Dịch giả: Nguyễn Xuân Minh
PHẦN II

     uộc sống ở nông thôn thật dễ chịu. Ông nội tôi có ba người con trai và hai người con gái. Bố tôi là anh cả. Tám năm trước, bố tôi đã giúp chú hai mở một tiệm ăn ở trên huyện, năm năm sau, chú hai bán tiệm ăn đó cho người khác, rồi mở một khách sạn nhỏ, làm ăn rất phát đạt. Cả nhà chú hai đều đã dọn lên huyện. Chú ba học xong trung học chuyên nghiệp, cũng phải tốn không ít công sức mới được ở lại huyện, kết hôn chưa được bao lâu thì cơ quan đã phá sản. Sau đó, hai vợ chồng đều dang giúp chú hai kinh doanh, bvi` không có việc làm nên rất hay cãi nhau. Kinh tế huyện cũng không khá lắm, chẳng có nhà máy nào ra hồn. Đột nhiên một hôm, một người bạn của bố tôi đến chơi, bố biết người này là giám đốc một nhà máy rượu, liền nhờ ông ta giải quyết giúp vấn đề của chú ba. Về sau, không ngờ chú ba lại rất được ông giám đốc đó coi trọng, bây giờ đã lên làm Giám đốc kinh doanh rồi. Chỉ có hai người cô của tôi là lấy chồng sớm, lại không được học hành nên cả đời chỉ làm nông dân.
Ông nội tôi bây giờ chẳng lo ăn, cũng chẳng lo mặc, đất đai bỏ đó không trồng nữa, mỗi ngày ngủ dậy đều đi chơi một vòng, sau đó về ăn cơm, ăn cơm xong lại lên phố chơi. Bà nội tôi cũng không có việc gì, ngày nào cũng ngồi ngoài cửa nói những chuyện “ngồi lê đôi mách” với mấy bà hàng xóm. Bố tôi rất ngưỡng mộ ông bà nội. Bố nói, nếu cuộc sống của ông mà như thế thì thật chẳng khác gì ở chốn đào nguyên như trong truyện của Đào Uyên Minh rồi. Mẹ tôi không hiểu nổi bố, vì từ khi sinh ra bà đã thích cái không khí náo nhiệt ở đô thành, đối với mẹ, nông thôn thật quá cô quạnh và buồn tẻ.
Thực tế thì nông thôn chẳng hề cô quạnh chút nào. Bố bảo tôi gọi ông, gọi chú hay gọi anh với tất cả những người gặp trên đường, cũng có khá nhiều người vừa gặp, tôi đã chào ngay bằng ông, thật thú vị! Ở quê vẫn còn giữ lối sống cũ. Cả làng đều là người họ Hồ, không có họ nào khác. Mọi người a gọi nơi này là “Lão Hồ gia”, nghĩa là tất cả những nhà họ Hồ trong bán kính một trăm dặm đều từ đây mà ra cả. Trong làng chỉ có một con đường, mọi người sống ở hai bên đường này. Con đường dài khoảng một kilomet. Nhà ông nội tôi nằm ở khoảng giữa, những người ở hai đầu đường đều phải đi qua phải đây, chúng tôi muốn lên huyện thăm chú hai và chú ba cũng phải đi qua hai đầu con đường này. Nói chung là, nếu chúng tôi đi buổi sáng thì buổi chiều, cả làng đã biết hết.
Ngày hôm sau hoặc nhiều ngày sau đó, mọi người vẫn còn nhớ là chúng tôi về ngày nào đi ngày nào. Có rất nhiều người đến tìm bố tôi nói chuyện, đặc biệt là những nhà có con đang đi học và muốn cho con học tiếp. Họ đến gặp bố, kể chuyện trong nhà mình, cứ như bố tôi là Bộ trưởng bộ Giáo dục không bằng. Nhưng thực ra họ cũng chỉ cần một cái gật đầu đồng tình của bố mà thôi. Bố tôi cũng rất thoải mái, ai cũng gật đầu, đồng thời còn hứa sẽ giúp hết khả năng của mình nữa. Ông nội tôi rtg tự hào về chuyện này. Ông thường ngồi trước cửa, cầm một tách trà nóng bốc hơi nghi ngút, chào hỏi, nói chuyện với những người qua đường. Bởi vì trời quá nóng nên tôi cứ ra ra vào vào, tay cầm một cái quạt to. Tôi mặc một cái quần đùi lớn. Về sau tôi phát hiện, đây là một chuyện rất mới mẻ ở nhà quê. Người ở đây không mặc quần đùi, có lẽ là sợ râu ở đầu cây lúa mì bám vào làm ngứa, ngoài ra chắc còn do bảo thủ nữa. Tôi làm quen với rất nhiều người. Vì tôi xưng hô đúng mực theo tuổi tác nên ai ai cũng nói tôi không làm giá, rất hòa nhã, rất có giáo dục. Ngày nào ông nội, bà nội cũng tâng bốc tôi trước mặt mọi người. Có lẽ trong đời tôi, lúc được người khác tán thưởng nhiều nhất, chính là những ngày tháng ở vùng quê này.
Cũng ở đó, tôi đã hiểu được bố, trong tâm tưởng bắt đầu gọi ông bằng cha. Cha và bố, hai từ này tuy cùng chỉ một người, nhưng về mặt ý nghĩa lại có điểm khác biệt. Cha rất hiếu thuận với ông bà, rất hiếm khi cãi lại hai người. Cha còn có thể bảo ban được những anh chị em khác. Xét về một mặt nào đó, cha chính là người chủ trì mọi việc của gia đình này. Ông nói gì, mọi người đều nghe hết, tất nhiên là trừ tôi ra. Ông lên huyện rất nhiều lần, nhưng chỉ có mấy lần là cùng tôi đi thăm chú hai, chú ba, còn đâu đều là đến thăm bạn bè và bạn cùng học ngày xưa. Đương nhiên có một lần là bí thư huyện đích thân đến mời ông đi ăn tiệc. Sau lần ấy, cha tôi đã trở thành một vị thần trong mắt dân làng. Trước đây, có thể ông là niềm kiêu hãnh của người họ Hồ, nhưng giờ đây, ông đã trở thành vị thần anh minh trong lòng họ. Nhà nào có chuyện gì không giải quyết nổi cũng đến tìm ông. Chuyện gì ông cũng giải quyết được, ai cũng đồng ý với cách nghĩ của ông, cảm thấy những điều ông nói là đúng tuyệt đối.
Lần về quê này, tổng cộng cha tôi đã giải quyết chuyện nhà cho sáu gia đình. Trong đó, có ba gia đình là không có người chăm sóc, phụng dưỡng người già. Trong quan niệm của người ở quê, người già nhất định phải ở với con cháu, nhưng cha tôi thì lại cho rằng người già không nhất thiết phải ở cùng với con cháu làm gì. Ông đã tách người già với co ncai’ của ba nhà đó ra. Lúc đầu, không ai tán thành, nhưng vì là kiến nghị của ông nên mọi người cũng đành thử một phen. Kết quả là người già của ba gia đình kia đều thấy tách ra so với ở chung thật tốt hơn rất nhiều. Mẹ chồng nàng dâu không còn cãi nhau cả ngày nữa, con trai, con dâu ngày nào cũng đến thăm hỏi, có gì ngon đều đem biếu bố mẹ dùng trước. Lòng hiếu thảo cũng trở thành thứ để mọi người cạnh tranh. Người già cũng không cần lo lắng cho con cháu nữa. Có thể nói, cha tôi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống ở nơi đây.
Hàng ngày, sau khi chăm sóc ông bà nội tôi, tôi chỉ có việc ngủ, không thì cùng thằng em Hồ Lệnh Huy cưỡi mô tô đi chơi. Nó là con trai của chú hai, xe là xe của chú. Chú hai tôi là nông dân nên có thể sinh hai con, ngoài Lệnh Huy ra, chú còn một đứa con gái nữa. Hồ Lệnh Huy kém tôi năm tuổi, từ nhỏ đã sống ở đây, đối với mọi chuyện đều hết sức quen thuộc. Tôi thì khác, tôi cảm thấy tất cả đều rất lạ lẫm và mới mẻ. Có hôm, giữa trưa chúng tôi đã lấy xe đi hóng gió. Tôi và nó ra khỏi làng, đến một nơi rất xa mới dừng lại. Ở đó, có một suối phun nước, do bị nước bào mòn trong thời gian dài nên gần đó đã hình thành nên một hồ nước lớn. Nước trong hồ vừa trong lại vừa mát, tôi mới nhìn đã thấy thích ngay, liền nhúng ngay chân xuống đó. Lệnh Huy cười hì hì, nói:
- Anh à, chúng ta tắm một cái đi.
Ở quê nói tắm, có nghĩa là bơi. Tôi lắc lắc đầu, nhưng chưa gì nó đã cởi hết quần áo, để lộ thân thể đen đúa, rắn rỏi, nhảy ùm xuống. Tôi cảm thấy lạnh thaycho Lệnh Huy, nhưng nhìn nó thì có vẻ thoải mái lắm. Nó lại trồi lên gọi tôi, nhưng tôi vẫn không dám. Nước lạnh quá. Lệnh Huy năn nỉ:
 - Anh à, yên tâm đi, ở đây không có người đâu.
Thấy nó năn nỉ quá, tôi đành ngượng ngùng cởi bỏ quần áo, thử mấy lần mới dám thả mình xuống nước. Lạnh thật nhưng rất dễ chịu. Từ hôm ấy trở đi, trưa nào tôi với nó cũng đi đến đó bơi lội, tắm táp.
Trong đám bạn học của Lệnh Huy có đứa nhà trồng dưa, nó liền dẫn tôi ra ruộng nhà đó, hái những quả dưa mới chín xuống ăn. Có ăn thứ dưa ngon ngọt này tôi mới biết những thứ mình ăn ở thành phố tệ hại thế nào, thật đúng là khác nhau một trời một vực. Gia cảnh của cô tôi không được tốt lắm, cô sống ở rất xa nhà ông nội. Lúc tôi và Lệnh Huy đến thì cả nhà cô đang đập lúa mạch. Lệnh Huy không muốn làm việc, định chay, nhưng tôi thì rất muốn xem nhà nông làm việc mà cô cũng không để cho chúng tôi đi. Cô mua bia về cho tôi và Lệnh Huy rồi bảo chúng tôi ngồi dưới gốc cây nghỉ cho mát. Đến giữa trưa thì cả nhà cô đều mệt phờ, nằm ngủ dưới gốc cây. Lệnh Huy chở em họ đi hóng gió, để tôi ngồi lại một mình. Cô bảo tôi về nhà nghỉ, nhưng tôi không muốn. Tôi cứ ngồi dưới gốc cây để những con gió nhẹ mơn trớn trên mặt, trên cộ mặt trời chiều nóng như lửa, thiêu đốt ruộng lúa mạch. Bên cạnh gốc cây là một dòng sông nhỏ, nước chảy róc rách, tiếng nghe rất mát, rất mát.
Tôi nhìn cả nhà cô ngủ ngon lành mà thầm ngưỡng mộ. Đã có bao giờ tôi được ngủ ở một nơi như thế này chưa? Cảnh đẹp cứ như thơ, như hoa vậy. Rồi tôi cũng nằm xuống, gối đầu bên dòng sông nhỏ, thiếp đi lúc nào không hay. Khi tôi tỉnh lại thì đã thấy cả nhà cô ra đồng làm việc tiếp, đến tận khi mặt trời xuống núi, họ mới trở về nghỉ ngơi, gương mặt người nào cũng đầm đìa mồ hôi, cổ bị những ngọn lúa mạch sắc cứa, đầy những vết sước, nhưng nhìn đống lúa mạch chất cao, người nào cũng hết sức vui vẻ. Tôi leo lên đống lúa mạch mới gặt ngồi chễm chệm,thẳng cảm giác mát lạnh truyền vào thân thể. Mùi hương của lúa mới quả thật khiến người ta phải say đắm. Tối hôm ấy, chú phải ở lại ruộng để trông lúa, tôi và Lệnh Huy cũng đòi đi theo. Cô tôi không khuyên được, bèn lấy chăn đệm mang ra cho chúng tôi, mấy đứa em họ cũng đi theo. Bọn nó nghe đồn tôi hát rất hay nên cứ kì kèo đòi tôi hát. Tôi bèn hát từng bài, từng bài một, vê sau còn hát cả bài Tuyên ngôn tình yêu nữa. Tôi bảo với chúng nó:
- Bài này là anh sáng tác đấy!
Cả bọn đều phục đến sát đất. Sau đó tôi lại nói:
 - Đáng tiếc là anh không mang theo cây đàn guitar, nếu không sẽ đàn cho chúng mày nghe cả đêm.
Mấy đứa em họ đều ngưỡng mộ, năn nỉ tôi sang năm nhất định phải về đàn cho chúng nghe, tôi chỉ cười cười rồi gật đầu đồng ý. Đêm đó, chúng tôi nằm ngủ trên đống cỏ, ngửi mùi hương lúa mạch, ngắm sao trên trời, nghe tôi kể chuyện ở thành phố và chuyện trong trường đại học. Tôi vốn tưởng bầu trời màu đỏ sậm, đến hôm đó mới biết, thì ra bầu trời đêm thật sự là thế nào. Sao trên trời vừa nhiều vừa thấp, ở những nơi rất xa, dường như có những vì sao đang bay lượn sát mặt đất, sao băng thì nhiều vô kể. Gió thổi trên những ngọn cây xa xa, làm những chiếc lá ngô gần đó phát ra tiếng loạt xoạt. Tiếng nước chảy róc rách trong đêm nghe đặc biệt êm tai, thi thoảng lại vang lên một hai tiếng chó sủa oắc oắc phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng của màn đêm. Tôi lại thiếp đi lúc nào không biết.
Có lúc tôi ngồi cạnh ông nội, cầm một chiếc quạt phe phẩy. Khi cáccw trẻ và cô dâu mới trong làng đi qua cổng nhà chúng tôi, ai nấy đều len lén nhìn trộm, nếu lúc đo mà tôi cũng nhìn họ, chắc chắn mặt họ sẽ đỏ bừng lên. Có mấy cô gái, một ngày đi qua cổng nhà tôi tới mấy lần.
Các cô nắm tay nhau, vừa đi vừa cười đùa ríu rít. Trong đó có một cô khá xinh đẹp, ông nội nói, đó là cô gái đẹp nhất làng này. Cô thường nấp giữa chúng bạn, mỗi khi đi qua trước mặt tôi và ông nội thì mới nghiêng đầu liếc trộm tôi một cái, các cô khác cũng vậy, sau đó, bọn họ đột nhiên cười phá lên, rồi lại quay đầu liếc trộm thêm lần nữa. Nếu bắt gặp ánh mắt nghi hoặc của tôi, bọn họ sẽ ù té chạy ra thật xa mới dừng lại, nhìn thêm lần nữa rồi mới từ từ bước đi. Lần thứ hai, bọn họ đã mạnh dạn hơn một chút, má phấn hồng hồng,dáng vẻ rất ngây thơ, đáng yêu. Có lẽ mấy cô bé này chỉ khoảng mười lăm, mười sáu tuổi, có cô còn ít hơn. Nhưng tôi có thể nhìn thấy trái tim họ, những trái tim hồng đang đập mạnh, tràn đầy lòng hiếu kỳ, tò mò muốn biết về thế giới bên ngoài, những trái tim đang nở rộ ra để đón ánh sáng mới.
Tôi tin rằng ai ai cũng hiểu đây là chuyện gì, nhưng những người nhìn thấy đều không nói ra, lại càng không bàn luận, nhiều lắm cũng chỉ cười vài tiếng mà thôi. Nói thực lòng, bọn họ làm cho tôi vui. Lần nào tôi cũng muốn nhìn rõ mặt họ nhưng chẳng lần nào tôi nhìn được cả.
Sau khi mấy cô bé kia đi, các cụ già lại quây quần với nhau, nói chuyện đông, chuyện tây. Chuyện của nhà nông luôn ly kỳ, hấp dẫn, ví dụ như có đứa con đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, có con dâu vụng trộm với cha chồng, có người vì nửa miếng ruộng mà giết mấy người, có cô con gái vì không muốn lấy người mình không yêu mà nhảy xuống giếng tự vẫn, còn cả chuyện trong nhà có ma, có quỷ nữa. Các cụ già nhiều khi rất tin vào những thứ như vậy. Tất cả những điều này, ở thành phố tôi chưa được nghe bao giờ, nên cảm thấy rất mới lạ, rất hấp dẫn.