc, tới tận Vyga mà không có thuyền phải mất hai tháng; họ có thể bỏ mạng trong rừng
- Hay là các anh tìm đến những miền ấm áp hơn, vùng sông Đông chẳng hạn
- Vùng sông Đông, tớ đến rồi, - Mõm bẩn đáp, giọng khàn khàn. - Ở đó, chẳng có tự do như xưa đâu. Bọn Cô-dắc ở các xtanitxa (làng Cô dắc) bắt nông dân đi trốn đem nộp. Đã hai lần tớ bị chúng xích và giải đến các xưởng của Sa hoàng ở Voronez.
Chẳng tìm thấy chước nào ổn, họ bảo Golikov đi tìm Denixov: lão sẽ định liệu ra sao?
Vừa bước chân đến cổng thành cũ kỹ, nghe thấy tiếng kêu "Bắt lấy chúng, bắt lấy chúng!" Andriuska sợ hết hồn. Nhiều người chân đi đất, quần áo tả tơi, đang tháo chạy; có người nhảy qua hàng rào. Hai tên lính, mặc áo nẹp màu lục, tay giữ mũ, đang đuổi theo. Thở hồng hộc, bọn người biến vào một phố nhỏ ngoằn ngoèo.
Một ông già, người nhỏ nhắn, vẻ đạo mạo, đứng trước cửa vườn nói: "Họ lùng bắt bọn nầy đã hai ngày rồi đấy!". Golikov hỏi thăm ông cụ có biết lái buôn Andrey Denixov, có trông thấy Denixov ở đâu không?
Ông già người bé nhỏ suy nghĩ và bảo:
- Đến quảng trường, tìm Denixov ở nhà quan tổng trấn ấy.
Trên quảng trường nhỏ hẹp, đầy những đống phân, có nhiều dẫy cửa hiệu đóng kín, cột xiêu mái đổ. Chỉ có hai ba cửa hiệu bán kẹo giòn và bao tay. Ngôi nhà thờ cổ, tường đã rạn nứt, đứng trơ trọi không có hàng rào vây quanh. Trước tiền đình mái thấp lè từ, những người đàn bà hành khất, mình quấn manh áo rách nằm ngủ trên bãi cỏ. Một anh chàng dở người đặt cạnh mình ba chiếc gậy cời than, miệng ngáp đến chảy nước mắt; cái đầu to tướng lắc lư. Cuộc sống ở đây chẳng có vẻ sầm uất chút nào.
Giữa quảng trường, một tên lính gác vác giáo dẫm chân tại chỗ trước cột hành hình. Golikov sợ sệt đi về phía tên lính gác. Một tay chủ hiệu cáo già, thò đầu ra cửa gian hàng bằng gỗ, giọng ngọt như đường:
- Chà kẹo giòn ngon lắm!
Golikov khúm núm chào tên lính gác, hỏi đường đến nhà quan tổng trấn. Thân hình ngắn ngủn, chiếc áo nẹp của lính xtreletz vá đụp dài đến gót, tên lính gác quay đầu lại, vẻ bực bội. Một bản sắc chỉ bằng sắt tây vẽ hình chim ưng đóng ở cột hành hình. Tên lính hét: "Đi, đi!". Golikov lảng xa và đưa mắt nhìn quanh: đâu đâu cũng rào mục, nhà xiêu… Mây vướng vào mấy cây thập ác trên nóc nhà thờ. Một người, thắt lưng trễ bụng, chân mang ủng dạ, tiến lại gần Golikov, đôi môi dày nứt nẻ hau háu chề ra. Tên lính gác đứng bên cột hành hình và các người bán hàng trong các cửa hiệu nhìn ra: có chuyện gì đây?
- Mầy ở đâu đến? Mầy là ai? Mầy đi lang thang phải không? - Người đó thở mùi tỏi nồng nặc vào mũi Golikov. Anh khiếp sợ, ấp úng nói không ra lời. Hắn túm cổ anh.
Từ một cửa hiệu có tiếng kêu ra:
- Nó là người của Denixov đấy!
Từ một cửa hiệu khác, một giọng the thé nói:
- Nó dẫn chín đứa đi thiêu đấy!
Người kia lắc Golikov hỏi:
- Mầy đã đọc sắc chỉ của Sa hoàng đóng ở cột hành hình chưa? Theo tao, đi, đồ chó đẻ
Và hắn lôi Golikov sềnh sệch. - mà nào anh có dám cưỡng lại - đến cuối quảng trường, vào dinh tổng trấn.
Andrey Denixov, áo quần bảnh bao, râu tóc chải chuốt, tay cầm chiếc mũ lông điêu đặt trên đầu gối, đang ngồi ở phòng khách của tổng trấn Maxim Lupandin, một dapife đã sa sút, nghèo túng. Viên tổng trấn buồn rầu nhìn đôi ủng lịch sự bằng da dê của lão lái buôn, chiếc áo nẹp màu xám bằng dạ Hamburg, mà có lẽ cũng có thể là bằng dạ Anh, lót lụa tía. Còn bản thân hắn thì mặc chiếc áo lông sóc tàng đã sờn, người hắn ốm o, hói đầu, mặt đầy mụn trứng cá. Dưới triều cố Sa hoàng Fedor Alekseevich, hắn được làm dapife, nay dưới thời Piotr Alekseevich, hắn cậy cục lắm mới xin được chân tổng trấn để vừa đủ sống ở Belozesk.
Hai người trò chuyện loanh quanh không muốn đi thẳng vào vấn đề: Denixov cứ đận đà mãi mà viên tổng trấn thì cũng vậy. "Chà, chiếc áo nẹp đẹp quá, - viên tổng trấn nghĩ thầm. Nếu y cho mình thì hay quá. Hắn đã ngầm sai một gia nô đến tu viện Krextovozơvizenski gọi cha Feodoxi. Nhưng Denixov cũng có ngón của lão để trả miếng.
- Trời xấu, trời xấu, không sao, - Denixov nói. - gió sẽ đổi chiều, và chúng tôi sẽ dong buồm vượt qua hồ… Còn như nếu gió không đổi chiều thì chúng tôi sẽ tiếp tục kéo bộ, men theo bờ. Miễn là đến được Kopza. Đến đó, chúng tôi sẽ thuê người đến tận Povenez.
- Tất nhiên, đó là việc của ông, - viên tống trấn trả lời lấp lửng, mắt không rời chiếc áo nẹp.
- Maxim Maximys, ông hãy làm ơn đừng giữ thuyền của tôi lại mà cũng đừng giữ người của tôi.
- A, nếu không có chiếu chỉ của hoàng đế thì còn phải nói gì nữa. - Viên tổng trấn rút ở túi ra chiếu chỉ của Sa hoàng đã được cuộn lại, quét bộ râu lên trên, như một người cận thị. "Chiểu theo chiếu chỉ của Đại Quận công và Sa hoàng của toàn thể… Đã quy định… Tất cả những kẻ biếng nhác và những kẻ ăn bám trong các tu viện và tất cả các tiểu, đều bắt ra lính…"
- Việc tu viện không liên quan gì đến chúng tôi; Chúng tôi đây, chúng tôì làm nghề buôn bán.
- Hãy khoan… "… và cũng bắt ra lính các mã phu và gia nô của các lãnh chúa, những kẻ hành khất, những kẻ đào vong lang thang…". Andrey, tôi biết giúp ông thế nào được? Tôi chưa nghĩ ra cách gì… Giả sử lệnh nầy do một tên thừa phái quèn mang lại đây thì còn đi một nhẽ. Đằng nầy chính trung uý Aleksey Brovkin ở trung đoàn… Preobrazenski, có binh sĩ đi theo, đã mang lệnh nầy đến cho tôi… Ông thừa biết đấy, thời buổi nầy nói chuyện với các ông trung uý đâu có dễ.
Denixov khép tà áo lại, làm cho tiền trong túi kêu xủng xẻng. Viên tổng trấn đâm lo Denixov không nộp lễ hậu. Hắn luôn luôn liếc nhìn ra cửa: Feodoxi có lẽ sắp đến chăng? Nhưng lại chính là tên cảnh sát môi dầy bước vào, đẩy Golikov đi trước. Y hấp tấp bỏ mũ, gập người xuống chào:
- Thưa quan, tôi lại bắt được một thằng nữa
- Quỳ xuống! - viên tống trấn giận dữ quát. - Tên cảnh sát đẩy vào lưng Golikov; đầu gối xương xẩu của anh đập xuống sàn - Bố mầy là ai? Mầy là đày tớ nhà ai? Mầy ở đâu trốn đến đây? - Vanka, đưa bút mực cho ta
Denixov ngọt ngào nói:
- Maxim Maximys, xin ông để yên nó, nó là nhân viên của tôi đấy.
Mắt viên tổng trấn sáng lên. Hắn lấy móng tay lật nắp lọ mực bằng đồng, lấy đầu ngòi bút vớt một con ruồi ra, miệng rên rỉ. "Mà cái thằng thủ từ sao vẫn không thấy dẫn xác đến", hắn thầm nghĩ. Nhưng vừa lúc đó có tiếng gỗ sàn cót két ở phòng ngoài. Vanka mở cửa. Tên thầy tu có chòm râu kiểu di-gan bước vào, mặt hầm hầm, một bên mắt sưng húp. Trông thấy Denixov, hắn gõ chiếc gậy thầy tu xuống sàn:
- Gia nhân nó đã đánh tôi bị thương, suýt nữa chúng đập chết tôi, - tên thầy tu nói oang oang. - Thế mà ông Maxim, ông lại để nó ngồi cạnh! Tôi hỏi ông, nó là ai, là ai? Một tên razkonic khốn kiếp! Giao nó cho tôi, ông tổng trấn, giao nó cho tôi, tôi nói với ông ba lần rằng ông phải giao nó cho tôi!
Hai bàn tay bắt tréo trên đầu gậy, tên thầy tu trừng con mắt dữ tợn khi thì nhìn chòng chọc vào Denixov, khi thì nhìn chòng chọc vào Maxim Maximys. Golikov sợ cuống cuồng đã bò đi nằm phục vào một xó. Vanka nóng ruột chỉ đợi lệnh là xông ra vặn tay anh. "Chiếc áo về tay ta rồi", tên tổng trấn tự nhủ.
- Mầy là đứa nào mà đến đây sủa nhặng lên, thằng thầy tu kia? Tao không biết mầy là ai và tao cũng không cần biết mầy là ai, - Denixov dằn từng tiếng. Lão đứng dậy. - Hai bàn tay Feodoxi tì trên đầu gậy tím lại.
Denixov cởi cúc áo lót, lấy ra một cái túi buộc vào cây thánh giá bằng đồng có tám nhánh. - Maxim Maximys, ơn đền ơn, công trả công, tôi đã có ý định biếu ông một phần lãi còm của tôi… Nhưng xem ra chúng ta không thể thoả thuận với nhau được.
Lão mở túi, lấy ra một tờ thông lệnh, thận trọng giở ra:
- Chính hội đồng xã trưởng đã cấp thông lệnh nầy cho đích danh chúng tôi, Andrey và Xemion Denixov. Thông lệnh nói rõ rằng chúng tôi có quyền buôn bán ở bất cứ nơi nào, và không ai được gây thiệt hại cho chúng tôi là Andrey và Xemion… Chủ tịch hội đồng Mitrofan Sorin đã tự tay ký thông lệnh nầy
- Thằng Mitrofan của mầy thì làm đếch gì được tao? - Feodoxi gào lên, một tay bỏ chiếc gậy. - Đây tao có cái nầy cho thằng Mitrofan của mầy, có cái lõ chó!(1)
- Ơ! - tên tống trấn khẽ thở dài. Denixov đỏ mầy đỏ mặt.
- Chống lại vị chủ tịch do các nhà buôn lớn ở Moskva bầu ra, mầy dám giơ lõ chó ra à? Đấy chính là thủ đoạn côn đồ, kẻ cướp!
- Cho mầy tắc cổ nổ hầu, đồ khốn kiếp? - Feodoxi điên cuồng nhắc đi nhắc lại, chòm râu vểnh lên. Hắn túm lấy cây thánh giá bằng đồng của tín đồ razkonic trên ngực Denixov. - Đây, với cái nầy, thằng vô giáo trưởng kia, tao sẽ cho thiêu sống mầy! Thông lệnh của mầy thì nước gì, tao có cái mạnh hơn kia!
- Thôi, tôi can hai người hãy giảng hoà với nhau, viên tổng trấn rền rĩ, - Andrey, đưa cho y hai mươi rúp, y sẽ dẹp chuyện nầy lại.
Nhưng Denixov và tên thầy tu nhất định không chịu, lỗ mũi họ phập phồng. Tên cảnh sát len lén nhích lại gần. Denixov liền giật cây thánh giá khỏi vuốt tên thủ từ, chạy vùng ra cửa sổ, nâng cánh cửa lên và gọi chõ ra sân:
- Ngài trung uý, đây là một sự phản bội?
Tức thì mọi người trong phòng im bặt và nín thở.
Có tiếng đinh thúc ngựa loảng xoảng ở phòng ngoài, Aliosa Brovkin bước vào, chân đi đôi ủng to, lưng thắt đai trắng, kiếm đeo bên sườn, đôi má đỏ hồng trên khuôn mặt trẻ măng, chiếc mũ ba cạnh sụp xuống tận lông mày.
- Việc gì mà kêu la ầm ĩ thế?
- Thưa ngài trung uý, thủ từ Feodoxi và tổng trấn dùng những lời rác rưởi và giơ lõ chó phỉ báng thông lệnh của ông chủ tịch. Họ túm ngực tôi và doạ thiêu sống tôi.
Brovkin nghiêm nghị, tròn xoe mắt, cặp mắt trô trố y hệt vua Piotr, nhìn tên thầy tu, rồi nhìn tên tổng trấn. - tên nầy tì hai tay xuống ghế để đứng dậy - Brovkin đập gậy xuống sàn ra lệnh cho một tên lính vừa nhảy vào:
- Bắt lấy chúng, cả hai đứa!
Chú thích:
(1) Giơ năm tay, ngón tay cái kẹp vào giữa ngón tay trỏ và ngón giữa, để thò đầu ngón tay cái ra.
 

Truyện PIE ĐỆ NHẤT Tiểu sử & chú thích Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Chương 119 Chương 120 Chương 121 Chương 122 Chương 123 Chương 124 Chương 125 Chương 126 Chương 127 Chương 128 Chương 129 Chương 130 Chương 131 Chương 132 Chương 133 Chương 134 Chương 135 Chương 136 Chương 137 Chương 138 Chương 139 Chương 140 Chương 141 Chương 142 Chương 143 Chương 144 Chương 145 Chương 146 Chương 147 Chương 148 Chương 149 Chương 150 Chương 151 Chương 152 Chương 153 Chương 154 Chương 155 Chương 156 Chương 157 Chương 158 Chương 159 Chương 160 Chương 161 Chương 162 Chương 163 Chương 164 Chương 165 Chương 166 Chương 167 Chương 168 Chương 169 Chương 170 (chương kết)