Thôn Minh Phượng làng Tây huyện Thiên Trường, tỉnh An Huy, có hơn năm trăm nhà. Đây là một thị trấn khá lớn. Cư dân phần đông làm nghề chài lưới. Có một người tên là Chử Trung, trạc hai mươi mốt tuổi. Trước đây khi cha mẹ còn sống, nhà cũng có bát ăn bát để. Chử Trung cũng tới trường học được mấy năm, tuy không thông thạo lắm, nhưng những giấy tờ và sách vở thông thường cũng đọc được. Sau khi cha mẹ chết, chỉ còn lại một mình, không bị ràng buộc, lại nhàn rỗi, nên suốt ngày rong chơi. Vì anh ta không có nghề nghiệp gì nên chẳng ai thèm để ý tới. Hằng ngày ngủ dậy anh ta mang hàng trăm đồng đi bát phố, gặp rượu là uống, gặp cơm là ăn. Quả đúng như người xưa nói, miệng ăn núi lở. Chưa đầy hai năm, gia tài khánh kiệt, dần dần nghèo túng, không sao sống nổi. Về sau có một người anh em họ xa, sống ở thành làm nghề buôn bán nhỏ, gọi anh ta tới bán hàng giúp. (1) Bổ đầu: người đứng đầu tổ chức truy lùng tội phạm ở huyện thời xưa Nào ngờ Chử Trung là người hay ăn mà chẳng hay làm. Người anh em họ ấy bị thua thiệt, đành phải cho anh ta mười quan tiền rồi đuổi đi. Anh ta dùng mười quan tiền ấy nhờ người tìm việc, tìm được việc rồi lại không chịu làm, chỉ được dăm bữa nửa tháng lại chuyển sang nhà khác, chẳng làm cho ai được lâu dài. Một hôm không có việc, anh ta đi chơi lăng quăng trên phố, lại đúng vào ngày cúng Thành Hoàng có diễn kịch. Chử Trung cũng chen vào đám đông xem, thấy một ông già đứng trước ăn mặc rất sang trọng. Đầu tiên, ánh nắng chiếu lóa mắt mọi người, người thì đội mũ, người thì dùng tờ giấy gấp vào rồi dùng chiếc đuôi sam kẹp lấy trước mặt. Chỉ có ông già là đeo một chiếc kính râm, chẳng sợ gì lóa mắt. Một lát sau ánh nắng dịu đi, ông già đeo kính râm nhìn không rõ, bèn tháo kính ra, bỏ vào túi áo khoác, Chử Trung nhìn thấy. Tiếp đó, trên sân khấu, hát bài Bát Lạp miếu, người xem náo nhiệt hẳn lên. Võ Tiểu Sinh múa đao tuyệt diệu, ai ai cũng sững sờ. Lại có thêm người mới đến, chen lấn vào. Đúng lúc kẻ xô người đẩy Chử Trung rón rén rút lấy chiếc kính trong túi ông già. Sung sướng quá, chẳng thiết xem kịch nữa, cố sống cố chết chen ra. Vừa ra khỏi đám đông, anh ta bèn đeo kính lên, thấy đằng sau có người vỗ vào lưng nói: - Anh bạn, làm ăn có khá không? Chử Trung vội quay đầu lại, thì đó là một người đàn ông cao lớn vạm vỡ, vẻ mặt hung ác, đôi mắt dữ tợn, song không hề quen biết. Chử Trung ngơ ngác hỏi: - Xin ông cho biết tính danh, chúng ta gặp nhau ở đâu nhỉ? Tôi bỗng chốc không nhớ ra. - Khá, khá lắm, - người ấy nói, - ngay đến ta mà anh cũng không nhận ra, trước mặt có quán trà, ta đến đó uống rồi nói chuyện. - Tôi vốn không quen biết ông, đâu dám quấy rầy. - Chúng ta đến đó uống trà, thì anh sẽ biết ta là ai. Chử Trung hỏi họ tên. Người ấy nói: - Tí nữa sẽ biết. Chử Trung theo người ấy vào quán trà, quán đông nghịt, không có chỗ ngồi. Người ấy nói: - Ở đây không tiện nói, chúng ta đi chỗ khác. Nói xong người ấy kéo Chử Trung đi loanh quanh mãi mới tới một nơi vắng vẻ bên góc tường thành, ở đó có mấy gian nhà cỏ. Xung quanh đấy không có nhà dân. Chử Trung thấy nhờn nhợn. Người ấy bảo Chử Trung vào, rồi ngồi ngay trước mặt, nhìn xoáy vào Chử Trung cười. Chử Trung chẳng biết thế nào, mặt đỏ lên rồi tím tái. Dùng một lát, người ấy nói: - Ta xem ra thì ngươi mới nhảy cầu! Chử Trung không hiểu, cứ ngây người ra nhìn người ấy. - Ngươi đừng giả vờ ngốc nghếch nữa, việc của ngươi đã vỡ lở rồi Chứ Trung hoảng sợ nói: - Tôi làm gì mà vỡ lở! Ông là ai? - Việc ngươi làm, ngươi tự hiểu. - Người ấy cười lạnh lùng nói. - Những việc khác không nói, ta chỉ hỏi chiếc kính ngươi lấy ở đâu? Chử Trung nghe xong, nghĩ bụng: "Nguy rồi, người này nhất định là Bổ khoái(1). Song đã như thế, không thể không cãi lại. Thế rồi Chứ Trung vội đứng đậy nói: (1) Bổ khoái: người ở nha môn chuyên đi bắt người thời xưa. - Kính của tôi, liên quan gì tới ông. Tôi cứ tưởng ông mời tôi làm gì, hóa ra là vì chiếc kính. Chiếc kính là của tôi, lẽ nào tôi đeo cũng phải nói với ông! Điều ấy thật nực cười! Nói xong định bỏ đi. Người ấy nói: - Khá, khá, ngươi khá lắm! Bây giờ không còn cách nào khác không cho mày ném thử đòn thì mày không sợ. Còn như mày muốn đi, thì dù mày có cánh cũng không bay được. Chử Trung vừa ra tới cửa thì người ấy lôi lại, rồi huýt một tiếng sáo, bỗng thấy hai ba người ở nhà bên đi tới, đều là những kẻ mặt mũi gớm guốc, mắt tráo trưng, lông mày dựng ngược. Người ấy nói: - Hôm nay chộp được một tên mới vào nghề, các người dạy cho nó một bài học, không cần phải ghê gớm lắm. Song thằng này rất bướng, không cho nó biết phép tắc thì nó không sợ. Các người ở đây hành sự, hỏi nó về hoàn cảnh gia đình. Ta có việc phải đi, tối nay về nói lại cho ta biết. Hai người này vâng lệnh, còn người kia bỏ đi. Hai người vào phòng nhìn Chử Trung một lượt, Chử Trung vội đứng dậy chào, chúng chẳng thèm để ý. Một đứa lại, túm tóc Chử Trung lôi, còn đứa kia lấy chiếc thùng quấn từ cổ tay lên khuỷu tay, cánh tay thẳng đứng, cứng đơ không cử động được. Chúng lại dùng chiếc thừng khác quấn chân vào một chiếc cột. Khi chúng cuốn, Chử Trung gào lên kêu cứu. Song nơi đây cách nhà dân rất xa, không ai nghe thấy. Cho dù có nghe thấy họ cũng cho là bổ khoái bắt trộm nên chẳng ai hơi đâu mà để ý tới, dù anh có kêu khản cổ rát họng cũng chỉ uổng công. Chử Trung kêu được một lúc, thấy hai cánh tay tê dại, đau đớn như đóng thành băng giá, hoàn toàn không phải là của mình không sao chịu nổi. Hai người ấy lại lấy ra một nắm đũa nêm vào từng vòng thừng quanh tay. Càng nêm càng chặt, những chiếc đũa kẹp vào thịt, cứ thế mỗi vòng một chiếc, nêm vào đến bảy tám chiếc đũa. Chử Trung như lợn chọc tiết mắt nẩy đom đóm, kêu khóc van xin, chúng vẫn cứ mặc thây không thèm để ý tới. Chử Trung không còn cách nào khác đành phải nói: - Tôi là thằng ngu đần. Các ông muốn sao thì tôi làm vậy. Các ông cứ nói rõ tôi sẽ làm theo các ông. Thấy nói thế, hai người kia mới hỏi họ tên. Biết nhà Chử Trung không còn ai, chúng rất mừng. Rồi bảo anh rằng, đó là lễ ra mắt khi làm nghề ăn trộm. - Tôi có ăn trộm, ăn cắp gì đâu. - Chử Trung nói. - Phải rồi. - Hai người ấy nói. - Từ nay mày tha hồ mà ăn trộm. Ta còn phải dần dần dạy ngươi tất cả mọi phép tắc nhà nghề. Đang nói thì người bỏ đi trước đó trở về, nhìn một lát rồi cười nói: - Nó đã nhận đủ rồi, thôi tháo ra, đánh dấu cho nó. Hai người ấy cởi thừng ra, những chiếc đũa kẹp vào thịt, tháo ra thành vết tím bầm, xung quanh máu sưng mọng. Một người vào phòng bê ra một chậu mực đặc mầu chàm, quét lên những chỗ thịt toạc ra, một lát sau mực ngấm vào thịt, đến khi thành sẹo rửa cũng không sao sạch được. Xong xuôi, chúng bắt Chử Trung quỳ xuống nghe giáo huấn. Chử Trung chỉ biết chịu đau theo lệnh quỳ xuống. Người ấy nói: - Ta nói cho ngươi biết, ta là bổ khoái đầu Ngô Lương. Ngươi mà vào nghề phải cúi lạy ra mắt ta, tại sao ngươi tự ý làm bừa. Nay ta nhận ngươi làm đồ đệ, ngươi tha hồ hành nghề. Song quy tắc hành nghề là phải nộp cho ta bảy phần hoa hồng. Ngươi buôn bán ta cũng khấu đi bảy phần, còn ba phần để cho ngươi sử dụng. Nếu che giấu ta việc gì ta sẽ giết chết. Lại còn thế này nữa, người nào phòng bị nghiêm cẩn, hoặc là quan nhất định đòi phá án, phải làm gấp, bất luận thế nào, bắt đồ đệ phải đứng ra nhận, thì ngươi phải nhận và khi nhận cũng không được nói là người đứng đầu, chỉ nói là làm theo, hoặc là canh chừng, như thế bất quá cũng chịu đánh mấy gậy. Những trận đòn ấy cũng chỉ là món nợ nhân tình mà thôi. Người nắm hình phạt đều là bạn bè của ta. Biết được đồ đệ của ta họ sẽ không đánh đau, mà cũng chỉ là đánh làm phép để che mắt mà thôi. Đánh xong lại trả về chỗ ta. Còn cái này nữa, ngươi đi ăn trộm phải nhớ nhà cửa, phương hướng, khi có cơ hội thì có thể trèo vào. Hiểu rõ ngọn ngành thì tiền của nó là tiền của mình. Việc này mọi người đều có lợi. Đó cũng chỉ là nhà buôn bán hoặc bỗng nhiên giàu có thôi, còn những thân hào thân sĩ, hoặc là kẻ sĩ thì chớ có đụng vào. Lại nữa, khi thi huyện cũng đừng động vào những ông trời con ấy. Sợ rằng gây sự với họ, họ sẽ dựa vào đông người, thì lúc ấy quan cũng bênh họ. Còn như bình thường lấy trộm nhà người ta cũng có mấy điều bí quyết. Đó là lấy trộm lúc có gió, không lấy lúc có trăng. Lấy trộm lúc có mưa, không lấy lúc có tuyết. Tại sao phải như thế! Là vì khi gặp gió to, then cửa, cánh cửa nhà người ta luôn có tiếng động, người ta sẽ không nghi ngờ, thì mình nhờ tiếng gió ấy mà áp sát, rồi lẻn vào. Nếu trăng sáng, người ta nhìn thấy rõ cũng bất lợi. Khi trời mưa cũng có tiếng động như khi có gió. Nếu là trời có tuyết rơi cũng không được, bởi vì nếu chẳng may có động, họ chợt tỉnh, thì họ cứ theo dấu chân hằn lên tuyết mà đuổi. Còn như mùa hạ, mấy ngày liền trời nóng nực oi bức, bỗng đột nhiên mát mẻ, người ta sẽ ngủ say, hoặc là nhà nào có việc cưới xin, ma chay, mấy ngày liền bận rộn mệt mỏi, thì đây là những cơ hội tốt nhất. Khi đi lấy trộm, điều đáng sợ là bị người ta đuổi, bởi vậy khi vào nhà, phải chuẩn bị trước đường tháo chạy, những lối cửa ngoắt ngoéo, và sân, vườn, đều đặt sẵn những chướng ngại vật như ghế tựa ghế đẩu để người rượt đuổi vô tình mà vấp ngã. Mà đã ngã thì phải nắn bóp chỗ đau như thế mới có thời gian chạy thoát thân. Nếu nhà ấy đóng chặt cửa không lấy được gì, thì đó là điều tối kị. Người xưa nói, đi lấy trộm đừng về không, không cần câu nệ, cứ phải lấy một chút gì đó. Mà nhược bằng không lấy được gì thì cũng phải ỉa một bãi giữa sân. Đây là những bí quyết bất di bất dịch không thể nào thay đổi được. Còn như đã đào tường khoét ngạch xong, phải chui ra chui vào thử đi thử lại. Nếu khoét ngạch mà vướng phải gỗ thì phải đào lại chỗ khác. Vì ngươi mới vào nghề, cho nên ta dạy tỉ mỉ như thế. Ngươi đừng nói rằng ngươi đi ăn trộm ta bắt được ngươi rồi lại bảo ngươi đi ăn trộm. Ta nói thực với ngươi, bổ khoái cũng là trộm cắp. Ngươi thử nghĩ mà xem, ông lớn không cho tiền, thì bổ khoái chúng ta ăn sương sa uống nước lã sương sa mà sống à, bởi thế ta phải làm trò ma quỷ này. Rất may nhà ngươi không còn ai, tạng ngươi cũng không buôn bán được, nên chỉ theo con đường này là ổn định nhất. Nếu ngươi vào công đường gặp quan, dám cả gan nói là ta bức ngươi đi ăn trộm thì ngươi cứ nói. Nếu thế thì sau khi ngươi ra khỏi công đường ta sẽ tính sổ với ngươi. Chử Trung nghe một thôi một hồi như thế, cứ do dự mãi. Người xưa thường nói, người sợ vào tròng, sắt sợ vào lò. Hơn nữa tay mình đã nhúng chàm rồi thì mồm năm miệng mười cũng không sao cãi lại được, thôi thì nghe theo họ sẽ được ăn no mặc ấm. Thế rồi Chử Trung gật đầu. Ngô Lương rất mừng, bèn gọi hai người kia bảo: - Từ nay về sau, các ngươi sẽ là anh em, các ngươi phải giúp đỡ nhau. Rồi hắn nói cho Chử Trung biết, một người tên là Sử Đan, một người tên là Cái Tứ. Mọi người làm lễ ăn thề, Chử Trung một lòng một dạ làm nghề ăn trộm, hết lòng vì bổ khoái. Ngô Lương lại cặn kẽ dạy dỗ Chử Trung một hồi, rồi quay lại nói với Sử Đan rằng: - Hai thằng nhãi kia thế nào? - Nó bảo đúng là nó ăn trộm, - Sử Đan nói, - nhưng ở đây mới là lần đầu, song nó không hề gây án. Bảo nó nhận gây ra vụ án ấy, nó không chịu nhận. - Lần trước đã ép mạnh, mà nó không nhận thì hãy cho nó nếm thử một chút phép tắc. - Rồi lại chỉ vào Chử Trung nói. - Chử Trung mới đến, vẫn chưa yên tâm, hãy cho đi xem hai thằng nhãi ranh này, dù nó mình đồng da sắt cũng phải bắt nó khuất phục. Ngươi hãy đi làm mau lên. Sử Đan rủ Chử Trung và Cái Tứ cùng tới gian nhà phía Tây. Chử Trung sợ quá, trống ngực đập hơn trống làng, đầu óc anh cứ loạn cả lên. Lúc thì nghĩ, đúng là không nên lấy chiếc kính này, nay họ bắt quả tang, thì làm thế nào cho phải. Thôi thì tới khi nào vào cửa quan, ta cứ khai hết ra, lẽ nào quan lại cứ bắt mình đi ăn trộm! Hơn nữa tổ tiên ta còn có chút danh dự nếu đi ăn trộm thì còn mặt mũi nào mà nhìn người ta nữa! Còn như chứng cứ thì khi gặp quan mình cứ nói thẳng, lẽ nào trước công đường mình không thanh minh được! Đang lúc ngổn ngang do dự, thì đã thấy Cái Tứ dẫn một người tới, hắn để anh ta ngồi xuống rồi nói: - Thầy chúng ta quả là đã bắt bừa. Ngươi không gây án ở đây thì cớ gì cứ bắt ngươi đi nhận án! Quả là đã vô cớ bắt ngươi phải nhịn đói một ngày, ta là người rất nhân từ, bây giờ ta giấu thầy Ngô Lương bưng cho anh hai bát mì, có điều mì sợi to và không được ngon lắm, anh hãy ăn tạm cho đỡ đói. Nghe xong người ấy rất cảm động. Cái Tứ bèn bưng ra hai bát mì to. Những sợi mì bằng ngón tay út, đó là hai bát mì suông, dở sống dở chín. Người ấy đói ròng rã một ngày, chẳng nề hà gì, rối rít cám ơn, rồi bỗng lên húp soàn soạt, ăn hết một bát, lại bát nữa, phút chốc hai bát mì hết nhẵn. Ăn xong, Cái Tứ giở giọng, nghiêm mặt nói: - Tí nữa thầy ta hỏi việc ấy thì ngươi nói sao? - Quả thực lần đầu tiên tôi đến đây thì bị thầy tóm được, thực ra tôi chưa từng gây án, tôi không hề nói dối. - Ngươi thề cũng chẳng được. - Cái Tư cười nói. - Ta nói thực với ngươi. Hiện nay thầy bị cấp trên bức bách, phải phá án gấp vụ án nhà họ Dư ngoài cửa Đông. Không còn cách nào khác, đành phải bắt ngươi nhận cho xong chuyện. Ngươi nhận thì nhận, nếu không nhận thì ngươi là người trong nghề, lẽ nào ngươi không biết luật nhà nghề! Đã nói đến thế mà ngươi không nghe thì cũng đành phải vô phép ngươi thôi! Nói xong, bèn gọi Sử Đan tới xem, còn Cái Tứ thì lấy ra một chiếc chiếu, và hai cái thừng, trải chiếu xuống đất, lật ngã sấp người ấy xuống giữa chiếu, rồi lại dùng thừng buộc xung quanh, thẳng đuỗn như một khúc gỗ, rồi dộng ngược lên, chống vào sau cửa. Các bạn thân mến, đây là hình phạt phi pháp, gọi là: “Hai con rồng mọc râu”. Bị dộng ngược xuống chỉ độ một lát, người ấy mặt mũi tối sầm lại, hàng trăm mạch máu đảo lộn, tất cả dồn xuống óc, hai bát mì sợi to, từng sợi tùng sợi một theo mắt, tai, mũi mồm chui ra khiến đầu óc người ấy quay cuồng, không còn biết đâu là trời đất. Người ấy còn đau đớn hơn gấp mấy lần bị tùng xẻo(1) lăng trì(2). Chúng coi hai lỗ mũi là hai con rồng, những sợi mì là râu rồng. Người bị dộng ngược rơi vào tình trạng muốn chết đi cũng không xong, cứ thế kêu gào, sau đó tiếng kêu yếu dần, chỉ còn nghe thấy tiếng nói mơ hồ mới thả ra. Chờ đến khi tỉnh hẳn, chúng hỏi thế nào. Người ấy đáp: - Trời ơi! Thôi, thôi tôi xin nhận. Sử Đan và Cái Tứ thấy thế vui mừng nói: - Chẳng phải ngươi đã phí công ư? Nếu ngươi chịu nhận sớm thì đâu đến nỗi thế? (1) Tùng xẻo: là hình phạt dã man thời xưa, đánh một tiếng trống xẻo một miếng thịt. (2) Lăng trì: buộc chân tay phạm nhân vào bốn con ngựa, đánh ngựa chạy về bốn phía xé xác người ra. Đứng bên cạnh, Chử Trung thấy thế khiếp mất vía, nghĩ bụng: "Tàn khốc đến thế, thật khó mà chịu nổi: Nó không bắt mình chết, giá mà chết ngay đi, thì còn dễ chịu hơn. Thấy tình cảnh này, nếu mình lên công đường khai thẳng ra, thì hãy nhìn tấm gương ấy". Đang lúc do dự thì Cái Tứ và Sử Đan lại lôi một người vào cũng bảo người ấy phải nhận một vụ án nào đó. Người ấy không chịu, xem ra anh ta lâm vào tình thế vô cùng khốn đốn. Cái Tứ, Sử Đan cũng không nhiều lời, hành động ngay, chúng lôi anh ta tới đặt nằm trên một chiếc ghế dài, dùng hai chiếc thừng một chiếc buộc đùi vào ghế, một chiếc chằng ngực vào ghế, trói chặt hai tay ngoặt ra phía sau. Vừa buộc vừa làu bàu chửi, sau đó lấy một viên gạch nhét xuống dưới lưng, dù không nhét được, nhưng chúng cũng cố nhét, lát sau lại nhét thêm một viên nữa, bụng anh ta ưỡn lên, chân và đầu cong oặt xuống. Sống lưng người ấy đau đớn vô cùng. Lúc đầu còn miễn cưỡng chịu được khi nhét đến viên thứ hai trở lên, anh ta kêu như bò chọc tiết. Đến khi nhét vào viên gạch thứ tư, người ấy luôn mồm xin tha tội, bất kể bảo anh ta làm gì anh ta cũng không dám chối từ. Cái Tứ, Sử Đan thấy anh ta tình nguyện, mới từ từ cởi thừng ra, người ấy không sao ngồi dậy được. Cứ nằm thế một lúc lâu mới đứng dậy. Thấy thế Chử Trung vô cùng sợ hãi. Cái Tứ, Sử Đan nói với Chử Trung: - Đây là ghế ông hổ, đó là phép tắc chúng ta vào nghề. Cái đó ngươi đều biết rồi. Không biết thầy có duyên gì với ngươi mà không để ngươi thử nếm mùi một chút. Tóm lại, nếu anh không vào thì thôi, mà đã vào thì dù là mình đồng da sắt cũng không thể trốn tránh được. Hai người này trước đây cũng như ngươi, song nhẹ không ưa lại ưa nặng, nếu không thế thì chúng không chịu nhận, thế mới biết chúng là đồ hèn. Nói thực với ngươi nhé, hình phạt của quan nặng nhất cũng chỉ là quỳ, xiềng xích, cùm kẹp, song cũng không dùng tùy tiện, chỉ có những kẻ cứng cổ mới chịu phạt đến thế thôi. Còn như hình phạt riêng ở đây chẳng lo gì ngươi không sợ, dù anh có đúc bằng sắt cũng phải dìm xuống nước để tôi.