Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 16
Bố Bất Hiếu, Con Đào Mả Bố Bán Quan Tài

Trâu cày tạo hóa sinh ra nghé.
Ngỗ ngược thì sao có con ngoan.
Giọt giọt mái hiên đều thế cả.
Cha nào cũng con ấy mà thôi.
 
Đây là bài thơ khuyết danh thời Tống. Theo như bài thơ nói thì vì sao Cổ Tẩu ngu muội ác độc lại sinh được Thánh Thuấn? Nghiêu Thuấn thánh minh tại sao lại sinh ra đứa con bất hiếu là Đan Chu và Thương Quân? Bá Cổn hung ác sao lại sinh ra Thuấn Vũ? Tăng Sâm là người tu thân dưỡng chí? Không biết Cổ Tẩu là một người rất cổ lỗ. Ngày nay nhân tình bạc ác, những gia đình có thói hợm của, thấy con cái bỗng chốc giàu sang phú quý thì họ vô cùng vui sướng. Họ hoàn toàn không biết cái phú quý trước mắt, dù cho mình có làm phò mã, làm tể tướng, thậm chí làm hoàng đế, thì sau cũng sẽ bị giết hại, đến khi nghĩ lại thì đã muộn. Đó không phải là người ngày nay không bằng người ngày xưa, vậy thế nào là người cha ngu dốt hung ác cố chấp? Còn bàn về Đan Chu, Thương Quân, đều là người con có hiếu, biết nghe lời cha. Quả thật, bàn về thế thái nhân tình ngày nay, cho dù con do một người cha sinh ra, chia một chút gia sản cho các con, thì chúng vẫn ganh tị nhau, kẻ nhiều người ít. Song cha của hai người này không chịu truyền cơ nghiệp lớn lao cho con mình, mà lại truyền cho người khác, hai người con ấy hoàn toàn không nói gì. Cho nên Thư Kinh nói: "Vui vẻ thấy người ngoài làm vua". Đó chính là ca ngợi Đan Chu nhường nhịn. Trung Dung nói: "Con cháu bảo vệ nó."
Đó chính là ca ngợi Thương Quân là người hiền. Sao lại bảo họ là kẻ bất hiếu? Lại như Bá Cổn cũng là một hiền thần cần mẫn làm việc cho vua. Xưa nay trị thủy là một việc rất khó khăn nhất là thời Nghiêu, nạn hồng thủy càng khủng khiếp, nếu không có phép thần thông khoét núi mở đường trừ tà đuổi quỷ thì làm sao trị được ? Cho nên Đại Vũ là Thần vũ. Nhưng Bá Cổn trị thủy được chín năm. Thần Vũ trị được tám năm. Bá Cổn chỉ coi trọng kinh sư, cho nên trị thủy từ Thái Nguyên. Nhạc Dương, Thần Vũ coi trọng Hà Nguyên nên trị thủy từ Tích Thạch Long Môn. Rốt cục Thư Kinh - Vũ Cống viết: "Đã trị từ Thái Nguyên đến Nhạc Dương", cũng chẳng qua ông dựa vào cơ sở công việc của Bá Cổn để trị thủy; Lễ Ký - Tế Pháp tế tự là nhờ đến công lao người đã chết. Người Hạ xem thường Cổn mà đề cao Vũ. Trong điển lễ lại xếp Bá Cổn vào loại người hung ác ngang với Cộng Công, Hoan Đâu, Hữu Miêu? Còn như Tăng Sâm, đều dựa theo tính cách của cha mẹ mà suy ra. Là người tính tình hào phóng, Tăng Tích rất yêu quý bạn bè, thường cùng họ du xuân trên sông Nghi Thủy. Bữa nào ông cũng bảo còn thừa, cho nên phải xin nhũng thứ còn lại. Tăng Sâm thì luôn luôn tiết kiệm, lúc nào cũng lo sợ, tính hay thu góp, không đòi hỏi con cái nhiều quá lãng phí, không nói có đồ ăn thừa, cho nên Tăng Nguyên không xin. Tại sao lại bảo Tăng Sâm là người dưỡng chí, còn Tăng Nguyên không phải là người dưỡng chí. Người ngày nay không biết suy xét, nói là người tốt lại đẻ ra con độc ác, cha độc ác lại sinh được con ngoan, thế rồi cho rằng làm điều thiện là vô ích, không ngăn chặn làm điều ác. Dưới đây tôi kể chuyện báo ứng về người có hiếu sẽ sinh được con có hiếu, người xấu xa sẽ đẻ ra những đứa con xấu xa để các bạn nghe.
Thời Chính Đức triều Minh, huyện Vô Tích, phủ Thương Châu, Nam Trực, có một người tên là Yến Ngao, tự Lạc Xuyên. Cha Yến Ngao là Yến Mộ Vân - con rể nhà họ Thạch, mẹ là Thạch thị. Họ chỉ sinh được một mình Yến Ngao. Ông ngoại Yến Ngao là Thạch Giai Trinh, nhà giàu có, nên đã bỏ tiền ra mua một chức nho sĩ mũ cao áo dài, và tự xưng là ông lớn. Không có con nối dõi, Thạch Giai Trinh coi Yến Ngao như con đẻ mời thầy về dạy học, cốt sao thi đậu tú tài. Khi Yến Ngao mười tám tuổi, đúng vào lúc thi thì vợ chồng Yến Mộ Vân lần lượt qua đời. Cha mẹ vừa qua đời thì Yến Ngao phải đi thi. Thạch Giai Trinh muốn anh ta thi đậu tú tài nên đổi tên Yến Ngao thành Thạch Ngao, nhận là con. Thạch Giai Trinh mua chuộc Chúc Lẫm Sinh, làm tờ cam đoan, dùng tiền hối lộ che giấu việc bố mẹ Yến Ngao mất để được vào học. Ngày tiễn chân Thạch Ngao đi học, người, ngựa tấp nập, đua nhau mang quà đến mừng. Bạn bè thân thích cười thầm. Còn Thạch Chính Tông cháu họ của Thạch Giai Trinh thì tức tối. Anh ta trách móc Thạch Giai Trinh đã không nhận cháu làm người thừa kế. Thạch Chính Tông đưa việc này trình lên thầy dạy học rằng, Yến Ngao che giấu việc tang cha mẹ, yêu cầu thầy ra lệnh tra xét. Yến Ngao lo lắng, vội vàng về báo cho ông ngoại, bỏ tiền ra đút lót thầy học, và đút lót Thạch Chính Tông thì chuyện mới yên.
Năm ấy Thạch Giai Trinh lại cưới con gái họ Phương cho Yến Ngao, ngay năm đó đã có con, đặt tên là Kỳ Lang. Yến Ngao đỗ tú tài lấy vợ sinh con đều trong thời kỳ để tang, như thế là vi phạm luân thường đạo lí, dù có văn tài cũng coi như là một văn nhân vô hạnh, thật đánh khinh. Hơn nữa, trình độ của Yến Ngao quá kém, mãi hai năm sau gặp được người thầy trong họ, mới đỗ rốt bảng. Dạo ấy có người hiếu sự đã lấy bốn câu trong Tứ Thư ghép thành một bài thơ yết hậu như sau:
Tiểu nhân bụng đầy đức.
Chẳng sáng dạ chút nào.
Điểm thi được người cho.
Vênh vang đỗ rốt bảng.
Yến Ngao đỗ cuối bảng chỉ ở vào địa vị hàng xã. May mà chưa hết hạn sáu năm, nên Thạch Giai Trinh lại bỏ tiền đến thăm hỏi Tông sư (học quan) mới được đỗ vào cuối bảng ba, nhích thêm được một nấc nữa.
Ông ngoại coi Yến Ngao như con. Yến Ngao bỏ rơi cha mẹ, lẽ ra sau này phải thờ phụng Thạch Giai Trinh. Song kẻ bội bạc với cha mẹ thì làm sao biết ơn ông ngoại được.
Ngay người ruột thịt còn tệ bạc
Thì sao tốt được với người xa.
Thấy Thạch Giai Trinh già yếu, hắn nghĩ: "Ông ngoại chết, thì những người trong gia tộc họ Thạch nhất định sẽ tranh giành của cải. Nhân lúc ông ngoại còn sống, ta lấy một ít tiền để chi tiêu”. Rồi hắn lại bàn với vợ là Phương thị, lén lút lấy tiền của Thạch Giai Trinh mua ruộng vườn, nhà cửa, và tất cả những vật dụng trong nhà. Một hôm hắn lừa ông ngoại, đưa vợ con tới nơi ở mới. Thạch Giai Trinh vô cùng tức giận, đến ngay trường học trình báo về sự bất hiếu, ngổ ngược của hắn. Học sư(1) sai Học dịch(2) đến gọi Yến Ngao hỏi. Yến Ngao hứa sẽ tạ ơn những người này, và nhờ họ khéo léo dàn xếp với Học sư. Sau đó Yến Ngao đến xin lỗi ông ngoại. Thạch Giai Trinh vốn người hiền lành, thấy hắn xin lỗi cũng cho qua. Khi xong việc, Học dịch đòi tạ ơn, Yến Ngao đã nuốt lời hứa, Học dịch vô cùng căm tức.
(1) Học sư quan trông coi việc bọc.
(2) Học dịch: nhung người thừa hành công vụ trong ngành giáo dục.
Hai năm sau trời hạn hán, mất mùa đói kém. Quan huyện và Học sư đều tới đàn cầu mưa thắp nhang khấn vái, phát cháo cứu đói. Lúc ấy Thạch Giai Trinh đã nghèo túng lại mắc bệnh phong, hằng ngày phải lang thang đi xin ăn. Hôm ấy, ông ta ăn mặc rách rưới, đến chỗ phát cháo rẽ đám đông quát to:
- Lui ra cho ông lớn vào ăn cháo.
Không ngờ trên lễ đàn, quan huyện nhìn thấy hỏi Học sư:
- Lạ thật, người này xưng là ông lớn, mà sao lại tới đây ăn cháo.
Học sư chưa kịp trả lời thì Học dịch đã quỳ xuống thưa rằng:
- Người này là Thạch Giai Trinh, từng là nho sĩ đội mũ đi hia, cho nên tự xưng là ông lớn. Ông là cha đẻ của Thạch Ngao học trò của huyện ta.
- Ta thấy điều này rất lạ. - Tri huyện kinh ngạc nói. - Con là tú tài sao lại để cho cha đi xin cháo? Con ông ấy có còn không?
- Bẩm quan, vẫn còn ạ. - Học dịch nói.
- Người tú tài đó hiện giờ sống thế nào? - Quan huyện hỏi.
- Ông ta có nhà cửa, ruộng vườn, sống sung túc. Chỉ vì đã ra ở riêng từ lâu, cho nên không quan tâm đến cha nữa.
Quan huyện nghe xong bỗng giận dữ, nói với Học sư rằng:
- Loại thư sinh như thế sao còn cho hắn học. Hãy tố cáo lên quan Học hiến, đuổi hắn ra.
Học sư vâng dạ làm theo lệnh quan huyện. Yến Ngao biết tin vô cùng lo lắng, vội chờ người đến ngăn lại đơn tố cáo. Mặt khác khẩn thiết nhờ mấy vị tú tài họ Án đến huyện trình rằng: "Thạch Ngao vốn là họ Án. Thạch Giai Trinh là ông ngoại. Tuy lúc nhỏ có lập người thừa tự, nhưng nay đã trở về họ gốc rồi". Đồng thời tìm người lên nói với quan huyện rằng, Thạch Giai Trinh hiện đang bị bệnh phong. Tri huyện mới phê vào đơn, thôi không tố cáo lên quan Học hiến nữa. Đúng là:
Bỏ Yến về Thạch.
Bỏ Thạch về Yến.
Mặc sức tùy tiên.
Khéo léo giả vờ.
Sau vụ này Yến Ngao hứa sẽ trả công, tuy không dây dưa, nhưng hắn lại đưa tiền đồng, lừa là tiền bạc. Tuy nhà Yến Ngao giàu có, nhưng lại có thói thích dùng tiền đồng. Đúng là:
Làm người không có tính người.
Tiền bạc lại không bằng bạc.
Bạc giả khác cho giấy tiền.
Cõi dương chẳng khác cõi âm.
Được nửa năm. Thạch Giai Trinh ốm chết. Yến Ngao không những không lo ma chay, mà còn không chịu tang. Chỉ nhờ Thạch Chính Tông lo liệu. Đến khi phát tang, hắn chỉ mang đến mấy lạng tiền đồng phúng viếng. Vô cùng căm tức, lo ma chay xong, Chính Tông lên huyện tố cáo Yến Ngao là người thừa tự nhưng không để tang. Hơn nữa, trước kia hắn cũng không tang cha mẹ. Xem xong đơn, quan huyện gửi giấy đến trường học kiểm tra lại. Những Học dịch lúc ấy không dám che dấu Yến Ngao, xúi giục thầy học trình ngay lên huyện về những sai trái của Yến Ngao. Trước khi thẩm vấn, quan huyện cho gọi những người họ Yến Ngao tới làm chứng. Trước đây Yến Ngao đã dùng tiền đồng đánh lừa họ, nên ai cũng ghét, họ đều thưa rằng:
- Quả thật trong khi để tang, Yến Ngao đã thi tú tài, trước kia anh ta đã nhận làm người thừa tự họ Thạch, song nay lại trở về với họ Yến.
- Cha mẹ chết thì bảo là làm con thừa tự họ Thạch. - Quan huyện nói. - Cha nuôi họ Thạch chết lại nói là trở về với họ gốc. Nay nếu đúng là về họ gốc, thì rõ ràng trước đây dấu tang để đi thi. Như thế là phạm tội.
Yến Ngao van nài xin tha. Tri huyện không nghe, gởi giấy lên Học viện. Theo luật, Học viện phê: "Phải xóa tên trong danh sách”.
Từ đó yến Ngao đoạn tuyệt quan hệ với nhà họ Thạch, song không ngờ, quan tài vợ chồng Yến Mộ Vân trước đây chôn tạm ở nghĩa địa nhà họ Thạch, nay bị Thạch Chính Tông đào lên mang tới gò hoang. Không còn cách nào khác, Yến Ngao đành chuyển hai chiếc quan tài về chôn tại nghĩa địa nhà họ Yến. Trước đây yến Ngao đã làm con thừa tự nhà họ Thạch, không góp một xu nào để mua khu đất nghĩa địa này. Số tiền ấy điều do Yến Tử Khai, anh con ông bác, bỏ ra. Nay Yến Ngao lại muốn dưa cha mẹ về đó, sợ Yến Tử Khai bắt phải góp tiền, nên chỉ nói là chôn tạm, sau sẽ chuyển đi nơi khác. Yến Tử Khai là một người tốt, không đòi tiền Yến Ngao, mà vẫn cho chôn. Yến Ngao tự chọn ngày, không báo cho người trong họ, cũng không mời thầy địa lý điểm huyệt, chỉ gọi mấy người thợ, bảo họ đào bừa một lỗ ở chỗ đất còn trống. Nào ngờ, đào được hai thước thì thấy một phiến đá lớn. Bọn thợ nói:
- Chỗ này không đào được, phải tìm chỗ khác.
Tiếc tiền công, Yến Ngao không muốn đào chỗ khác, cứ đặt bừa hai chiếc quan tài trên đá. phiến đá ấy gồ ghề cao thấp khác nhau, hai chiếc quan tài, chiếc cao chiếc thấp. Cha ở chỗ thấp, mẹ ở chỗ cao, y như cưỡi ngựa đá. Người ta đã làm mấy câu thơ như sau:
Cha lấy vợ họ Thạch.
Mẹ là con họ Thạch.
Sống dựa nào đá.
Đá cao chôn mẹ.
Đá thấp chôn cha.
Vì sao vợ cao hơn chồng.
Bởi vì là con gửi rể.
Yến Tử Khai thấy Yến Ngao chôn cha mẹ như thế lấy làm kinh ngạc, chỉ nghĩ rằng, vì chôn tạm cho nên mới cẩu thả như thế. Nhưng không ngờ, hơn một năm không thấy chuyển đi, vẫn cứ vứt bừa hai chiếc quan tài trên đá.
Yến Ngao đã hủy hoại hài cốt cha mẹ, thì làm sao con trai hắn tốt được. Đương nhiên hắn đã sinh ra một đứa con trai hư hỏng để báo oán. Kỳ Lang sinh vào năm Yến Ngao có tang, nay đã mười ba tuổi. Yến Ngao keo kiệt, không dám mời thầy về dạy, tự mình dạy lấy. Ai ngờ Kỳ Lang chẳng học cha được chữ gì, chỉ học được nghề đánh bạc. Chỉ quen tiêu tiền đồng, lại là người ham đánh bạc, liệu khi thua, Yến Ngao có mang bạc tốt ra trả không? Người ta thường nói: "Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Yến Ngao dạy Kỳ Lang học chữ, chữ thì thả học, mà chỉ học được ở bố trò đánh bạc.
Vợ Yến Ngao là Phương thị, thấy con chẳng chịu học hành, suốt ngày mải mê đánh bạc. Biết rằng cha không bảo được con, nhiều lần Phương thị khuyên Yến Ngao tìm thầy về dạy. Thấy vợ thúc ép quá anh ta tìm một thầy vừa đơn giản vừa đỡ tốn tiền, đó là người anh họ Yến Tử Giám, cùng ở một xóm. Yến Tử Giám là tú tài, chỉ vì tuổi già mà không theo đuổi con đường thi cử. Yến Ngao mời ông về dạy học, không phải trả lương mà chỉ nuôi cơm. Anh ta lại kéo thêm trẻ con hàng xóm tới học, bắt chúng thay nhau mang cơm đến nuôi thầy, còn mình chỉ thu xếp chỗ học và bỏ ra một bữa cháo buổi sáng. Vì nhà gần nên Yến Tử Giám sáng đến tối về, thành thử Yến Ngao không mất bữa cơm tối. Việc quá đơn giản, quá hời như thế, tưởng rằng Yến Ngao đặt lớp học tại phòng học mà con vẫn học, ai ngờ Yến Ngao lại dùng phòng học ấy làm nơi đánh bạc, lớp học lại xếp vào một gian nhà dột nát, cửa thì hoang toàng, nền nhà dế đùn, chuột đũi. Thấy lớp học quá tồi tàn, Tử Giám làm một bài thơ dán lên tường như sau:
Núi biếc nghiêng bên cửa.
Cây xanh gọi trước nhà.
Sáng nhìn sao thưa mọc.
Tối thấy ráng chiều sa.
Dạy học, niềm lạc thú.
Say mê suốt cuộc đời.
Mài mục thủng nghiên sắt.
Đừng bỏ dở ai ơi.
Yến Ngao xem bài thơ không hiểu, chỉ thấy bài thơ răn dạy học sinh. Nào ngờ Yến Thuật, con Yến Tử Khai, là người học nhờ lại là một học sinh rất thông minh. Vì Tử Khai mới dọn tới xóm này, nên đã gửi con tới đây học. Đứa học trò ấy mười ba tuổi, cũng bằng tuổi Kỳ Lang. Thấy Tử Giám đề thơ, nó nói riêng với Kỳ Lang rằng:
- Tiên sinh chỉ lớp học tồi tàn, ý của bài thơ đều ở chữ cuối câu hợp tất cả các chữ ấy sẽ thành: "Cửa sổ và cửa ra vào gãy nát, nền nhà thì dế đùn chuột đũi".
Kỳ Lang biết được bèn nói với cha là, chính nó phát hiện ra. Yến Ngao rất mừng, thấy con mình thông minh. Hôm sau gọi thợ đến sửa lại cửa và nền nhà, rồi cười nói với Tử Giám rằng:
- Bây giờ cửa sổ và nền nhà đã sửa rồi, hãy lột bài thơ ấy đi!
Tử Giám ngạc nhiên hỏi Yến Ngao, ai bảo mà Yến Ngao lại biết. Yến Ngao nói là con trai. Tử Giám nghĩ bụng, không ngờ thằng bé ấy lại thông minh như thế, đúng là con hơn cha. Cứ như cha hắn thì chẳng kể làm gì, song thằng con như thế thì tạm dạy một thời gian xem sao. Bởi thế Tử Giám yên tâm dạy học. Ai ngờ Yến Ngao vô cùng keo kiệt, chỉ cho được một bữa cháo buổi sáng, mà lại là cháo loãng. Suốt buổi phải chịu đói, Tử Giám lại đùa bỡn làm bài Phú cháo loãng như sau:
Cháo trong leo lẻo, trời nước một mầu.
Thả chiếc máng trôi đi, phút chốc xa xăm mù mịt.
Miệng thổi phù phù, nổi sóng Vũ Môn lay động Nhạc
Dương.
Môi húp soàn soạt, sấm rền trái đất ầm vang Vân Mộng.
Dáng vẻ văn nhân.
Tiên sinh trọng vọng.
Vui vì cháo có nhiều công dụng,
Học trò thiếu trà, dùng cháo làm đồ giải khát,
Lớp học thiếu gương, soi vào thấy rõ mày râu,
Húp được một thìa, bần sĩ rất vui.
Không gạo nấu thành Chủ nhân quá giỏi.
Ngon hơn thái canh(1)
Ngọt hơn huyền tửu(2)
Loại cháo này chỉ hợp với đứa con có hiếu lúc để tang.
Hợp với người vừa ốm dậy.
Nước cháo vào mồm tuy ít,
Nhưng hơi hồ đã sợ quá nhiều.
Cũng chẳng khác nào khi mất mùa đói kém,
Đặt cháo loãng bên đường bố thí kẻ lại người qua.
Hoặc giống chó tù nhân bị cai ngục vơ hết cái.
Thầy có tội gì mà đến nông nỗi này, trời ơi!
Ôi thôi!
Năm tháng cứ qua đi.
Đớn đau thảm thiết.
(1) Thái canh: canh không tra ngũ vị.
(2) Huyền tửu: nước lã.
Yến Thuật thấy bài phú này, đọc cho cha nghe. Tử Khai vô cùng kinh ngạc nghĩ rằng Yến Ngao không muốn mời thầy, bèn mời Tử Giám về nhà mình. Đang oán trách Tử Giám chế giễu mình, lại thấy Tử Khai mời thầy về, Yến Ngao rất mừng, vì bữa cháo cũng không mất nữa, lại gửi Kỳ Lang sang nhà Tử Khai học. Tử Khai nhận nuôi dưỡng thầy, cũng không chia cho mọi người nuôi, chỉ bảo họ mang thêm chút thức ăn. Đến tiết thanh minh, quả nhiên những người hàng xóm có con học, mang thức ăn đến nhiều hơn, chỉ riêng có Yến Ngao mang sang ba đồng. Tử Giám mở ra xem thì đó là tiền đồng. Nghĩ bụng, từ trước tới nay ta nghe thấy anh có biệt hiệu lạ "Lẫn Đồng". Hắn ta nhờ người trong họ đệ đơn lên huyện, sau đó lại dùng tiền đồng để tạ ơn. Xưa kia ta không lên huyện, chưa từng gặp phải vố tiền đồng, nay anh ta mang tiền đồng sang, quả là biệt hiệu "Lẫn Đồng" thật chẳng ngoa chút nào. Tử Giám đưa tiền cho Kỳ Lang trả lại, rồi lại ra một câu đối bảo Kỳ Lang đối. Câu đối ấy như sau:
Ba tiền: vàng, bạc, đồng, tiền đồng sao lẫn vào tiền bạc.
Kỳ Lang mặt đỏ tía tai, ngắc ngứ mãi không đối được. Tử Giám bước xuống thềm đi dạo một lát, khi quay lại. Kỳ Lang đã đối rằng:
Tứ Thi: Phong, Nhã, Tụng, chính thi sao lẫn biến thi.
Tử Giám xem xong nghi ngờ nói:
- Đối rất chỉnh, nhưng e rằng không phải ngươi đối. Ta thường thấy khi ra đề ngươi không làm ngay. Bao giờ cũng chờ ta đi rồi mới làm. Chắc rằng ai đó đã làm hộ.
Kỳ Lang cứ nói bừa rằng:
- Con tự làm, chứ có ai làm thay đâu.
- Nếu đúng như thế, - Tử Giám nói, - thì ngươi hãy giải thích câu đối của mình cho ta nghe. Phong, Nhã, Tụng là ba loại thơ tại sao gọi là "tứ thi" thì sao lại có "chính" và "biến"?
Kỳ Lang mặt đỏ như gấc chín, không trả lời được. Tử Giám quở trách, Kỳ Lang đành phải khai thật là Yến Thuật làm giúp, và ngay cả bài thơ dán trên tường đều do Yến Thuật đoán ra rồi bảo mình.
Tử Giám nghe xong, gọi Yến Thuật lại nói:
- Nó là đứa ngu đần không đáng trách, song ngươi là người thông minh, sao lại đi làm cho nó, để nó lừa dối thầy.
Yến Thuật vội vàng xin lỗi.

Truyện Đoán Án Kỳ Quan Lời Giới Thiệu Tập 1 - Chương 1 (A) Chương 1 (B) Chương 2 (A) Chương 2 (B) Chương 3 (A) Chương 3 (B) Chương 4 (A) Chương 4 (B) Chương 4 (C) Chương 5 (A) Chương 5 (B) Chương 5 (C) Chương 6 (A) Chương 6 (B) Chương 7 (A) Chương 7 (B) Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 17 (C) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 18 (C) Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 24 (C) Chương 25 Chương 25 (B) Tập 2 - Chương 1 Chương 1 (B) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 3 (C) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 5 (B) Chương 6 Chương 6 (B) Chương 6 (C) Chương 6 (D) Chương 6 (E) Chương 7 Chương 7 (B) Chương 8 Chương 8 (B) Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 20 Chương 20 (B) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 22 Tập 3 - Chương 1 Chương (B) Chương 1 (C) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 2 (C) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 10 (C) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 11 (C) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 12 (C) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 19 (B) Chương 20 Chương 20 (B) Chương 20 (C) Chương 20 (D) Chương 20 (F) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 21 (D) Chương 22 Chương 22 (B) Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 25 Chương 25 (B) Chương 26 Chương 26 (B) Kết