Dịch giả: Nguyễn Xuân Minh
LONG LONG AGO

     âu chuyện vẫn chưa kết thúc
Đối với tôi mà nói thì cuộc tình này cũng có thể xem là chuyện tốt. Nó khiến tôi biết được bất cứ chuyện gì cung~al phải hợp tình hợp lý, đây là quy luật, nếu làm trái quy luật, bi kịch sẽ xảy ra. Đây cũng là cảm nhận của tôi về cuộc đời. Ngoài ra, tôi còn lĩnh hội được một thứ khác, đó chính là khoái lạc. Nói một cách cụ thể thì tất cả mọi chuyện đều nên lấy khoái lạc làm tiền đề và nên lấy khoái lạc làm kết quả. Tổng hòa hai sự lĩnh hội trên đây, ta có một kết luận, chính là tùy ngộ nhi an, mọ chuyện đều không nên cưỡng cầu.
Thực ra, trước khi quay lại với Âu Dương, đã có mấy cô gái tỏ ý với tôi. Bây giờ thì tôi có thể lần lượt “nhấm nháp” hương vị của họ rồi. Tôi tự nhủ với mìn, đã yêu, đừng có nghĩ tới chuyện kết hôn, yêu đương là yêu đương, không cần phải nghĩ quá xa xôi làm gì.
Ngô Tịnh Di có một người bạn thân tên là Hàn Yên Thu đang học múa. Hàn Yên Thu cũng cao và đẹp hơn Ngô Tịnh Di và ngoài học múa ra, Hàn Yên Thu còn học thêm cả âm nhạc nữa. Có một hôm, Ngô Tịnh Di dẫn theo Yên Thu đến tìm tôi. Tôi liền đưa hai người đến căn nhà mình thuê ở bên ngoài trường. Yên Thu nhìn thấy cây guitar vứt chỏng chơ trên giường liền nói:
 - Nghe Tịnh Di kể anh chơi đàn hay lắm, có thể đàn tặng bọn em một khúc được không?
Tôi vốn không muốn đàn, không muốn động đến cây guitar đó nữa. Nhưng Yên Thu cứ nài nỉ mãi, cả Ngô Tịnh Di cũng nói tôi đàn hay hơn Lưu Vĩnh Xương, nên cuối cùng tôi đành miễn cưỡng vừa đàn vừa hát một đoạn trong bài Bài ca chim ưng. Hàn Yên Thu thấy tôi hát bằng tiếng Anh thì lại càng bội phục sát đất. Lúc ấy, trăng đang độ tròn nhất. Tôi ngước mắt lên nhìn vầng trăng sáng treo lơ lửng giữa trời, rồi bước qua tắt đèn điện. Chỉ thoáng chốc, gian phòng chúng tôi đang đứng đã tràn ngập ánh trăng vàng nhạt, khung cảnh vô cùng thơ mộng. Tôi bắt đầu đàn bản Ánh trăng, đàn đi đàn lại tới mấy lần, mỗi lần lại tùy theo tâm trạng mà thay đổi tiết tấu của nhạc khúc đi đôi chút. Tôi đàn một lúc lâu thì mới dừng lại. Ngô Tịnh Di vỗ tay, cười khen:
 - Không ngờ nghe anh đàn trong khung cảnh này lại thi vị đến thế!
Tôi nói cho Ngô Tịnh Di và Yên Thu cảm nhận của mình. Tôi cho rằng khi lần đầu tiên đàn một khúc nhạc, mọi người đều chú ý đến nội dung và kỹ thuật, đây chỉ là cảnh giới thứ nhất của diễn tấu. Nhưng khi bạn tiếp tục đàn, đàn mãi, mọi người sẽ dần dần quên đi bạn đang đàn cái gì, mà bị một thứ gì đó nằm ngoài nhạc khúc chi phối, đây chính là tác dụng chân chính của hồn âm nhạc cũng là cảnh giới thứ hai của diễn tấu.
 Nhưng lúc này thì bản thân người diễn tấu vẫn rất chú trọng đến tính hoàn chỉnh của âm nhạc, cũng có nghĩa là bị bản thân nhạc khúc hạn chế. Về sau, khi bạn tùy ý đàn theo tâm trạng của mình, nhạc khúc thế nào cũng không còn quan trọng nữa, bạn đàn cái gì cũng không quan trọng nữa, bạn và tất cả mọi người đều bị hồn âm nhạc ảnh hưởng, đi sâu vào nội tâm, khơi gợi lại những chuyện trong quá khứ, đưa bạn vào mộng cảnh, làm cho cả người chơi đàn lẫn người nghe đều quên đi bản thân, quên đi nhạc khúc, không còn chú ý đến nội dung và kỹ thuật diễn tấu gì nữa, cả hai bên đều đạt đến một cảnh giới tự do tương đối, đây mới chính là cảnh giới cao nhất trong diễn tấu. Đại đa số mọi người đều đang thưởng thức âm nhạc ở cảnh giới thứ nhất, rất ít người cảm nhận được tới cảnh giới thứ hai, cảnh giới thứ ba thì lại càng hiếm hơn. Điều này đối với người học âm nhạc thì lại càng thêm khó, bởi vì người học nhạc thường chỉ chú trọng hiệu quả trên sân khấu, chú trọng nội dung và kỹ thuật diễn tấu nên rất hạn chế, chỉ có thể đạt tới cảnh giới thứ nhất. Hai cảnh giới sau của diễn tấu và thưởng thức âm nhạc thường chỉ mang tính chất cá nhân và không hề có mục đích gì hết.
Ngô Tịnh Di còn chưa kịp nói gì thì Hàn Yên Thu đã lanh chanh nói trước:
 - Sao em càng nghe càng cảm thấy anh giống như một bậc thế ngoại cao nhân vậy nhỉ?
 - Anh chỉ nói bừa thôi. Có điều, đây là cảm nhận thật sự của anh.
 - Em muốn bái anh làm sư phụ để học guitar, anh có đồng ý không? – Yên Thu nhoẻn miệng cười hỏi.
Tôi liếc sang Ngô Tịnh Di, thấy cô có vẻ không vui lắm, còn Hàn Yên Thu thì vẫn cười tươi như hoa, tôi không biết làm thế nào, đành gật đầu đồng ý. Nhưng tôi vẫn nói, chắc chắn tôi không phải là một thầy giáo mẫu mực, nếu muốn tìm thầy học, tốt nhân là nên tìm Lưu Vĩnh Xương. Hàn Yên Thu nũng nịu nói:
 - Em chẳng tìm ai hết, em chỉ cần anh dạy thôi.
Lúc Yên Thu nói câu này, tôi thậm chí còn không dám nhìn Ngô Tịnh Di nữa.
Thứ ba tuần au, vừa ăn cơm tối xong thì Hàn Yên Thu gọi điện, hỏi tôi có bận không, nếu không thì đến dạy guitar cho cô. Lúc ấy tôi cũng đang nhàn rỗi, bèn tới ký túc xá của cô. Học viện Nghệ thuật là một đơn vị đặc biệt trong trường, học đường và ký túc xá của sinh viên đều nằm cả ở khu Đông Bắc. Nam nữ sinh viên ở chung một khu nhà, mỗi tầng đều có một vách tường thấp để ngăn cách khu năm sinh và khu nữ sinh. Sinh viên khoa Thanh nhạc ở tầng một, khoa Nhạc khí ở tầng hai, khoa Vũ đ.ao ở tầng ba, khoa Biểu diễn ở tầng bốn, tầng năm và sáu là của sinh viên khoa Mỹ thuật, khoa Công nghệ thời trang, khoa Thiết kế quảng cáo. Hàn Yên Thu ở phòng 302, còn Ngô Tịnh Di thì ở phòng 103, cả hai phòng đều ở sát cầu thang. Tôi rất ngại gặp Ngô Tịnh Di nên đi nhanh qua cầu thang, vừa đi vừa cảm thấy việc mình đến gặp Hàn Yên Thu là hơi có lỗi với Ngô Tịnh Di.
Trong phòng của Hàn Yên Thu lúc ấy còn có hai nữ sinh nữa, một người ở cùng phòng, một người ở phòng bên cạnh. Bọn họ vừa thấy tôi thì đã cười tíu tít, nói:
 - Bọn em nghe Yên Thu kể anh đàn hay lắm, cũng rất muốn nghe.
Hàn Yên Thu cũng có một cây guitar gần giống như cây đàn tôi tự mua, nghe kể thì cô mua nó từ khi học cao trung. Tôi cầm đàn lên thử, âm chất cũng không tệ lắm, chỉ có một hai âm không được chuẩn. Tôi đàn một khúc, cả ba đều vỗ tay khen hay. Một cô còn nói:
- Hay là anh chuyển qua học viện Nghệ thuật học với bọn em đi!
Tôi chỉ cười đáp:
 - Anh chỉ đàn để tiêu khiển, không muốn biểu diễn.
Sau đó tôi lại chơi thêm một khúc nữa, vừa đàn xong, Hàn Yên Thu đã nhảy tới trước mặt tôi, bắt tôi dạy cô đánh đàn. Hai nữ sinh kia biết ý, đứng dậy đi ra ngoài. Hàn Yên Thu cũng không giữ họ lại. Trước đây, cô nàng này cũng từng học qua một chút, nhưng ngón tay cô lúc nào cũng hoa lên như đang múa nên không thể nào đàn cho tử tế được. Tôi biết cô chỉ muốn đùa với tôi cửa không phải thật sự muốn học đàn, nên cũng chỉ dạy qua quýt. Quả nhiên, Hàn Yên Thu chỉ đàn một lúc rồi buông đàn xuống, ngồi buôn chuyện với tôi. Một nữ sinh phòng bên cạnh sang rót nước, thấy chúng tôi nói chuyện cũng ngồi xuống hóng, không chịu về. Có thêm thính giả nên chúng tôi cũng sôi nổi hẳn lên. Tôi kể cho họ nghe chuyện mình chơi guitar ở cửa ga xe điện ngầm, rồi kể chuyện tôi tự sáng tác nhạc, sau đó tiện có đàn lại ngẫu hứng chơi luôn một bài, đương nhiên là không kể chuyện của Âu Dương ra.
Thời gian trôi thật nhanh, thoáng chốc mà đã hai tiếng đồng hồ, bên quản lý ký túc xá có người lên nhắc nhở. Tôi bèn đứng dậy từ biệt. Hàn Yên Thu tiễn tôi xuống tận dưới chân cầu thang, có vẻ rất lưu luyến. Trên đường về, tôi lại lẩm nhẩm hát bài Bài ca chim ưng.
A man gets tied up to the ground
He gives the world its saddest sound, its saddest sound.
Bài hát này đã nói lên nỗi lòng của cha tôi thời niên thiếu. Cuộc sống thời trẻ của cha tôi rất vất vả, rất đau khổ, rất bi thương thế nên ông mới có một khát khao hướng về phía trước như vậy.
Lòng tôi rất nhẹ nhõm, tôi cảm thấy tâm hồn mình như đang gửi trên cánh chim sơn ca, bay lượn giữa không trung. Bao nhiêu thống khổ, bao nhiêu bi thương cũng theo gió bay đi thật xa, thật xa.
Chiều hôm sau, tôi đang nằm ngủ thì Ngô Tịnh Di gõ cửa bước vào. Cô buồn buồn ngồi xuống trước mặt tôi, lấy ra hai quyển sách nhạc rồi nói:
 - Hôm nay em lên phố, tiện thể mua tặng anh luôn.
Tôi nhận lấy mở ra xem, một quyển là các bài nhạc dân ca, một quyển là bản nhạc guitar cổ điển Tây Ban Nha. Tôi vui vẻ nói:
 - Cảm ơn em.
Ngô Tịnh Di mỉm cười rầu rầu:
- Không có gì mà.
Tôi hỏi Tịnh Di tình hình của Lưu Vĩnh Xương, đã lâu lắm rồi tôi không gặp cậu ta. Thì ra ngoài giờ lên lớp, Lưu Vĩnh Xương còn đi học thêm guitar Hawaii nữa, đến tối lại đi biểu diễn ở một quán rượu, bận rộn cả ngày. Tôi cảm thấy cần phải kể chuyện tối hôm qua cho cô nghe, nếu không sẽ rất áy náy.
Sau khi nghe xong, cô nói:
 - Chuyện này em cũng nghe mấy người trong ký túc xá nói rồi.
Kế đó chúng tôi lại nói chuyện về Hàn Yên Thu. Ngô Tịnh Di nói:
 - Yên Thu ấy à? Biết nói thế nào nhỉ, dù sao thì cũng có rất nhiều người nghĩ không hay về nó.
 - Nghĩ cái gì mà không hay? – tôi bắt đầu thấy tò mò.
- Thì nó đã từng làm ở quán bar, rồi còn làm ở một vũ trường nữa. Thôi bỏ đi, em không nói nữa. Nó chỉ còn một mình em là bạn, người khác đều bỏ rơi nó hết rồi – Ngô Tịnh Di có vẻ cáu kỉnh.
  -  Có phải cô ấy…
Chúng tôi cũng thường nghe người ta đồn dại các nữ sinh ở khoa Nghệ Thuật và khoa Ngoại ngữ hay ra ngoài làm gái bao cho mấy tay nhà giàu lắm tiền, nhưng cũng chỉ là tin đồn mà thôi.
 - Người khác đều nói vậy, em cũng không biết nữa. Dù sao thì anh cũng nên cẩn thận khi tiếp xúc với nó. Đáng lẽ em không nên nói chuyện xấu xa của bạn thân ra, nhưng anh cũng là người bạn tốt nhất của em, em không thể không nói. Nếu bây giờ em không nói, sau này có chuyện gì anh sẽ lại trách em mất – Ngô Tịnh Di trịnh trọng nói.
 - Có thể có chuyện gì được chứ?
Đây không phải là tôi nói bừa. Mà là sự thật. Có thể xảy ra chuyện gì được chứ? tôi đâu có quan tâm chuyện Hàn Yên Thu còn trinh hay không,
chuyện này thì đám nam sinh chúng tôi đã nói đi nói lại cả nghìn lần rồi. Chúng tôi đều cho rằng hầu hết nữ sinh của Đại Học Nam Kinh đều mất trinh trước khi tốt nghiệp, tất nhiên là trừ những người quá xấu không aiq ý đến thì không nói làm gì. Tôi còn đọc được một bản báo cáo điều tra trên mạng, nói hầu hết các nữ sinh hiện nay đã không còn quan tâm xem mình còn trinh hay không nữa. Có lẽ quan niệm trinh tiết đã quá lỗi thời rồi.
Nói thực lòng, đây là điều mà tôi buộc phải chấp nhận, chứ thực ra, tôi cũng rất hy vọng bạn gái mình vẫn còn trinh trắng, vì thế tôi cũng không còn ân cần với Hàn Yên Thu như trước nữa. Lần nào cô cũng phải gọi điện trước thì tôi mới đến.